104-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 13-5-2019
Công khai dữ liệu đất đai là có lợi
Theo Bí thưThành ủy NguyễnThiện Nhân, cần sớmcập nhật,
công khai danh mục các dự án đầu tư trên địa bàn TP. Cập nhật
thông tin về chủ dự án, tính chất pháp lý là gì, kèm theo danh
mục kêu gọi đầu tư với 210 dự án. Tiếp đó là cập nhật các dữ
liệu về các trường học trên địa bàn TP, từ bậc mầm non đến
đại học, để người học và nhà đầu tư có thể quan tâm tìm hiểu.
“Cập nhật, công khai các vấn đề này là chỉ có lợi cho chính cơ
quan quản lý và cho người dân, doanh nghiệp”- ông Nhân nói
và đề nghị cập nhật thêm dữ liệu về cơ sở y tế, địa chính, đất
đai, dịch vụ như địa chỉ khách sạn ở đâu, giá cả ra sao để người
dân, du khách đặt hàng từ xa.
Đô thị thôngminhở TP.HCM:
TÁ LÂM
S
áng12-5,UBNDTP.HCM
đã tổ chức hội nghị công
bố kết quả triển khai giai
đoạn 1 các trung tâm thuộc
đề án “Xây dựng TP.HCM
trở thành đô thị thông minh
giai đoạn 2017-2020, tầm
nhìn đến năm 2025”.
Đến dự có ông Nguyễn
Thiện Nhân (Bí thư Thành
ủy TP.HCM, Trưởng ban
chỉ đạo đề án), ông Nguyễn
ThànhPhong (Chủ tịchUBND
TP.HCM, Trưởng ban điều
hành đề án).
Bốn trung tâm của
đô thị thông minh
Báo cáo tại hội nghị, ông
Dương Anh Đức, Giám đốc
SởThông tin vàTruyền thông,
cho rằng vận hành đô thị lớn
như TP.HCM đòi hỏi phải
có đầy đủ các thông tin đa
chiều về điều phối xử lý, dự
báo, hoạch định chiến lược.
“Ưu tiên hàng đầu của đề
án là xây dựng kho dữ liệu
dùng chung và phát triển hệ
sinh thái dữ liệu mở. Đây là
điều tiên quyết để triển khai
thành công Trung tâm Điều
hành đô thị thông minh, xây
dựng Trung tâm Mô phỏng
và dự báo kinh tế-xã hội của
TP” - ông Đức nói.
Theo ông Đức, qua hơn
một năm triển khai, kho dữ
liệu dùng chung của TP đã
hoạt động tại Công viên phần
mềmQuang Trung trên cơ sở
tích hợp các dữ liệu hiện có
của các sở, ngành. Các cơ
sở dữ liệu quan trọng được
tích hợp về kho dữ liệu dùng
chung như một cửa điện tử,
khiếu nại, tố cáo, đường dây
nóng, đăng ký doanh nghiệp,
đầu tư nước ngoài, người nộp
thuế, lao động nước ngoài, đất
đai... Bước đầu đã thực hiện
trích xuất, khai thác kho dữ
liệu dùng chung phục vụ công
tác điều hành của TP.
Ngoài ra, TP đã triển khai
thử nghiệm cổng thông tin
dữ liệu mở tại địa chỉ http://
data.hochiminhcity.gov.vn/,
trước mắt thử nghiệm cung
cấp thông tin về cơ sở khám,
chữa bệnh và chứng chỉ hành
nghề y.
Trong thời gian tới, ông
Đức cho biết TP sẽ tiếp tục
mở và kết nối các dịch vụ
“Bản chất của đô thị
thông minh là quản
lý trên cơ sở dự báo
khoa học chứ không
quản lý theo kiểu ăn
xổi hằng ngày, hằng
tháng hoặc hằng
năm.”
Ông
Nguyễn Thiện Nhân
vào kho dữ liệu dùng chung
như dịch vụ công, xuất nhập
khẩu, giao thông, quy hoạch,
xây dựng, địa chính, du lịch,
hộ tịch - dân cư...
VềxâydựngTrung tâmĐiều
hành chỉ huy của đô thị thông
minh, ông Đức cho biết TP đã
thí điểm kết nối, tích hợp dữ
liệu các hệ thống camera giám
sát của Sở GTVT; UBND các
quận 1, 12, Phú Nhuận và Gò
Vấp với hơn 1.000 camera,
trong đó phân tích nâng cao
dữ liệu cùng lúc 50 camera
gồm nhận diện khuôn mặt,
nhận dạng loại phương tiện,
phát hiện đám đông, các sự
cố về giao thông, an ninh và
trật tự.
Về xây dựng Trung tâmMô
phỏng và dự báo kinh tế-xã
hội của TP, ông Đức cho biết
đã từng bước thiết lập mối
liên hệ với các
chuyên gia về
khoa học mô
phỏng và dự
báo kinh tế- xã
hội tại một số
trườngđạihọc,
viện nghiên
cứu.Trungtâm
sẽ chính thức
vận hành vào
tháng 6-2019.
“Chấm dứt ngay việc
cát cứ dữ liệu”
Phát biểu tại hội nghị, Chủ
tịchUBNDTPNguyễnThành
Phong cho rằng mặc dù đã đạt
được một số kết quả nhưng
phía trước còn khó khăn do
đây là vấn đề mới, phức tạp
và chưa có tiền lệ. Có một số
nội dung triển khai chậm, sản
phẩm chưa rõ ràng, chỉ dừng
lại ở mức nghiên cứu, khảo
sát nên ảnh hưởng đến tiến
độ chung của đề án.
Nói đến đây, ông Phong bất
ngờ tỏ thái độ không hài lòng
đối với một số cơ quan, đơn
vị vẫn còn duy trì tình trạng
“cát cứ dữ liệu”. “Nguyên
nhân vì sao? Trong khi đó
kho dữ liệu dùng chung phục
vụ sự phát triển chung của
TP, vậy thì giữ để làm gì?
Tôi chưa rõ nên đề nghị làm
rõ việc này. Sắp tới tôi mà
nghe nữa là không yên...” -
ông Phong gay gắt khi nhắc
đến việc khi xây dựng cơ sở
dữ liệu dùng chung, một số
sở, ngành, tổng công ty nhà
nước không hợp tác. Ông
nói ông đã biết những đơn
vị này là ai rồi.
Sau đó, ông
Phong hứa sẽ
tăng tốc thực
hiện,nỗlựcvượt
qua mọi khó
khăn, phát huy
tiềm lực sáng
tạo của người
dân TP để huy
độngmọinguồn
lực thực hiệnđề
án, xâydựngđô
thị thông minh
gắn với cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 và thể hiện sự đặc
sắc của TP so với các đô thị
thông minh trên thế giới.
Để tiếp tục triển khai đề án,
ông Phong yêu cầu các sở,
ngành liên quan tổ chức khai
thác kho dữ liệu dùng chung
phục vụ công tác quản lý, chỉ
đạo, điều hành. Các đơn vị
thực hiện chia sẻ, tích hợp cơ
sở dữ liệu, tránh tình trạng
số liệu không thống nhất và
không đồng bộ. Tập trung triển
khai cơ sở dữ liệu người dân,
doanh nghiệp, nền địa hình,
địa chính; triển khai bản đồ
số dùng chung; mở rộng, hoàn
thiện kho dữ liệu dùng chung
và cổng dữ liệu mở.
Theo ông Phong, tất cả
việc này hướng đến nâng cao
chất lượng phục vụ người
dân và doanh nghiệp. “Việc
xây dựng đô thị thông minh
là một quá trình liên tục và
mang tính chất mở, cần phải
thường xuyên cập nhật, bổ
sung, hoàn chỉnh. Đồng thời,
sự cam kết của các cấp chính
quyền và sự ủng hộ của người
dân là yếu tố quan trọng để
triển khai đề án được hiệu
quả” - ông Phong nói.
Phải đưa kết luận
thanh tra lên mạng
Phát biểu chỉ đạo tại hội
nghị, Bí thưThành ủyTP.HCM
Nguyễn Thiện Nhân đề nghị
UBND TP sớm cung cấp địa
chỉ các trung tâm, dữ liệu để
người dân có thể khai thác
ngay, để làm sao đến ngày
23-11-2019, tròn hai năm kể
từ khi phê duyệt đề án, đô thị
thông minh phải thành hiện
Các vấn đề quản lý nhà nước như
kết luận thanh tra, dữ liệu đất đai,
khiếu nại, vị trí khách sạn, giá
thuê phòng… sẽ được cập nhật,
công khai.
Tiêu điểm
51%
là tỉ lệ vốn điều lệ góp từ ngân
sáchnhànướcđểthànhlậpCông
ty CP Quản lý, khai thác Trung
tâm An toàn thông tin TP. 49%
số vốn còn lại huy động từ các
doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp tư nhân có kinh nghiệm
trong lĩnh vực an ninh thông tin.
thực với người dân TP chứ
không còn xa lạ nữa.
Ông Nhân cũng yêu cầu
phải rà soát để sớm đưa vào
danh mục những cơ sở dữ
liệu phải cập nhật và hoàn
thành trước tháng 11-2019
như các kết luận của Thanh
tra TP. “Theo quy định, kết
luận thanh tra phải công khai.
Việc công bố công khai toàn
bộ kết luận thanh tra từ năm
2016 đến giờ. Luật pháp
không có gì cấm cả nhưng
không công bố thì người
dân và báo chí không biết
để giám sát, theo dõi. Việc
kết luận rồi phải thực hiện
chứ!” - ông Nhân nói.
Về trung tâm điều hành, Bí
thư Nhân đề nghị phải xác
định khoảng 200 địa điểm
nhạy cảm gắn camera để
giám sát nhanh. “Muốn coi
mặt tiền UBND TP là thấy
liền, muốn coi nhà thờ Đức
Bà hay cửa sông ở Cần Giờ
là thấy liền, hay muốn coi
sân bay đang làm gì là thấy
liền” - ông Nhân nói và đề
nghị ở các điểm nhạy cảm
này phải có đủ camera quay
từ nhiều góc độ khác nhau.
Ôngcũngđềnghị cókếhoạch
tích hợp camera chuyên ngành
và phải làm sớm để hướng tới
một TPan toàn. “Camera nhận
diện được khuôn mặt người
đặt ở đâu?” - ông Nhân nói
và cho rằng ở trước trụ sở
UBND TP và Thành ủy phải
có loại camera này.
Cuối cùng, ông Nhân yêu
cầu sớm vận hành trung tâm
mô phỏng và dự báo kinh tế-
xã hội để đến tháng 10-2019
là phải dự báo được kịch bản
dự báo của toàn khóa này và
khóa tới. Các sở chuyên ngành
cũng phải dự báo về các kịch
bản, khả năng gia tăng hay
kéo giảm ùn tắc giao thông,
dự báo về phát triển dân số,
đẩy mạnh thực hiện mô phỏng
dự báo về tình trạng ngập
úng của TP… “Đây là đô thị
thông minh, vì bản chất của
đô thị thông minh là quản lý
trên cơ sở dự báo khoa học
chứ không quản lý theo kiểu
ăn xổi hằng ngày, hằng tháng
hoặc hằng năm” - ông Nhân
nhấn mạnh.•
Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễn ThiệnNhân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: LÊ THOA
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook