104-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 13-5-2019
TUYẾNPHAN
D
ự kiến sáng nay, 13-5,
Hoàng Công Lương
cùng bốn bị cáo trong
sự cố chạy thận khiến chín
người tử vong sẽ hầu tòa trong
phiên xét xử phúc thẩm của
TAND tỉnh Hòa Bình. Đáng
chú ý, so với phiên sơ thẩm
hồi cuối tháng 1, vụ án này
có nhiều tình tiết mới phát
sinh. Những tình tiết này có
thể trở thành điểm mấu chốt
ảnh hưởng tới kết quả của
phiên phúc thẩm.
Hoàng Công Lương
nhận thức lại ra sao?
Thay đổi lớn nhất của vụ
án có lẽ đến từ chính Hoàng
Công Lương, bị cáo nhận
được nhiều sự quan tâm của
dư luận xuyên suốt quá trình
điều tra, truy tố và xét xử.
Lương bị TAND TP Hòa
Bình tuyên phạt 42 tháng tù
về tội vô ý làmchết người. Hai
lần tòa sơ thẩm mở, Lương
đều kêu oan. Lương cho rằng
mình là bác sĩ, chỉ thực hiện
công tác khám chữa bệnh,
cứu chữa cho bệnh nhân chứ
không thể đảmbảo chất lượng
nguồn nước.
Kết thúc phiên sơ thẩm,
Lương tiếp tục kháng cáo kêu
oan. Tuy nhiên, ít ngày sau,
Lương bổ sung kháng cáo
theo hướng xin miễn trách
nhiệm hình sự.
Kêu oan và miễn trách
Tình tiết mới trước giờ
xử Hoàng Công Lương
Gia đình các bị hại
cho rằng nếu tòa
phúc thẩm xét thấy
Hoàng Công Lương
có tội thì miễn trách
nhiệm hình sự cho
bị cáo. Điều này
trùng hợp với nội
dung kháng cáo bổ
sung của Lương.
nhiệm hình sự là hoàn toàn
khác nhau. Trong đó, kêu oan
nghĩa là khẳng định mình
không có tội, còn xin miễn
trách nhiệm hình sự nghĩa là
thừa nhận hành vi của mình
đã phạm tội nhưng xin được
miễn truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Một bất ngờ lớn khác đó
là Hoàng Công Lương đã từ
chối 9/11 luật sư (LS) đã bào
chữa cho mình theo hướng
vô tội tại các phiên sơ thẩm.
Theo quyết định đưa vụ án ra
xét xử, tại phiên phúc thẩm,
Lương chỉ có duy nhất một
LS bào chữa. Đây là lần đầu
tiên vị LS này tham gia vụ
án này.
Trả lời
Pháp Luật TP.HCM
về điều này, Hoàng Công
Lương cho biết sẽ tiếp tục
làm thủ tục mời thêm LS cho
mình. Còn về quan điểm tội
danh, Lương nói “làm sao để
hài hòa, tốt đẹp cho mình”.
Nhìn nhậnmới của gia
đình các nạn nhân
Về phía người nhà chín nạn
nhân, các gia đình này cũng
có đơn đề nghị tòa phúc thẩm
xemxét, chấp nhận bồi thường
toàn bộ chi phí thực tế, bao
gồm các khoản chi phí mai
táng, kể cả do phong tục tập
quán hay giá cả vùng miền.
Đáng chú ý nhất, các gia
đình cho rằng nếu HĐXX
phúc thẩm xét thấy Hoàng
Công Lương có tội thì sẽ
xin miễn trách nhiệm hình
sự cho bị cáo.
Như vậy, khác với phiên
tòa sơ thẩm lần một và lần
hai trước đây khi các gia
đình đều khẳng định Hoàng
Công Lương vô tội, đến nay
họ đã chuyển sang xin miễn
trách nhiệm hình sự cho bị
cáo “trong trường hợp tòa
xác định có tội”. Điều này
cũng trùng hợp với nội dung
kháng cáo từ kêu oan sang xin
miễn trách nhiệm hình sự của
bị cáo Hoàng Công Lương.
Các gia đình còn đề nghị
xử lý thật nghiêm hai bị
cáo Trương Quý Dương và
Hoàng Đình Khiếu vì hai
người này đã buông lỏng
quản lý, kiểm tra, giám sát
quy trình dẫn tới hậu quả
chín người chết.
Ởmột diễn biến khác, thay
vì LS quen thuộc trong các
phiên tòa trước đây, người bảo
vệ quyền lợi cho gia đình các
bị hại cũng được thay bởi một
LS hoàn toàn mới.•
Phiên tòa phúc thẩmHoàng Công Lương cùng các bị cáo vụ chạy thận
khiến chín người chết diễn ra vào sáng nay (13-5) có nhiều tình tiết mới.
Đáng chú ý, ba ngày trước khi phiên phúc
thẩm mở, Bộ Y tế có văn bản do Thứ trưởng
Nguyễn Việt Tiến ký, gửi TAND và VKSND tỉnh
Hòa Bình, bày tỏ quan điểm của mình về vụ
án. Đây cũng là lần đầu tiên Bộ Y tế có ý kiến
trực tiếp về vấn đề tội danh đối với các bị cáo.
BộY tế cho rằng tòa sơ thẩmkết tội Hoàng
CôngLươngcùngbabịcáoTrươngQuýDương
(cựu giám đốc), Hoàng Đình Khiếu (cựu phó
giám đốc bệnh viện) và Đỗ Anh Tuấn (giám
đốc Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn) là
không hợp lý.
Bộ này nhận định lỗi của Lương chỉ là
lỗi hành chính, không tác động trực tiếp
đến cái chết của nạn nhân, việc xác định bị
cáo là chủ thể tội vô ý chết người là không
thuyết phục.
Văn bản của Bộ Y tế nêu: Nếu phiên tòa
phúc thẩm vẫn tuyên bị cáo Lương tội vô ý
làm chết người sẽ tạo ra một tiền lệ vô cùng
nguy hiểm trong ngành y tế. Các thầy thuốc,
nhân viên y tế để thủ thân, an toàn chomình
sẽ bámvào thủ tục hành chính, bámvào quy
trình nhiều hơn, mất rất nhiều thời gian cho
các công việc ngoài chuyên môn thay vì cho
sự xả thân có tínhmạohiểmcủa nghề nghiệp
để tận tâm chữa bệnh, cứu người. Hậu quả
cuối cùng là người chịu thiệt thòi nhất lại là
người bệnh vì họ sẽ chết, chết rất đúng thủ
tục, đúng quy trình…
Bộ Y tế lo bệnh nhân “chết đúng quy trình”
Bị cáoHoàng Công Lương tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: TUYẾNPHAN
Sổ tay
Chó cắn chết người:
Hết thời chépmiệng
“trời kêuai nấydạ”!
Sau hơn một tháng kể từ ngày xảy ra sự việc đau lòng,
cuối cùng Công an huyện Kim Động, Hưng Yên đã ra quyết
định khởi tố chủ đàn chó cắn chết bé trai bảy tuổi. Động
thái tố tụng này được xem là cần thiết và phù hợp với quy
định pháp luật hiện hành.
Theo số liệu mà BV Nhi đồng 1 và BV Nhi đồng 2 TP.HCM
cung cấp cho báo chí thì số lượng trẻ bị chó cắn đến khám
và nhập viện tăng liên tục trong ba năm qua. Trong đó,
năm 2018, tại BV Nhi đồng 1 có đến gần 150 ca, còn tại BV
Nhi đồng 2 tới 340 ca, các vết thương chủ yếu ở vùng mặt,
đùi, chỗ hiểm. Tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, trung bình
mỗi tháng có 600-900 ca đến chích ngừa dại do bị súc vật
cắn, chủ yếu là chó.
Nuôi chó để làm bạn, để trông nhà là thói quen có từ
rất lâu của người dân Việt Nam. Thế nhưng không phải
ai nuôi chó cũng có ý thức bảo vệ an toàn cho cộng đồng
nên mới để lại nhiều cái chết thương tâm cho cả người
lớn và trẻ nhỏ. Thỉnh thoảng đâu đó người ta bất chợt
bị những con chó chạy rông, không rọ mõm chạy ra xâu
xé người đi đường. Nếu vết cắn chưa nguy hiểm đến tính
mạng, chủ chó nào biết lỗi thì họ còn trả cho nạn nhân
được vài trăm ngàn tiền chích ngừa. Những trường hợp
nặng dẫn đến chết người, chúng ta hầu như không thấy
công an ra quyết định khởi tố hình sự người chủ của
những con chó hung dữ.
Trở lại vụ bé trai Nguyễn Đắc Nguyên (bảy tuổi) ở Hưng
Yên bị chó cắn chết, hồ sơ thể hiện chập tối 3-4, cháu
Nguyên đang chơi ở sân vận động cũ huyện Kim Động
thì bất ngờ bị đàn chó khoảng sáu con của nhà bà Lê Thị
An (51 tuổi) tấn công. Dù cháu Nguyên được người dân
phát hiện và đưa đến BV đa khoa tỉnh Hưng Yên cấp cứu
nhưng cháu đã không qua khỏi. Điều đáng nói là người
dân cho biết trước đó họ đã từng nhắc nhở bà An cần
phải để tâm tới đàn chó hung dữ này. Nhưng rồi hậu quả
vẫn xảy ra...
Khoản 1 Điều 129 BLHS 2015 quy định về tội vô ý làm
chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc
hành chính như sau: “Người nào vô ý làm chết người do
vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
thì bị phạt tù 1-5 năm”. Cạnh đó, Nghị định 90/2017 quy
định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y nêu rất rõ
tại Điều 7 rằng: “Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000
đồng đối với hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc
không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra
nơi công cộng”.
Việc người nuôi chó là bà An đã không thực hiện đúng
quy định hành chính theo Nghị định 90 nêu trên nên mới
xảy ra hậu quả làm bé trai tử vong. Do đó, việc Công an
huyện Kim Động ra quyết định khởi tố bà An theo khoản 1
Điều 129 BLHS 2015 (khung hình phạt 1-5 năm tù) là có cơ
sở. Bởi pháp luật bắt buộc người nuôi chó phải thấy trước
được hành vi thả rông đàn chó dữ mà không rọ mõm của
mình có thể gây ra nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của
người khác. Đàn chó là tài sản của bà An nên bà phải chịu
trách nhiệm về những thiệt hại mà đàn chó của bà gây
ra cho cháu bé, bao gồm cả trách nhiệm dân sự (như bồi
thường thiệt hại về tổn thất tinh thần, mai táng phí…) lẫn
hình sự.
Vậy nên việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với người
chủ đàn chó cắn chết cháu bé trong trường hợp này là cần
thiết. Sống trong xã hội, mọi người đều phải biết tôn trọng
pháp luật. Không thể vì lợi ích của mình mà lại làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của
người khác.
NGÂN NGA
Dự thảo thông tư củaBộCônganvề kỷ luật cánbộ, chiếnsĩ
Bộ Công an đã đăng tải dự thảo lần hai thông tư quy
định việc xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân
để lấy ý kiến rộng rãi. Theo đó, các hình thức kỷ luật bao
gồm khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng nhiều cấp
bậc hàm hoặc hạ nhiều bậc lương, cách chức và giáng cấp
bậc hàm, tước danh hiệu công an nhân dân … Hành vi vi
phạm của cán bộ, chiến sĩ tùy theo tính chất, mức độ mà
áp dụng các hình thức kỷ luật như đã nêu.
Đáng chú ý, mục V của dự thảo quy định chi tiết các
hành vi vi phạm mà cán bộ, chiến sĩ công an sẽ bị tước
danh hiệu công an nhân dân hoặc buộc thôi việc - mức kỷ
luật cao nhất. Trong đó, các vi phạm về quan điểm chính
trị và kỷ luật phát ngôn gồm tuyên truyền chống Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; tham gia, hoạt động trong các đảng
phái, tổ chức chính trị phản động; lợi dụng dân chủ, nhân
quyền, dân tộc, tôn giáo hoạt động xâm phạm an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội; cố ý nói, viết hoặc tán
phát rộng rãi các thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung
bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xuyên tạc lịch
sử, xuyên tạc sự thật, phủ nhận vai trò lãnh đạo và thành
quả cách mạng của Đảng và nhân dân; phản bác, phủ nhận
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên
tắc tập trung dân chủ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế “tam
quyền phân lập”, “xã hội dân sự”, “đa nguyên, đa đảng”;
cố ý đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; kích động tư tưởng
bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi
dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông,
mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò
lãnh đạo của Đảng…
TUYẾN PHAN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook