109-2019 - page 9

9
Tiêu điểm
Kiểm tra hiệu quả máy bơm khủng
đường Nguyễn Hữu Cảnh
UBND TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các đơn
vị tăng cường công tác chống ngập đường Nguyễn
Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) trong mùa mưa. Theo
văn bản, dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh
có tổng kinh phí 473 tỉ đồng do Khu quản lý giao
thông đô thị số 1 làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành
vào năm 2019.
Trong quá trình nâng cấp, TP đã thuê máy bơm
khủng từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp
Quang Trung, tuy nhiên mới đầu mùa mưa mà
đường Nguyễn Hữu Cảnh và nhiều tuyến đường
khác đã bị ngập. Chính vì vậy, UBND TP đề nghị
Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Quang
Trung vận hành máy bơm chống ngập đường
Nguyễn Hữu Cảnh đạt hiệu quả cao nhất, đảm
bảo tuyệt đối không để xảy ra tình trạng ngập, ảnh
hưởng đến sinh hoạt và giao thông của người dân.
UBND TP giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành và UBND quận Bình Thạnh tăng
cường kiểm tra, giám sát công tác chống ngập trên
đường Nguyễn Hữu Cảnh trong mùa mưa năm nay;
đồng thời nghiên cứu các ý kiến của Sở Tài chính về
giá thuê dịch vụ, định kỳ hằng năm rà soát lại định
mức theo quy định, làm cơ sở trình UBND TP xem
xét, điều chỉnh giá thực hiện dịch vụ. Sở Xây dựng
phối hợp với Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật
(thuộc Sở Xây dựng) cử cán bộ trực tiếp kiểm tra
hiện trường, ghi nhận số liệu và đánh giá hiệu quả
hoạt động của máy bơm chống ngập trong từng cơn
mưa.
UBND TP giao Sở Tài chính chuyển nguồn vốn
duy tu thoát nước về Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ
thuật nhằm thanh toán hợp đồng cho Công ty Quang
Trung theo đúng quy định. Trước đó, UBND TP
đã ký hợp đồng thuê máy bơm khủng với Công ty
Quang Trung giá 14,2 tỉ đồng/năm.
ĐÀO TRANG
Nút giao 3 tầng ở TP Đà Nẵng
tăng vốn thêm 173 tỉ
Sáng 17-5, tại kỳ họp bất thường HĐND TP Đà
Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021, các đại biểu
HĐND TP đã biểu quyết thông qua chủ trương đầu
tư công 10 dự án trọng điểm trên địa bàn TP, trong
đó có điều chỉnh dự án cải tạo cụm nút giao thông
phía Tây cầu Trần Thị Lý. Việc điều chỉnh dự án
nhằm cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại khu
vực cụm nút phía Tây cầu Trần Thị Lý; tạo nên một
trục giao thông hoàn chỉnh kết nối với sân bay quốc
tế Đà Nẵng và khu vực biển phía Đông TP…
Cụ thể, sẽ quy hoạch nút Duy Tân - 2 Tháng 9
dạng ba tầng theo hướng bố trí cầu vượt thép rộng
15 m, bốn làn xe chạy dọc đường 2 Tháng 9, đường
gom hai bên rộng 6 m, vỉa hè khoảng 3 m. Dọc
đường Duy Tân bố trí hầm chui, kéo dài từ khu vực
gần đường Lê Đình Thám đến đầu cầu Trần Thị Lý,
rộng 14,5 m, bốn làn xe, đường gom hai bên rộng
6-10,5 m, vỉa hè hai bên rộng 2-6,5 m.
Tại cụm nút giao này, Đà Nẵng cũng quy hoạch
tuyến đường Bạch Đằng nối dài qua khu công viên
phía Bắc đài tưởng niệm, lòng đường rộng 15 m, vỉa
hè hai bên rộng 3 m, kết nối ra đường 2 Tháng 9 tại
vị trí phía Bắc đài tưởng niệm.
Dự án này trước đó có tổng mức đầu tư hơn 550
tỉ đồng từ ngân sách TP. Sau điều chỉnh, tổng mức
đầu tư lên hơn 723 tỉ đồng. Dự án dự kiến khởi công
cuối năm 2019, hoàn thành trong năm 2020...
TẤN VIỆT
Hàng loạt ô tô tràn vào làn xe máy trên cao tốc
Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản đề nghị Cục CSGT
(Bộ Công an) xử lý tình trạng ô tô tràn vào làn xe máy
trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Theo Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn
(thuộc Sở GTVT TP.HCM), thông qua hệ thống camera
giám sát trung tâm đã phát hiện 61 ô tô đi vào làn đường
xe hai bánh trên đoạn đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây từ đầu tháng 5 đến nay. Tháng 4, đơn
vị này cũng ghi nhận có 51 ô tô đi vào làn xe máy tại
đoạn đường dẫn cao tốc này.
Trước tình trạng ô tô lấn làn, cố tình vi phạm Luật
Giao thông đường bộ, phía Sở GTVT TP.HCM cho biết
đơn vị không có thẩm quyền để xử lý các trường hợp vi
phạm mà thẩm quyền thuộc Cục CSGT (thuộc Bộ Công
an).
Trước đó, Sở GTVT TP.HCM đã nhiều lần đề nghị Cục
CSGT chỉ đạo lực lượng chức năng xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ trên đoạn
đường dẫn cao tốc Long Thành - Dầu Giây (đoạn qua
địa bàn TP.HCM). Đặc biệt là các trường hợp lưu thông
không đúng phần đường, làn đường quy định; lưu thông
vào đường cấm, lưu thông quá tốc độ quy định... Tuy
nhiên, đến nay tình trạng ô tô, đặc biệt là các loại xe chở
khách tuyến TP.HCM - Vũng Tàu vẫn tiếp tục lưu thông
vào phần đường dành riêng cho xe hai bánh trên đoạn
đường dẫn này.
ĐÀO TRANG
Lãnh đạo huyện Định Quán
đã chỉ đạoban, ngành liênquan
khảo sát những vị trí có nguồn
thải đổ ra lòng hồ Trị An để tìm
nguyên nhân và khắc phục.
Không kịp cứu đàn cá
chết quá nhanh
Theo UBNDhuyệnĐịnhQuán, có khoảng 16 hộ bị thiệt hại với khoảng
338 tấn cá.
VŨHỘI
C
hiều 17-5, UBND huyện
ĐịnhQuán (ĐồngNai) đã
có báo cáo về hiện tượng
cá chết hàng loạt tại làng cá
bè La Ngà (lòng hồ Trị An,
huyện Định Quán). Theo ghi
nhận ban đầu, khoảng 16 hộ
nuôi cá bị thiệt hại khoảng
338 tấn với các loại cá lăng,
cá chép, điêu hồng, cá mè.
Nợ lại chồng nợ
Theo cơ quan chức năng, vào
đêm 15 và rạng sáng 16-5, sau
cơn mưa lớn khoảng năm giờ
đồng hồ thì các hộ dân nuôi
cá bè trên sông phát hiện cá lờ
đờ nổi lên mặt nước, có hiện
tượng thiếu ôxy và bắt đầu
chết hàng loạt.
Ngày 17-5, PV
Pháp Luật
TP.HCM
có mặt tại làng cá bè
La Ngà để ghi nhận tình hình
thiệt hại. Nói với PV, ông Ngô
Văn Thái, người nuôi cá bè ở
xã La Ngà, cho biết ông đã tìm
mọi cách để cứu đàn cá nhưng
mọi việc xảy ra quá nhanh, ông
Thái bất lực nhìn cả gia sản nổi
trắng lồng. “Mưa lớn, nước từ
thượng nguồn đổ về khiến cá
chết hàng loạt. Số cá chết đa
phần chuẩn bị xuất bán và có
giá cao” - ông Thái nói.
Một người đàn ông tên Sáu
nói gia đình ông là một trong
những hộ bị thiệt hại nặng với
hàng chục tấn cá chết. Ông Sáu
cho biết tiền vay mua cá giống
chưa trả hết nên cả gia đình hy
vọng tháng sau lên cá bán để
trả nợ. “Bây giờ cá chết trắng,
nợ lại chồng nợ, không biết bao
giờ trả nổi” - ông Sáu than.
Theo người dân, khi phát
hiện cá chết bất thường, các
hộ nuôi cá đã thực hiện nhiều
biện pháp nhưmởmáy sục khí
ôxy, cắt thả lồng bè trôi về phía
hạ nguồn cầu La Ngà…nhưng
cá chết vẫn ngày một nhiều.
“Nhìn cá chết trắng lồng bè,
lòng chúng tôi đau như cắt.
Để vớt vát, chúng tôi bán vội
“Nhìn cảnh cá chết hàng loạtmà lòng chúng tôi đau như cắt”. Ảnh: VŨHỘI
Bước đầu có thể
nhận định do sau
trận mưa, nước bẩn
đầu nguồn chảy về
khiến cá thiếu ôxy,
dẫn đến ngộp thở và
chết với số lượng lớn.
Năm 2018: Gần 2.000 tấn cá chết
Đúng tháng 5 nămngoái, hiện tượng cá chết hàng loạt cũng
đã xảy ra trên sông La Ngà khiến 129 hộ nuôi cá của hai xã La
Ngà (52 hộ), Phú Ngọc (77 hộ) bị thiệt hại nặng với gần 2.000
tấn cá. Chính quyền đã hỗ trợ người dân bị thiệt hại gần 12,3 tỉ
đồng, trích từnguồndựphòngcủangân sáchhuyệnĐịnhQuán.
cho thương lái số cá còn lại
với giá 15.000-40.000 đồng/
kg tùy loại, thấp hơn rất nhiều
so với giá thu hoạch thường
là 80.000-100.000 đồng/kg”.
Huyện đã khuyến cáo
Saukhi sựviệcxảy ra,UBND
huyện Định Quán đã có văn
bản gửi Sở NN&PTNT, Sở
TN&MT, Chi cục Thủy sản,
Chi cục Bảo vệ môi trường
đề nghị đến điều tra để xác
định nguyên nhân khiến cá
bè nuôi chết hàng loạt trên
sông La Ngà.
“Tình trạng cá bè nuôi bị
chết hàng loạt thường xảy ra ở
thời điểm giao mùa giữa mùa
khô sang mùa mưa. Thời điểm
này nước sông xuống cạn,
khi xảy ra mưa lớn làm nước
từ đất liền chảy xuống trong
khi số lượng bè nuôi cá dày
làm lượng ôxy trong nước tụt
giảm dẫn đến cá chết” - Phó
Chủ tịch UBND huyện Định
Quán Ngô Tấn Tài cho biết
và nhận định.
Trả lời câu hỏi năm nào
cũng có hiện tượng này, sao
ngành chức năng không tiên
liệu, khắc phục để giảm thiệt
hại cho dân, ông Tài cho biết:
“Chúng tôi đã có khuyến cáo,
tuyên truyền các hộnuôi cá thực
hiện kế hoạch giảm đàn, giảm
mật độ nuôi, khẩn trương bán
các loại cá đến mùa thu hoạch
nên số lượng cá chết có giảm
so với năm trước. Tuy nhiên,
vẫn còn các hộ chưa kịp bán
nên bị thiệt hại”.
Cùng ngày, tổ công tác của
Phòng Cảnh sát phòng, chống
tội phạm về môi trường, Công
an tỉnh Đồng Nai đã có mặt
tại hiện trường, phối hợp
với cán bộ Sở TN&MT, Sở
NN&PTNT tỉnh Đồng Nai
và UBND huyện Định Quán
tiến hành lấy mẫu nước, mẫu
cá để phân tích, điều tra làm
rõ nguyên nhân.
“Phải chờ vài ngày nữa mới
có kết luận chính xác nguyên
nhân. Bước đầu có thể nhận
định do sau trận mưa, nước
bẩn đầu nguồn chảy về khiến
cá thiếu ôxy, dẫn đến ngộp thở
và chết với số lượng lớn” - một
cán bộ cảnh sát môi trường
cho biết.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook