099-2019 - page 13

13
TẤNLỘC -HÒABÌNH
C
hiều6-5, traođổi với
Pháp
Luật TP.HCM,
ông Tạ
Xuân Chánh, Giám đốc
Sở VH&TT tỉnh Bình Định,
cho biết đã yêu cầu bảo tàng
tỉnh này kiểm tra, tháo dỡ
ngay các dòng chữ gắn trên
hai tháp cổ là tháp Đôi (ở TP
Quy Nhơn) và tháp Bánh Ít
(ở huyện Tuy Phước).
Dân mạng sôi sục
Trước đó, từ chiều 5-5, trên
mạng xã hội Facebook chia
sẻ các hình ảnh tháp Đôi,
tháp Bánh Ít ở Bình Định bị
xâm hại.
Họ phản ánh một số công
nhân đã khoan, đục vào tường
gạch, bắt vít lắp đặt giàn sắt
thép để gắn bảng giới thiệu
tên di tích, quảng bá điểmđến
du lịch vừa mất mỹ quan vừa
xâmhại tháp cổ với những vết
khoan thủng tường gạch cổ. 
Nhiều ý kiến phản đối gay
gắt việc làmnày, cho rằng làm
thế là xâm hại, làm hỏng các
di tích có kết cấu cả ngàn năm
của khối gạch cổ. Nhiều ý kiến
cho rằng đây là việc làm vô
ý thức, không biết giá trị các
di tích cả ngàn năm tuổi, làm
mất thẩm mỹ các di tích vốn
rất nổi tiếng…
Nhiều cư dân mạng, đặc
biệt là người dân Bình Định,
đã lên mạng phản ứng việc
tháp cổ cả ngàn năm tuổi, là
di sản quốc gia ở Bình Định
bị khoan, đục để treo bảng
quảng bá du lịch.
Một người dân Bình Định
viết: “Phải đến thua với “cái
anh” làm văn hóa kiểu này.
Thẩmmỹ cũng không ra hồn
mà khoan thủng cả kết cấu
của khối gạch, các nhà bảo
tồn thì nâng niu từng chút,
mấy ông này thì vô ý thức...,
khách du lịch ai nhìn cũng
lắc đầu”.
Một người khácviết: “Ngành
du lịch tỉnh Bình Định đang
phá di sản để quảng cáo du
lịch! Đây là tháp Đôi - Quy
Nhơn được trùng tu vào năm
1996. Tại vị trí khoan để lắp
bu lông cho giá đỡ tấm panô
quảng cáo là vị trí đã được
trùng tu”.
Sau khi có phản ánh, tỉnh
Bình Định đã chỉ đạo tháo
dỡ ngay các bảng quảng
bá này. Tuy nhiên, dư luận
vẫn lo lắng: “Cho dù tháo
dỡ nhưng những lỗ khoan,
đục trên tháp cổ di sản vẫn
là thứ không gì có thể khắc
phục được”.
Hành vi xâmhại di tích
Giám đốc Sở VH&TT tỉnh
Bình Định thừa nhận việc
khoan vào tường gạch, bắt
vít sắt thép, gắn bảng trên
hai tháp cổ đã xâm hại đến
di tích, dư luận bức xúc là
có cơ sở.
“Mục đích của anh em là
treo bảng để quảng bá giá trị
di tích, giới thiệu điểm đến
du lịch, có nơi để du khách
chụp ảnh. Anh em làm công
tác quản lý di tích nên biết giá
trị của di tích chứ không cố
ý xâm hại đâu. Nhưng đục,
khoan, gắn bảng trên di tích
tháp cổ như vậy là không
được. Chúng tôi tiếp thu ý
kiến phản ánh, đồng thời phê
bình, chấn chỉnh ngay để bảo
vệ giá trị di tích” - ông Tạ
Xuân Chánh nói.
Theo tài liệucủaSởVH&TT
tỉnh Bình Định, cụm di tích
tháp Bánh Ít là một trong
những cụm tháp có niên đại
sớm (cuối thế kỷ XI, đầu
thế kỷ XII) và là quần thể
còn nhiều tháp nhất (bốn
tháp) trong các di tích kiến
trúc Chăm ở Bình Định. Về
mặt kiến trúc, tháp Bánh Ít
mở ra một phong cách mới
của kiến trúc Chăm ở Bình
Định. Tháp Bánh Ít được
xếp hạng di tích cấp quốc
gia năm 1982. Gần đây, di
tích này được Tổ chức Kỷ lục
Việt Nam xếp hạng top Việt
Nam về quần thể tháp Chăm,
được đưa vào tập sách
1.001
công trình kiến trúc phải đến
trong cuộc đời
của nhóm tác
giả người Anh...
Tháp Đôi là công trình kiến
trúc được người Chăm xây
dựng vào cuối thế kỷ XII với
kết cấu hai khối liền kề. Tháp
lớn cao 20 m, tháp nhỏ thấp
hơn một tí. Năm 1980, di tích
tháp Đôi này được xếp hạng
di tích cấp quốc gia.•
ThápĐôi
bị khoan,
đục gắn
giàn sắt
thép treo
bảng
quảng
bá du
lịch. Ảnh:
Facebook
Đối với di tích lịch sử - văn hóa, những hành vi được coi
là xâm phạm di tích bị nghiêm cấm là:
a) Làmthay đổi yếu tốgốc cấu thànhdi tíchnhưđưa thêm,
di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi
không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành
vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới
thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích.
b) Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như
chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành
vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
(Điều 4 Nghị định 98/2010 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Di sản văn hóa)
Cho dù tháo dỡ
nhưng những lỗ
khoan, đục trên
tháp cổ di sản vẫn
là thứ không gì có
thể khắc phục được.
Những sự thật về
“nhàbáo quốc tế”
Ngày 6-5, trao đổi với 
Pháp Luật TP.HCM
liên
quan đến “nhà báo quốc tế Lê Hoàng Anh Tuấn”,
ông Phan Hữu Minh, Ủy viên Ban Thường vụ,
Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, cho
biết: Ông Lê Hoàng Anh Tuấn là hội viên Hội Nhà
báo Việt Nam. Quyết định hội viên của ông Anh
Tuấn được ký vào ngày 1-3-2019. Tuy nhiên,
đến nay ông Tuấn chưa được cấp thẻ hội viên
Hội Nhà báo.
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội xôn xao
trước thông tin một người có tên Lê Hoàng Anh
Tuấn xưng danh là “nhà báo quốc tế”. Đặc biệt,
một số tờ báo, tạp chí có đăng tải thông tin về ông
Lê Hoàng Anh Tuấn có mặt tại buổi chào mừng
cựu học sinh khóa 1995-1999, Trường THPT Nghi
Lộc 3, Nghệ An sáng 27-2-2019 với tấm bảng:
“Chào mừng nhà báo quốc tế, ThS luật học, TS Lê
Hoàng Anh Tuấn, cựu học sinh khóa 1995-1998
THPT Nghi Lộc 3, tiến sĩ danh dự từ Vương quốc
Anh 2018, tổng biên tập tạp chí
Chống Tham
Nhũng và Hợp Tác Quốc Tế.
Cùng ngày, bà Phạm Thị Tuyết Mai, Hiệu
trưởng Trường THPT Nghi Lộc 3 (huyện Nghi
Lộc, Nghệ An), cho biết: “UBND huyện Nghi Lộc
và Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An đang yêu cầu ban
giám hiệu nhà trường báo cáo tường trình sự việc
tổ chức buổi chào mừng “nhà báo quốc tế” Lê
Hoàng Anh Tuấn.
“Vào tháng 10-2018, em Lê Hoàng Anh Tuấn,
thông qua giáo viên cũ là cô Hiền (hiện cô đã
chuyển trường khác) kết nối với cô Hà (dạy toán)
xin kết nối, gặp mặt ban giám hiệu nhà trường
để báo cáo thành tích và khao vì “mới nhận được
giải thưởng nhà báo quốc tế. Thực sự khi em Lê
Hoàng Anh Tuấn về trường có trình tấm thẻ nhà
báo quốc tế bằng tiếng nước ngoài và ảnh chụp
nhận bằng tiến sĩ. Chúng tôi cũng vì nhìn thấy
khách đến dự chúc mừng nữa nên rất tin tưởng
học trò cũ của trường. Từ MC, phông màn, loa
đài... đều do Lê Hoàng Anh Tuấn mang đến
trường tổ chức lễ” - bà Mai nói.
Về việc có thông tin khóa học 1995-1998,
Trường THPT Nghi Lộc 3 không có học sinh nào
tốt nghiệp mang họ tên Lê Hoàng Anh Tuấn, bà
Mai và cán bộ nhà trường cho biết: Qua kiểm tra
hồ sơ thì chỉ có hai học sinh tên Tuấn là Lê Anh
Tuấn (sinh ngày 8-2-1979) và Lê Văn Tuấn (sinh
ngày 1-10-1979).
Từ số điện thoại của anh Lê Hoàng Anh Tuấn
do bà Mai cung cấp, chúng tôi đã gọi điện thoại
liên lạc nhưng đầu dây bên kia trả lời “Đây không
phải số của anh Tuấn” rồi cúp máy.
Được biết Lê Hoàng Anh Tuấn từng có hộ khẩu
tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Năm 2016, ông
Tuấn làm hồ sơ là luật gia, viện trưởng Viện Pháp
luật kinh doanh và đầu tư châu Âu (thuộc Trung
ương Hội Luật gia Việt Nam) về Hà Tĩnh tự ứng
cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Thời điểm đó,
trong số 13 ứng cử viên đại biểu Quốc hội tại địa
phương Hà Tĩnh thì Lê Hoàng Anh Tuấn là người
duy nhất tự ứng cử. Sau hội nghị hiệp thương lần
thứ hai, Lê Hoàng Anh Tuấn không còn trong
danh sách ứng cử.
ĐẮC LAM - VIẾT THỊNH
Ông Lê HoàngAnh Tuấn phát biểu tại buổi lễ chàomừng.
(Ảnh chụp lại từmột tạp chí)
Đời sống xã hội -
ThứBa7-5-2019
Khoan, đục tháp cổ
để treo... bảng
quảng bá du lịch
Hai tháp cổ ở BìnhĐịnh bị khoan đục, gắn sắt treo bảng quảng bá
điểmđến khiến nhiều người bức xúc.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook