111-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa21-5-2019
VIẾTLONG-TRÀPHƯƠNG-ĐÀOTRANG
C
ó nhiều ý kiến trái chiều sau
khi Bộ Công Thương có báo
cáo Thủ tướng về việc điều
chỉnh giá bán lẻ điện từ ngày 20-
3-2019. Chúng tôi đã trao đổi với
đại biểu Quốc hội, chuyên gia và
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
liên quan đến vấn đề trên.
Hình thành thị trường
bán lẻ điện cạnh tranh
Trao đổi với báo chí, ông Dương
Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng
thành viên EVN, cho biết: Với
các chỉ đạo của Bộ Công Thương,
trước hết EVN đã có văn bản gửi
các tổng công ty điện lực yêu cầu
rà soát, kiểm tra chặt chẽ việc tính
hóa đơn, giải quyết kịp thời các
khiếu nại, thắc mắc của khách hàng;
tăng cường công tác dịch vụ khách
hàng, cung cấp kịp thời thông tin
một cách công khai, minh bạch cho
các cơ quan thông tấn báo chí, các
cơ quan có liên quan.
“Tập đoàn cũng sẽ cung cấp đầy
đủ thông tin về lượng điện năng tiêu
thụ của các khách hàng hằng tháng
cho Bộ Công Thương, Bộ KH&ĐT
để đánh giá tác động gián tiếp về ảnh
hưởng của việc tăng giá điện từ ngày
20-3-2019.Trongđóbaogồmso sánh
điện năng tiêu thụ từng tháng so với
cùng kỳ năm trước, so với trước khi
tăng giá điện và các thông tin liên
quan khác theo yêu cầu” - ôngDương
Quang Thành cam kết.
Lãnh đạo EVN cũng cho hay sẽ
tổng hợp số liệu về lượng điện năng
tiêu thụ của các khách hàng theo các
bậc thang; đánh giá tình hình tiêu
thụ thực tế kết hợp nghiên cứu kinh
nghiệm của các nước để báo cáo
Bộ Công Thương phương án điều
chỉnh bậc thang giá điện sinh hoạt
và biểu giá điện, lấy ý kiến rộng rãi
nhân dân để trình Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định.
“Hiện nay, toàn bộ khách hàng
sử dụng điện đều có thể tự tra cứu
thông tin về lượng điện sử dụng, hóa
đơn tiền điện và chi tiết cách tính
tiền điện trong tháng. Tuy nhiên, tập
đoàn cũng sẽ kịp thời nghiên cứu để
điều chỉnh mẫu hóa đơn tiền điện
phát hành hằng tháng sao cho dễ
hiểu hơn, đồng thời chấn chỉnh kịp
thời các sai sót nếu xảy ra trong quá
trình ghi chỉ số và thanh toán tiền
điện” - lãnh đạo EVN nhấn mạnh.
Tập đoàn sẽ hoàn thành đề án
tách bạch về tổ chức khâu phân
phối và khâu bán lẻ điện trong
năm 2019, tách các đơn vị bán lẻ
để tiến hành cổ phần hóa theo lộ
trình của Quyết định 168 của Thủ
tướng Chính phủ. “Tất cả công tác
tái cơ cấu đều hướng tới việc hình
thành thị trường bán lẻ điện cạnh
tranh” - lãnh đạo EVN tuyên bố.
Cần có cơ quan độc lập
kiểm tra
Trao đổi với PV, đại biểu Quốc
hội Trần Hoàng Ngân (TP.HCM)
nêu quan điểm: “Nhiều ý kiến cho
rằng không nên để giá điện sinh
hoạt theo bậc thang mà chỉ một
giá nhưng tôi cho rằng giá điện
sinh hoạt cần phải chia theo bậc
thang. Tuy nhiên, việc chia bậc ra
sao cần phải được nhà quản lý tính
toán phù hợp với thực tế tiêu dùng
điện của người dân”.
Ông Ngân nhận định hiện nay
nhu cầu sử dụng điện của người
dân cao hơn so với trước đây. Thu
nhập bình quân của người dân tăng
lên và bà con mua sắm nhiều các
thiết bị điện tử, điện lạnh phục vụ
đời sống. Do vậy, hằng tháng người
dân sẽ sử dụng nhiều điện hơn, chỉ
số tiêu thụ điện cũng cao hơn.
Từ phân tích trên, ông Ngân đánh
giá việc nhà quản lý để bậc thang
đầu tiên ở mức 50 kWh như hiện
nay là không còn phù hợp nữa. “Tôi
cho rằng Bộ Công Thương cần tính
toán xây dựng biểu giá điện sinh
hoạt ít bậc hơn và thay đổi hạn
mức tính giá hợp lý, vừa mang lại
quyền lợi cho khách hàng nhưng
vẫn đảm bảo chính sách tiết kiệm
Cần có cơ quan độc lập kiểm tra
về giá điện
Ngành điện sẽ chấn chỉnh kịp thời các sai sót nếu xảy ra trong quá trình ghi chỉ số và thanh toán tiền điện.
Dù Bộ Công
Thương vừa
có văn bản
báo cáo
Chính phủ về
các nguyên
nhân tăng
giá điện
nhưng nhiều
người chưa
đồng tình với
báo cáo này.
Ảnh: HOÀNG
GIANG
điện” - ông Ngân đề xuất.
Đối với vấn đề áp giá điện, nguyên
nhân tăng giá điện, PGS-TS Ngô
Trí Long, chuyên gia kinh tế phân
tích: Các hoạt động về tài chính của
ngành điện đã được công khai nhưng
minh bạch hay chưa thì chỉ có các cơ
quan chức năng vào cuộc kiểm tra
mới biết chính xác được. “Để kiểm
tra ngành điện có minh bạch hay
không cần phải có cơ quan độc lập
kiểm tra lại để đảm bảo tính độc lập,
khách quan” - ông Long nhấnmạnh.
Vị chuyên gia này cũng nhìn nhận
biểu giá điện bậc thang theo lũy tiến
bộc lộ rõ nhiều bất cập. “Do đó việc
xây dựng lại biểu giá điện bán lẻ là
cần thiết và cần phải có sự phối hợp
giữa các cơ quan chức năng, chuyên
gia am hiểu về chuyên môn. Qua
đó để xây dựng một biểu giá điện
đảm bảo hài hòa lợi ích giữa EVN
và người tiêu dùng” - ông Long
khuyến nghị.•
Việc nhà quản lý để bậc
thang đầu tiên ở mức
50 kWh như hiện nay là
không còn phù hợp nữa.
Sẽ thoái toàn bộ vốn tại các tổng công ty
phát điện
EVN cho hay đã hoàn thành việc cổ phần hóa Tổng Công ty Phát điện
3, đã duyệt kế hoạch cổ phần hóaTổng Công ty Phát điện 2 và đang trình
Thủ tướng Chính phủ kế hoạch cổ phần hóa Tổng Công ty Phát điện 1.
Dự kiến trong năm 2019-2020 sẽ hoàn thành thủ tục cổ phần hóa các
tổng công ty phát điện 1 và 2.
Sau hai năm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, tập đoàn sẽ
lập phương án thoái toàn bộ vốn tại các tổng công ty phát điện để báo
cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
EVN cũng cho hay đã hoàn thành đề án chuyển Trung tâmĐiều độ hệ
thống điện Quốc gia thành công ty TNHH một thành viên và đã trình Ủy
banQuản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào cuối năm2018. Hiện nay,
ủy ban đang xemxét để trìnhThủ tướng phê duyệt. Sau khi có quyết định
phê duyệt của Thủ tướng, tập đoàn sẽ khẩn trương triển khai thực hiện.
Tiêu điểm
Hơn 14.000 kiến nghị,
thắc mắc về điện
TheothốngkêcủaEVNtừphầnmềm
quản lý, chăm sóc khách hàng từ ngày
20-3đến 4-5 cho thấy tậpđoànđã tiếp
nhậnvàgiảiđáp71.504yêucầucủakhách
hàng liên quan đến hóa đơn tiền điện.
Trong đó có hơn 14.000 kiến nghị của
kháchhàng thắcmắc về chỉ số công tơ
điện, hóađơn tiềnđiện, chiếmtỉ lệgần
20%.“Cáccâuhỏiđềuđượctrảlời100%
và các khách hàng đều hài lòng, đồng
ý với kết quả giải quyết”- EVN chobiết.
Đối với tám thắc mắc của khách
hàng thông qua Facebook, EVN đã
chủ động liên hệ, sau khi được giải
thích khách hàng đã hiểu nguyên
nhân và gỡ bài viết.
Tuy vậy, dễ thấy là sau khi
kết luận kiểm tra giá điện
của Bộ Công Thương được
công bố và báo cáo Thủ tướng, dường như công luận vẫn
không cảm thấy thuyết phục và đưa ra nhiều thắc mắc.
Bộ Công Thương không trả lời thẳng và đúng trọng tâm
vào câu hỏi: Vì sao vừa qua hóa đơn tính tiền điện của
rất nhiều hộ tăng gấp đôi, gấp ba, thậm chí cao hơn? Vì
sao công thức tính giá điện và cách thức phân bổ chi phí
cũng như chi phí trong cơ cấu giá điện còn thiếu minh
bạch? Có hay không chuyển lỗ từ các khoản đầu tư kém
hiệu quả vào chi phí điện năng, bắt dân phải gánh? Phải
chăng chính phương pháp tính lũy tiến không còn phù
hợp thực tế, dẫn đến tình trạng dân vừa phải trả thêm tiền
điện do giá tăng cao, vừa trả thêm tiền do nhảy bậc?...
Dĩ nhiên nếu việc tăng giá điện là bất khả kháng thì
người dân chắc cũng sẵn sàng móc thêm hầu bao để đảm
bảo điện không ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc gia. Thế
mà một số nội dung trong báo cáo của Bộ Công Thương
cứ như... nói lấy được.
Lần trước khi lấy lý do giá điện Việt Nam thấp nhất
trong số nhiều nước bị chỉ trích thì lần này Bộ Công
Thương đưa thêm phần so sánh giá điện với GDP vào.
Nhưng những luận điểm này chưa đầy đủ, chưa đủ sức
thuyết phục.
Bởi đã so sánh giá điện Việt Nam đang thấp hơn rất
nhiều nước thì phải so sánh với cả đồng lương và thu
nhập thực tế; phải so sánh với chi phí đầu vào của ngành
điện các nước, so sánh với mức an sinh xã hội. Đặc biệt
có chuyên gia còn cho rằng nếu tính theo các bậc trên
cao, giá Việt Nam lại thuộc hàng đắt đỏ chứ không hề rẻ.
Hơn nữa chỉ có những con số biết nói về thực tế chi phí
sản xuất, kinh doanh, quản lý ngành điện; chi phí, giá
thành đầu vào… mới có thể thuyết phục được cả người
dân lẫn doanh nghiệp. Đáng tiếc là những thông tin cơ
bản này lại chưa được công bố chi tiết, kịp thời, công khai
rộng rãi cho người dân, những người đóng thuế biết.
Hệ quả tất yếu là người dân, vốn đóng thuế để duy trì
hệ thống doanh nghiệp nhà nước, không thể biết được
những cái cần biết. Họ chỉ ngã ngửa người khi các đại
án xảy ra và hàng ngàn tỉ, chục ngàn tỉ... bị ném vào lãng
phí, thất thoát. Và đương nhiên kể cả người dân muốn
giám sát cũng chẳng có cơ sở nào khi tất cả số liệu cần
công khai thì lại... tù mù!
Vì vậy, dễ thấy báo cáo của Bộ Công Thương về giá
điện cần phải chờ những cơ sở đối chứng khác. Thủ tướng
đã giao Thanh tra Chính phủ chủ trì một cuộc thanh tra
giá điện. Người dân đang kỳ vọng tới đây sẽ được chứng
kiến một báo cáo khách quan, công bằng và minh bạch
của cơ quan thanh tra!
CHÂN LUẬN
Báo cáo về tănggiáđiện chưa thuyết phục người dân
(tiếp theo trang1)
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook