104-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 13-5-2019
Tại Trung tâm Điều hành của ĐTTM đã tích hợp
gần 1.200 camera từ các sở, ban, ngành và các quận/
huyện nhưng sắp tới sẽ tích hợp với tất cả quận/
huyện, sở/ngành cũng như lắp đặt thêm ở các khu
vực trọng yếu.
Với công cụ phân tích nâng cao và trí tuệ nhân tạo,
khi có sự kiện, đối tượng theo dõi…, hệ thống sẽ tự
động hiển thị và toàn bộ hình ảnh liên quan.
Cổng thông tin 1022 cũng đã được tích hợp trên
Trung tâm Điều hành. Đặc biệt, chúng tôi đã triển
khai app trên điện thoại di động cho lãnh đạo có
thể truy cập dữ liệu Trung tâm Điều hành mọi lúc
mọi nơi, giúp việc nắm bắt thông tin và điều hành
của lãnh đạo kịp thời.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ tích hợp hệ thống liên
thông cấp cứu khẩn cấp 113 - 114 - 115 vào hệ thống
1022 để TP chỉ có một đầu số duy nhất là 1022. Sau
này,Trung tâmĐiều hành của ĐTTMnày sẽ dần được
hoàn thiện và phát triển hơn khi hệ thống kho dữ liệu
và Trung tâm Mô phỏng được đồng bộ.
Tìmgì cũng thấy
Đô thị thông minh:
Dân lợi, cán bộ khỏe
LÊ THOA
Ô
ng Lê Quốc Cường, Phó
Giám đốc Sở Thông tin và
Truyền thôngTP.HCM, nhìn
nhận: Dù chỉ với một thời gian
rất ngắn để thực hiện nhưng đến
nay đô thị thông minh (ĐTTM)
đã đạt được những kết quả ban
đầu như kế hoạch đề ra.
Cụ thể, Trung tâm Điều hành
của ĐTTM đã hoạt động từ giữa
tháng 4-2019, trên hệ thống cơ sở
dữ liệu ban đầu đã giúp lãnh đạo
TP có bức tranh tổng thể để dễ
dàng đưa ra quyết định chỉ đạo,
điều hành. Trung tâm Mô phỏng
và dự báo kinh tế-xã hội được đặt
tại Viện Nghiên cứu phát triển TP,
Kho dữ liệu dùng chung được đặt
tại Công viên phần mềm Quang
Trung cũng đã cơ bản thành hình.
Trung tâmMô phỏng và dự báo
kinh tế-xã hội đang hoàn thiện
cơ sở vật chất, lắp đặt thiết bị, tài
liệu tổng hợp các phương pháp
khoa học dự báo. Nhờ có trung
tâm này mà việc dự báo về tình
hình phát triển kinh tế-xã hội của
TP có khoa học, thông qua phần
mềm chứ không chỉ là dự báo theo
mong muốn.
Trong đó trung tâm sẽ có một số
mô hình dự báo, dựa vào những
dữ liệu đầu vào để vẽ ra mô hình
chỉ số kinh tế-xã hội sẽ phát triển
như thế nào. “Chúng ta sẽ dễ dàng
nhìn trước được kịch bản phát
triển kinh tế-xã hội ứng với các
điều kiện cụ thể” - ông Cường
nhấn mạnh.
TheoôngCường,mộttrongnhững
nhiệm vụ chính của ĐTTM chính
là xây dựng chính quyền điện tử.
Thông qua ĐTTM, chính quyền
điện tử được mở rộng và phong
phú hơn, tạo một không gian sống
trongmôi trườngmạng giữa người
dân và chính quyền TP.
Cụ thể, kênh tương tác giữa
người dân và chính quyền nằm ở
Từ các dữ liệu của các trung tâm, lãnh đạo sẽ ra quyết định
toàn cảnh, có căn cứ hơn, còn người dân được lợi vì mọi việc
đềuminh bạch…
Trung tâmĐiều hành của đô thị thôngminh được đặt tại UBNDTP.
Ảnh: LÊ THOA
Đô thị thôngminhphục vụ
cả cho sựphát triểnđất nước
Trong bốn trụ cột của ĐTTMgồm:Trung tâmĐiều hành,Trung tâmMô phỏng và
dự báo kinh tế-xã hội,Trung tâmAn toàn thông tin và Kho dữ liệu dùng chung thì
Kho dữ liệu dùng chung là quan trọng nhất. Số liệu càng nhiều, càng chi tiết thì sự
phân tích, dự báo giúp choTP định hướng phát triển sẽ tốt hơn và chính xác hơn.
Kho dữ liệu dùng chung được xây dựng theo hướngmở để người dân và
doanh nghiệp có thể khai thác và cung cấp thông tin cho kho. Đây là sự chia sẻ
và hợp tác của người dân và doanh nghiệp đối với chính quyềnTP.
Hiện nay, TP đã tích hợp được dữ liệu của các ngành về dân cư, hộ tịch, số
liệu doanh nghiệp…Đến năm 2019, mục tiêu của TP là tất cả dữ liệu của các
ngành, các đơn vị kinh tế nhà nước của TP phải được tích hợp và phải có phần
mềm quản lý để các số liệu này được số hóa, phân tích thành dữ liệu chung để
khai thác vì hiện nay chúng đang rời rạc ở các ngành.
Đến năm 2020 thì chúng ta tiếp tục kết nối với các bộ, ngành liên quan như
Bộ TN&MT về địa chính, Bộ KH&ĐT về số doanh nghiệp, Bộ Tư pháp về hộ tịch.
Làm sao sự quản lý và sử dụng này không chỉ phục vụ cho TP mà còn phục vụ
cho sự phát triển của đất nước.
Ông
TRẦNVĨNH TUYẾN
,
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM
Mong sớmđược tiếp cận
Tôi đánh giá cao chủ trương của TP khi xây dựng đề án ĐTTM. Tôi có thể
hình dung ra rằng sắp tới, chỉ cần với thiết bị điện tử cầm tay, người dân có
thể dễ dàng lựa chọn dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi giải trí; biết được khu vực
nào kẹt xe, ngập nước… để chủ động về mặt thời gian, có hướng di chuyển
phù hợp. Việc này sẽ giúp người dân chúng tôi chủ động hơn trong cuộc
sống, trong cách tiếp nhận thông tin về các hoạt động xung quanh; hay việc
chuẩn bị, sắp xếp được giấy tờ cần thiết khi cần đến cơ quan chính quyền làm
thủ tục mà không cần phải chạy tới chạy lui; một vài thao tác thì biết được hồ
sơ của mình đang được xử lý ở giai đoạn nào…
Không chỉ mang lại lợi ích cho người dân, tôi nghĩ đề án này mang lại
được những giá trị mới cho TP, đẩy nhanh quá trình phát triển của TP theo
hướng ngày càng hiện đại, năng động. Có thể thấy chính quyền TP đã rất nỗ
lực trong việc cải cách, luôn đưa ra những ý tưởng và cách làm hay. Tôi cũng
mong là TP sớm cung cấp địa chỉ dữ liệu để chúng tôi có thời gian tiếp cận,
khai thác, để việc sử dụng được hiệu quả hơn.
LÊ THỊ QUỲNH NI
, ngụ quận 9, TP.HCM
Thôngminhnhưng cần
gầngũi dân
Theo tôi, việc cải cách hành chính là sự đúng đắn. Đề án ĐTTM nếu có thể
rút ngắn quy trình giải quyết thủ tục hành chính, bớt phiền hà cho người dân
và cả cán bộ thì rất đáng để hoan nghênh. Tôi nghĩ đó là một bước tiến mới
rất quan trọng trong chủ trương cải cách hành chính của TP chúng ta. Tôi thật
sự kỳ vọng đề án này sẽ giải quyết được nhiều thứ còn tồn đọng bấy lâu nay
trong công tác cải cách hành chính. Tôi xem qua thì thấy rằng chỉ cần những
thao tác cơ bản thì người dân có thể truy cập và biết được hồ sơ của mình
đang ở giai đoạn nào, do ai xử lý. Điều đó cũng giúp chúng tôi chủ động hơn
rất nhiều trong việc nắm bắt tình hình giải quyết hồ sơ chứ không như trước
kia là cứ đi nộp về rồi thấp thỏm không biết họ đã làm chưa, chừng nào mới
nhận được.
Tuy vậy, tôi cũng thấy có một số điều cần cân nhắc là phải làm sao để đề án
đó có thể gần gũi hơn với người dân chúng tôi. Chứ có người biết, có người
lại không thì cũng không thể gọi là làm có hiệu quả được. Tôi mong là chính
quyền sẽ nghiên cứu để thiết kế ban đầu đã ổn rồi thì công việc tiếp theo là
làm sao để người dân nắm bắt được kịp thời đề án, sử dụng được kho dữ liệu
và thao tác được trên máy. Phải làm sao để bất kỳ người dân nào cũng biết và
sử dụng thành thạo thì mới mang lại sự đồng bộ và hiệu quả cao được.
Ông
LNN
, ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM
Điểmnhấn của thànhphố
Khi TP triển khai thực hiện đề án này, tôi thấy nó rất mới và sáng tạo. Lâu
nay quy trình giải quyết thủ tục của chúng ta vẫn chưa thể nhanh được, dù
hiện nay cán bộ đã rất cố gắng để rút ngắn thời gian. Có thể thấy nếu với
quy trình mới này, người dân chúng tôi có thể tìm đến đúng địa chỉ để thắc
mắc vì hồ sơ đều được công khai trên hệ thống, cứ lên mạng mà tìm, mà hỏi
người phụ trách cho rõ. Với một thiết bị nhỏ gọn, chúng tôi có thể truy cập
và làm tất cả thao tác về thủ tục liên quan, điều này tiết kiệm được rất nhiều
về cả mặt thời gian đi lại, thời gian làm thủ tục, chi phí và giảm cả ùn tắc giao
thông. Một đề án nhưng giải quyết được khá nhiều vấn đề của từng người
dân và cả các vấn đề chung của xã hội.
Những năm qua TP đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính bằng nhiều
cách làm khác nhau nhưng với đề án này, tôi đánh giá nó là điểm nhấn quan
trọng của TP, có dấu ấn và thể hiện quyết tâm của lãnh đạo TP. Có thể thấy
một xu thế mới đang được hình thành rõ nét hơn trong công tác hành chính
của TP chúng ta.
Tôi mong là sẽ sớm được trải nghiệm đề án này để có đánh giá cụ thể hơn
về tính hiệu quả của nó. Và cũng mong người dân chúng tôi sẽ thụ hưởng sự
tiện nghi của đề án.
Ông
NGUYỄN DUY PHÚC
, ngụ quận 9, TP.HCM
Ba đầu số khẩn cấp 113, 114, 115 sẽ chỉ còn một
Trung tâm Điều hành và Kho dữ
liệu dùng chung. Chẳng hạn, với
chính quyền ĐTTM, khi người
dân thực hiện dịch vụ công đều có
sự giám sát tự động từ trên xuống
dưới, hạn chế nhũng nhiễu nhờ
tính công khai, minh bạch. Công
khai từ dữ liệu đến quy trình và
kết quả xử lý. Qua cổng 1022,
người dân có thể phản ánh tất cả
vấn đề đến chính quyền.
“Nếu có cán bộ nhũng nhiễu
ngâm lâu hồ sơ, thay vì giải quyết
nhanh mà ngâm quá lâu mà không
ai biết được điều này. Qua Trung
tâmĐiều hành, quy trình được công
khai, minh bạch và được giám sát
bởi hệ thống thì lãnh đạo các cấp
chỉ cần một cái click chuột là biết
ngay. Vậy thì đâu cán bộ nào dám
làm sai” - ông Cường nhấn mạnh.
Như thế, ông Lê Quốc Cường
cho biết ba trung tâm là Trung tâm
Điều hành, Trung tâmMô phỏng và
dự báo kinh tế-xã hội, Trung tâm
An toàn thông tin với Kho dữ liệu
dùng chung có sự liên kết thành
một vòng tròn khép kín. Trong đó
dữ liệu là nền tảng, cung cấp cho
Trung tâm Điều hành để ra quyết
định chỉ đạo, điều hành. Thông
tin sản sinh ra từ Trung tâm Điều
hành và Trung tâm Mô phỏng sẽ
được cung cấp ngược trở lại cho
kho dữ liệu để phục vụ những mục
tiêu khác nhau.
“Chúng ta tin tưởng rằng với
ĐTTM, TP sẽ tiết kiệm được rất
nhiều thứmà trướcmắt là tiết kiệm
được thời gian và công sức. Mục
tiêu của ĐTTM đã cơ bản được
hiện rõ là nâng cao hiệu quả quản
lý của chính quyền, giải quyết các
vấn đề nhanh chóng hơn, chính xác
hơn, còn người dân được phục vụ
và chăm sóc tốt hơn, môi trường
làm việc và môi trường sống tốt
hơn” - ông Cường nói.
Theo ông Cường, song song với
đó, năng suất lao động của chính
quyền và người dân cũng cao hơn.
Chẳng hạn, với các ứng dụng thông
minh, công việc được triển khai và
giải quyết nhanh chóng. Nếu người
dân biết ứng dụng giao thông thông
minh sẽ tránh kẹt xe, biết ứng dụng
dịchvụcông sẽkhỏi phải đi lại nhiều
lần… Thời gian đó, người dân có
thể dùng để lo toan công việc và
cuộc sống của chính mình.
Lãnh đạo TP.HCM cũng nâng
cao công tác chỉ đạo điều hành
thông qua app trên điện thoại, có
thể truy cập dữ liệu mọi lúc mọi
nơi, giúp việc nắm bắt thông tin và
điều hành của lãnh đạo kịp thời.•
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook