099-2019 - page 9

9
Vụ sông “đen” ở
Hậu Giang: Buộc tạm
ngưng nhà máy đường
Ngành chức năng phát hiện Công tyMía đường cồn LongMỹ Phát có xả
thải trực tiếp ra sông Cái Lớn nên yêu cầu nhàmáy tạmngừng hoạt động.
HẢI DƯƠNG
L
iên quan đến tình trạng ô
nhiễm trầm trọng sông Cái
Lớn (huyện Long Mỹ và
thị xã Long Mỹ, Hậu Giang),
ngày 6-5, Chủ tịch UBND tỉnh
Hậu Giang Lê Tiến Châu đã đi
kiểm tra, khảo sát các tuyến
sông bị ô nhiễm thuộc địa bàn
huyện Long Mỹ, thị xã Long
Mỹ và tại Công ty TNHHMía
đường cồn Long Mỹ Phát.
Dòng nước đen kịt
xả thẳng ra sông
Đoàn kiểm tra ghi nhận
nước mặt ở sông Nước Đục
và sông Cái Lớn vẫn chưa
hoàn toàn sạch. Đặc biệt, tại
khu vực gần cống xả thải của
Công ty TNHH Mía đường
cồn Long Mỹ Phát có một
dòng nước màu đen kịt kèm
mùi hôi thối chảy trực tiếp ra
sông Cái Lớn.
Tại buổi kiểm tra, chủ tịch
tỉnh Hậu Giang đã yêu cầu
Công ty TNHH Mía đường
cồn Long Mỹ Phát phải tạm
dừng sản xuất.
Tại buổi kiểmtra, ôngNguyễn
VănChính, PhóTổngGiámđốc
Công tyTNHHMía đường cồn
LongMỹ Phát, cho biết hiện có
khoảng 2.500 tấn mía nguyên
liệu của người dân đang tập
kết tại cầu cảng của công ty và
đề nghị nhà máy được tiếp tục
hoạt động sản xuất hết lượng
mía này. Đồng thời, công ty
cam kết sẽ chấp hành nghiêm
các quy định về bảo vệ môi
trường và chịu trách nhiệm
giám sát của các cơ quan chức
năng liên quan.
Đối với đề nghị của công
ty, chủ tịch tỉnh Hậu Giang
ghi nhận và sẽ xem xét, sớm
có ý kiến trả lời. “Tỉnh luôn
đồng hành cùng doanh nghiệp
nhưng quan điểm của tỉnh là
doanh nghiệp đến hoạt động
tại Hậu Giang phải chấp hành
các quy định của pháp luật,
trong đó có quy định về môi
trường” - chủ tịch tỉnh Hậu
Giang nhấn mạnh.
Chủ tịch tỉnh Lê Tiến Châu
cũng yêu cầu các ngành chức
năng cùng chính quyền địa
phương nhanh chóng thống kê
thiệt hại của người dân để có
hướng hỗ trợ kịp thời. Đồng
thời, ngành chức năng tiếp tục
kiểm tra, rà soát, phân tích, đối
chiếu các mẫu ô nhiễm và mẫu
tại nơi nghi ngờ để có cơ sở
xác định nguyên nhân.
6.000 hộ dân thiếu
nước sạch
Trước đó, vào cuối tháng 4,
nước sông Cái Lớn bị nhuộm
một màu đen kèm theo mùi
hôi thối nồng nặc, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống
người dân và làm chết nhiều
loài thủy sản nuôi trên sông.
Đỉnh điểm là ngày 2-5,
nguồn nước đen đã lan rộng
đến trung tâm thị xã Long Mỹ
khiến khoảng 6.000 hộ dân
lâm vào tình trạng thiếu nước
sạch. Ông Nguyễn Bá Nam,
Giám đốc Chi nhánh Cấp thoát
nước - Công trình đô thị thị
xã Long Mỹ, cho biết do nước
sông Cái Lớn bị ô nhiễm nên
phải tạm ngừng lấy nước từ
sông này cấp phát cho người
dân. Để có nước sinh hoạt
cho dân, chi nhánh cấp nước
phải lấy nguồn nước ngầm để
cung cấp nhưng nguồn nước
này cũng không đủ để cung
cấp liên tục.
Theo báo cáo của Phòng
TN&MT huyện LongMỹ, tình
trạng nguồn nước ô nhiễm đã
xảy ra từ ngày 24-3 đến nay,
gây ảnh hưởng đến cuộc sống
người dân ở hai xãThuậnHưng
và Vĩnh Thuận Đông, trong đó
có sáu hộ nuôi cá trên sông
bị thiệt hại ước tính gần 300
triệu đồng.
Ngày 22-4, đoàn kiểm tra
liên ngành của huyện Long
Mỹ và thị xã Long Mỹ đã tiến
hành khảo sát trên tuyến sông
bị ô nhiễm và phát hiện tại
cống xả của Công ty TNHH
Mía đường cồn Long Mỹ Phát
đang xả thải ra sông có màu
vàng nhạt.
Ngày 2-5, đoàn kiểm tra
Công an tỉnh Hậu Giang đã
kiểm tra trực tiếp tại Công ty
TNHH Mía đường cồn Long
Mỹ Phát và lấy sáu mẫu nước
để phân tích, đồng thời yêu
cầu công ty khắc phục ngay
việc xả thải ra sông Cái Lớn.
Cũng theo ngành chức năng
tỉnh Hậu Giang, việc đánh giá
báo cáo đánh giá tác động môi
trường tại công ty này thuộc
thẩm quyền của Bộ TN&MT,
do đó tỉnh sẽ có báo cáo với
bộ này để có phương án xử lý.•
ÔngLê TiếnChâu, Chủ tịchUBNDtỉnhHậuGiang (đi đầu), kiểmtramôi trường tại Công ty TNHHMíađườngcồnLongMỹPhát. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Tiếp tục truy nguyên nhân gây ô nhiễm
Chủ tịch tỉnh Hậu Giang đánh giá Công ty TNHH Mía đường
cồn Long Mỹ Phát là một trong những nghi can gây ô nhiễm
nặng nước sông ở huyện và thị xã Long Mỹ vừa qua. Ngoài ra,
nguyên nhân dẫn đến nước sông ô nhiễm còn xuất phát từ
thói quen sinh hoạt của người dân, việc chăn nuôi thủy sản
trên sông... “Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy nguồn nước
ô nhiễm nghiêm trọng vượt quy định 0,5-4 lần. Mọi mối nghi
ngờ hầu như đang tập trung vào Nhà máy đường cồn Long
Mỹ Phát, còn đây có phải là nguyên nhân chính hay không thì
chúng ta đang tiếp tục xem xét” - ông Châu nói.
Tỉnh luôn đồng hành
cùng doanh nghiệp
nhưng doanh nghiệp
đến hoạt động tại
Hậu Giang phải
chấp hành các quy
định của pháp luật
về môi trường.
Sửađoạnđườnggây
“nhữngcútéchếtngười”
Sau khi báo
Pháp Luật TP.HCM
có bài phản
ảnh, các đơn vị quản lý, đầu tư thuộc Bộ
GTVTđã cho công nhân khắc phục.
Ngày 6-5, ông Bùi Duy Anh, Chi cục trưởng Chi
cục Quản lý đường bộ IV.1 (Tổng cục Đường bộ Việt
Nam, Bộ GTVT), cho biết sáng cùng ngày, ngay sau
khi
Pháp Luật TP.HCM
có bài phản ảnh tình trạng hư
hỏng, xuống cấp nhiều đoạn đường trên quốc lộ (QL)
1A qua tỉnh Bình Thuận khiến nhiều người té, Ban
Quản lý (BQL) dự án Thăng Long, đơn vị đại diện
chủ đầu tư (Bộ GTVT), đã có phản hồi tích cực.
Cụ thể, trước mắt chủ đầu tư cho khắc phục ngay
vị trí ở ngã tư Hàm Thắng (Hàm Thuận Bắc, Bình
Thuận), nơi mỗi ngày có nhiều vụ té của người tham
gia giao thông. BQL dự án Thăng Long đã khẩn cấp
ký hợp đồng thuê Công ty Rạng Đông (Bình Thuận)
ngay trong ngày 6-5 đưa nhân công, phương tiện ra
vị trí trên để khắc phục.
Được biết sáng 6-5, cũng tại ngã tư Hàm Thắng,
do đường hư hỏng, xuống cấp, lồi lõm, một phụ nữ
đưa con đi học đã té sóng xoài ở vị trí trên. Rất may
cả hai mẹ con chỉ bị xây xát nhẹ.
BQL dự án Thăng Long cũng cho biết đối với phản
ảnh của
Pháp Luật TP.HCM
tại các vị trí hư hỏng từ
ranh giới hai tỉnh Ninh Thuận - Bình Thuận vào đến
huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận), ban này sẽ cử
đoàn vào khảo sát, sau đó sẽ yêu cầu các nhà thầu liên
quan nhanh chóng khắc phục, sửa chữa.
Trao đổi với PV, đại diện BQL dự án Thăng Long
cho biết do phải khẩn trương sửa chữa đường, đơn vị
phải thuê doanh nghiệp tại địa phương sửa chữa và
nhà thầu phải có trách nhiệm thanh toán chi phí này.
Ông Huỳnh Ngọc Thanh, Chánh Văn phòng Ban
An toàn giao thông tỉnh Bình Thuận, cho biết đến
chiều 6-5, đơn vị sửa chữa đã san gạt, khắc phục
được làn xe hướng TP.HCM - Hà Nội. “Đối với làn
ngược lại, do hiện nay trời mưa nên bê tông, nhựa
đường bị đông cứng, đơn vị sửa chữa cho biết trong
ngày 7-5 sẽ thực hiện xong” - ông Thanh nói.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, đầu tháng
5-2019, qua khảo sát đoạn quốc lộ 1A qua tỉnh Bình
Thuận (thuộc dự án nâng cấp, mở rộng bằng nguồn
vốn trái phiếu chính phủ hơn 5.100 tỉ đồng), PV ghi
nhận có cả trăm vị trí mặt đường hằn lún, hư hỏng.
Nhiều vị trí xuất hiện khe co giãn trên mặt cầu, vô
cùng nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đặc
biệt, tại đoạn qua ngã tư Hàm Thắng, mặt đường bị lún
sụt nghiêm trọng, tạo ra độ chênh lệch cao; nhiều điểm
xuất hiện rãnh ngang, dọc sâu hơn 20 cm khiến người
đi xe máy liên tục té.
PHƯƠNG NAM
Đà Nẵng: Nước thải thối lại “giết”
hồ nước công viên
Sáng 6-5, tại khu vực cống xả có đập tràn nối từ
đường Nguyễn Văn Linh vào hồ của Công viên 23-9
(TP Đà Nẵng), nước thải chưa qua xử lý đen ngòm
chảy ào ạt ra hồ chứa công viên. Nước thải bốc mùi
hôi thối nồng nặc, sủi bọt tiếp tục tràn cống xả đổ
vào hồ nước rộng 10 ha này.
Một công nhân vệ sinh tại đây cho biết mấy ngày
qua có lúc xuất hiện cá chết trong hồ, cộng thêm
tình trạng người dân vứt rác thải bừa bãi xuống hồ
gây ô nhiễm nặng.
Ông Mai Mã, Giám đốc Công ty Thoát nước và
xử lý nước thải Đà Nẵng, thừa nhận lượng nước
thải chưa qua xử lý bị chảy tràn mỗi ngày ra hồ
dưới 500 m
3
, có lúc khoảng 200 m
3
. Khu vực này
có hai cống xả dẫn nước thải từ đường Nguyễn Tri
Phương và Nguyễn Văn Linh (quận Thanh Khê)
ra hồ. “Có thể do hệ thống đập tràn cao hơn 1 m bị
tràn khiến nước thải chảy ra hồ gây ô nhiễm. Hiện
đơn vị đang cho công nhân kiểm tra và xử lý mùi
nếu có” - ông Mã cho biết.
Cũng theo ông Mã, hiện TP đang có chủ trương đầu
tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải dọc đường
biển Nguyễn Tất Thành. Khi hoàn thành, toàn bộ
lượng nước thải tại khu vực này sẽ được dẫn về tuyến
Ông Ích Khiêm qua Trạm xử lý nước thải Phú Lộc để
xử lý và không đưa nước ra hồ này nữa.
HẢI HIẾU
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook