109-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy18-5-2019
THÙY LINH- CHÂNLUẬN
N
gân hàng Nhà nước (NHNN)
đang lấy ý kiến cho dự thảo
Thông tư sửa đổi, bổ sung
Thông tư 39/2014 hướng dẫn về
dịch vụ trung gian thanh toán.
Điểm đáng chú ý tại dự thảo này
là quy định: Tổng hạnmức giao dịch
của một ví điện tử cá nhân bao gồm
giao dịch chuyển tiền từ ví điện tử
này sang ví điện tử khác và giao
dịch thanh toán cho các hàng hóa,
dịch vụ hợp pháp tối đa là 20 triệu
đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng.
Còn đối với tổ chức, tổng hạn mức
giao dịch tối đa là 100 triệu đồng/
ngày và 500 triệu đồng/tháng.
Không nên “khóa ví tiền”
người tiêu dùng
Nhiều ý kiến băn khoăn về hạn
mức giao dịch ví điện tử quy định
tại dự thảo trên. Đại diện Công ty
Vận tải đường sắt Hà Nội, doanh
nghiệp đã liên kết với bốn đơn vị
thu hộ và bốn đơn vị cung cấp dịch
vụ ví điện tử cho rằng hạn mức 20
triệu đồng/tháng như dự thảo là rất
hạn chế đối với việc thanh toán mua
vé tàu hỏa cho một nhóm người.
“Việc chấp nhận cơ chế mở trong
thanh toán điện tử sẽ giúp tăng thêm
nhiều tiện ích dịch vụ, khuyến khích
người dùng sử dụng nhiều hơn” - vị
đại diện nêu quan điểm.
Tại hội thảo lấy ý kiến doanh
nghiệp về dự thảo 39/2014 vừa tổ
chức, TS Cấn Văn Lực, chuyên
gia kinh tế trưởng của Ngân hàng
BIDV, nhìn nhận nên có hạn mức
trong giao dịch thanh toán qua ví
điện tử nhằm tránh rủi ro về rửa tiền,
đánh bạc. Song cần xem xét nâng
hạn mức mỗi tháng lên 150 triệu
đồng hoặc 200 triệu đồng. 
Bởi với hạn mức 20 triệu đồng/ví/
ngày và 100 triệu đồng/tháng như
quy định tại dự thảo là tương đối
thấp so với mặt bằng bình quân thu
nhập hiện nay của người dân cũng
như với nhu cầu, yêu cầu, thị hiếu về
tiêu dùng của khách hàng. “Nếu để
hạn mức thấp như trong dự thảo có
thể làm kìm hãm sức tiêu dùng của
nềnkinh tế” - ôngLực nêuquanđiểm.
Đồng quan điểm, Chủ tịch Hiệp
hội Thương mại điện tử Việt Nam
Nguyễn Thành Hưng cũng cho rằng
thanh toán điện tử đang là điểm
nghẽn, do đó cần có cơ chế khuyến
khích thay vì hạn chế. Hạn mức
100 triệu đồng/tháng như dự thảo
có thể thỏa đáng ở thời điểm hiện
nay nhưng không phù hợp trong
thời gian tới.
“Thị trường thay đổi rất nhanh.
Một gia đình đi du lịch mua bốn
suất đã là 120 triệu đồng, do vậy
nếu đặt hạn mức thấp sẽ gây cản trở
cho thanh toán điện tử. Mức sống
ngày nay khá cao và người tiêu dùng
sẵn sàng chi trả cho những giá trị
lớn. Do đó nên xem xét, cân nhắc
để có quy định thông thoáng và độ
mở cao hơn” - ông Hưng góp ý.
Một số ý kiến khác cũng cho rằng
về bản chất ví điện tử là tài sản của
người dùng, do đó họ cần có quyền
định đoạt đối với tài sản của mình.
Có thể được sửa đổi
Ngoài các quy định trên, dự thảo
còn đưa ra nhiều sửa đổi, bổ sung
mới theo hướng kiểm soát việc mở
tài khoản ví. Điển hình như cá nhân
mở ví điện tử cần cung cấp thông
tin, giấy tờ như căn cước công dân,
CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn,
giấy khai sinh; tổ chức cung ứng
dịch vụ ví điện tử (MoMo, ZaloPay,
AirPay,Moca, Payoo...) phải kiểmtra,
đối chiếu, đảm bảo hồ sơ mở ví của
khách hàng đầy đủ, hợp pháp, hợp
lệ theo quy định; đồng thời có biện
pháp xác định khách hàng là người sử
dụng số điện thoại đăng ký mở ví…
Theobansoạnthảo,đâylànhữngquy
định cần thiết để đảmbảo an toàn cho
thanh toán điện tử. Tuy nhiên, nhiều
ý kiến đề nghị NHNN cân nhắc yêu
cầu người dùng phải khai báo thông
tin khi thực hiện hồ sơ mở ví, vì có
thể sử dụng thông tin tài khoản ngân
hàng và thuê bao điện thoại.
Bà Nguyễn Thùy Dương, Phó
Tổng Giám đốc phụ trách dịch
vụ tài chính ngân hàng Công ty
Ernst&Young Việt Nam, cho biết
hiện nay chi phí bình quân để thu
thập thông tin cho một tài khoản
Ví điện tử cá nhân: Chỉ được
xài 100 triệu/tháng?
Trong bối cảnh hội nhập, cần xemxét cho phép ví điện tử có thể giao dịch thanh toán xuyên biên giới.
Nhiều ý
kiến cho
rằng tổng
hạnmức
giao dịch
củamột
ví điện tử
cá nhân
tối đa 100
triệu đồng/
tháng là
quá thấp.
Ảnh: TL
ngân hàng là 300.000 đồng. Đó là
chưa kể các chi phí lưu trữ, quản
lý… phát sinh theo thời gian.
Do đó, việc NHNN buộc các tổ
chức cung ứng dịch vụ ví điện tử
phải thực hiện lại thủ tục xác minh
khách hàng là không cần thiết, gây
phát sinh chi phí cho doanh nghiệp
và xã hội. “Giải pháp cần có là xây
dựng cơ chế kết nối để ngân hàng,
nhà mạng và các doanh nghiệp có
thể chia sẻ và cùng sử dụng thông
tin khách hàng” - bà Dương đề xuất.
Trước những thắc mắc và kiến
nghị trên, ông Phạm Tiến Dũng,
Vụ trưởngVụ Thanh toán (NHNN),
lý giải những quy định tại dự thảo
là căn cứ vào tình hình thực tiễn.
“Chẳng hạn khi đưa ra hạn mức 20
triệu đồng/ngày có thể gặp phản
ứng, tuy nhiên lý do giới hạn là
nhằm tránh trường hợp mua bán,
kinh doanh sau đó sử dụng ví để che
giấu vì mục đích khác như không
khai báo thuế” - ông Dũng lý giải.
Đại diện NHNN dẫn chứng cả
nước có 29 đơn vị trung gian thanh
toán và đơn vị cung cấp ví điện tử
có số lượng lớn nhất khoảng 60 triệu
giao dịch/năm. Các giao dịch qua
ví điện tử thông thường chỉ xoay
quanh con số 200.000 đồng trong
khi giá trị bình quân lớn nhất cũng
chỉ khoảng 5 triệu đồng.
Ông Dũng cũng bày tỏ quan điểm
cá nhân là không muốn đặt hạn mức
thanh toán theo ngày nhưng mức
thanh toán tối đa theo tháng 100
triệu đồng là rất cần thiết và phù hợp.
“Rất ít cá nhân không tiêu hết 100
triệu đồng/tháng qua ví nên doanh
nghiệp trung gian thanh toán cũng
đừng quá lo lắng vì bình quân giá
trị thanh toán của cá nhân qua ví
chỉ 5 triệu đồng” - đại diện NHNN
nói và trấn an “hạn mức này nếu
không phù hợp thì có thể được sửa
đổi sau năm năm nữa”.
NHNN cần tính đến thực
tế thu nhập bình quân
đầu người tăng, tiêu
dùng cá nhân cũng gia
tăng rất nhanh để đặt ra
hạn mức không kìm hãm
thanh toán điện tử.
Cấm mua bán,
thuê… ví điện tử
TrongdựthảoThôngtưsửađổi,
bổsungThôngtư39/2014,NHNNbổ
sungnhiềuhànhvibịcấmtrongsử
dụngvíđiệntử.Vídụ,cấmsửdụng
víđiệntửđểthựchiệncácgiaodịch
cho các mục đích rửa tiền, tài trợ
khủng bố, lừa đảo, gian lận và các
hành vi vi phạmpháp luật khác.
Cấmmua bán, thuê, cho thuê,
chuyển nhượng ví điện tử hoặc
thông tinví điện tử,mởhộ ví điện
tử; mở hoặc duy trì ví điện tử nặc
danh,mạodanh; ủy thác, giaođại
lý cho tổ chức, cá nhân khác thực
hiện hoạt động được phép theo
giấy phép…
Người Việt chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu
ô tô trong 4 tháng
Theo báo cáo sơ bộ của Tổng cục Thống kê, đã có
khoảng 52.000 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu về nước
trong bốn tháng đầu năm 2019, đạt tổng giá trị kim ngạch
1,1 tỉ USD. Như vậy so với cùng kỳ năm ngoái, kim
ngạch nhập khẩu ô tô bốn tháng đầu năm nay đã tăng đến
678% về lượng và tăng trên 537% về giá trị.
Trong ba tháng gần đây, kim ngạch nhập khẩu ô tô luôn
vượt qua mốc 13.000 chiếc, cao gấp nhiều lần so với cùng
giai đoạn này của năm 2018. Đáng chú ý phần lớn các loại
ô tô nhập khẩu về nước đều có xuất xứ từ Thái Lan chiếm
đến 66,5% tổng lượng ô tô nhập khẩu. Đứng ở vị trí tiếp
theo là Indonesia.
Theo các chuyên gia, việc ô tô nhập khẩu từ Thái Lan
và Indonesia chiếm tỉ trọng lớn không nằm ngoài dự tính.
Bởi lẽ các loại ô tô nhập khẩu từ hai quốc gia này đều
đang được hưởng mức thuế suất nhập khẩu 0% theo quy
định tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
Nhập khẩu ô tô tăng mạnh, đặc biệt là xe gia đình cho
thấy nhu cầu rất lớn của người dân Việt Nam về sản phẩm
này. Tuy nhiên, đây lại là thách thức đối với giao thông và
ngành sản xuất ô tô trong nước.
QUANG HUY
Chính thức áp thuế 10,9% với thép cuộn,
thép dây nhập khẩu
Bộ Công Thương vừa chính thức ban hành Quyết định
1230 về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp
phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm thép dây, thép
cuộn nhập khẩu vào Việt Nam. Biện pháp chống lẩn tránh
biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng dưới hình
thức thuế nhập khẩu bổ sung với mức thuế là 10,9% kể từ
ngày 28-5-2019 đến hết ngày 21-3-2020.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu các mặt hàng thép nêu trên
nếu cho rằng hàng hóa nhập khẩu của mình khác biệt với
hàng hóa sản xuất trong nước có thể nộp hồ sơ đề nghị
miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Trước đó, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương
cho biết đã quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá
giá chính thức đối với mặt hàng thép chữ H nhập khẩu,
mức thuế áp từ 20,48% đến 29,4% đối với hàng từ Trung
Quốc, Hàn Quốc. Đây được xem là biện pháp bảo vệ sản
xuất trong nước trước những nguy cơ bán phá giá từ các
doanh nghiệp nước ngoài.
PV
Tiêu điểm
Nên cho phép ví điện tử
xuyên biên giới
Trong bối cảnh hội nhập, cần xem
xét cho phép ví điện tử có thể giao
dịch thanh toán xuyên biên giới. Nhìn
từ thực tế như tour du lịch 0 đồng của
Trung Quốc cho thấy khách du lịch
Trung Quốc sang Việt Nam chi tiêu
nhưng tiền lại quay về Trung Quốc.
NhưvậyViệtNamcũngcầnphảitính
toán khả năng có nên cho ví điện tử
đượcthanhtoánbằngtiềnđồngxuyên
biêngiớihaykhông.Nếucóthìcầnphải
tính toánđểbổsungvào thông tưmới.
TS
CẤNVĂN LỰC
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook