111-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa21-5-2019
Nhà đầu tư đường bộ cao tốc Bắc-Nam
được hưởng lợi gì?
Bộ GTVT vừa kêu gọi đầu tư dự án xây dựng một
số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam nhánh
phía Đông, giai đoạn 2017-2020. Đây là lần đầu tiên Bộ
GTVT đấu thầu quốc tế tám dự án theo hình thức đối tác
công tư (TPP).
Theo đó, Bộ GTVT cho biết nhà đầu tư, doanh nghiệp
tham gia dự án sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Hàng hóa nhập
khẩu để thực hiện dự án được hưởng ưu đãi theo quy định
của pháp luật về thuế xuất và nhập khẩu.
Cạnh đó, nhà đầu tư được miễn hoặc giảm tiền sử dụng
đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao; hoặc được
miễn, giảm tiền thuê đất trong thời gian thực hiện dự án
phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai; đồng thời
đảm bảo quyền sở hữu tài sản trong thời gian thi công dự
án cũng như các ưu đãi và đảm bảo khác theo quy định của
pháp luật.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam cũng được Quốc hội
thông qua chủ trương mức phí và lộ trình tăng phí. Theo
đó, mức phí khởi điểm là 1.500 đồng/xe con/km và trần là
3.400 đồng/xe con/km (giai đoạn 2042-2044). Như vậy,
mức phí cao tốc được đảm bảo tăng phí đúng theo lộ trình.
Ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công
tư (PPP), cho biết hiện nay dự án không bảo lãnh doanh thu
và chuyển đổi ngoại tệ. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ bố trí kinh
phí hỗ trợ vốn để giải phóng mặt bằng cho dự án.
Ông Huy cho hay hiện Bộ GTVT đã bán ra 80 hồ sơ cho
các nhà đầu tư và đã có nhiều nhà đầu tư đến từ Anh, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... quan tâm dự án.
“Theo dự kiến, tháng 8 tới Bộ GTVT sẽ công khai kết
quả sơ tuyển, tháng 10 thông báo mời thầu và tháng 3-2020
công khai kết quả đấu thầu. Như vậy, Bộ GTVT kỳ vọng
đến tháng 4-2020 sẽ đàm phán ký hợp đồng dự án để triển
khai xây dựng” - ông Huy thông tin.
VIẾT LONG
TP.HCM: Tiếp tục cho thuê quảng cáo
trên xe buýt lần 5
Ông Lê Hà Ân, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao
thông công cộng TP.HCM (viết tắt là trung tâm), cho biết
hôm nay (21-5), Trung tâm Đấu giá TP.HCM và trung tâm
sẽ ký hợp đồng tổ chức đấu giá cho thuê quảng cáo trên xe
buýt.
khoảng 60-100 triệu đồng.
Trong khi chi phí bỏ ra rất ít
vì chỉ tốn vài trăm lít dầu và
nhân công.
Cũng theo Thiếu tá Hùng,
việc xử phạt đối với hành vi
khai thác, vận chuyển cát không
có giấy phép đang được thực
hiện theo Điều 44 Nghị định
33/2017 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tài
nguyên nước và khoáng sản.
Theo đó, mức phạt tối đa cho
hành vi khai thác cát trái phép
là 100-200 triệu đồng (với khối
lượng từ 50 m
3
trở lên), đồng
thời tịch thu toàn bộ tang vật
và phương tiện vi phạm.
Để đối phó, ngoài việc bỏ
chạy và trút lại cát xuống biển
như đã nêu, sa tặc thường khai
thác bằng các tàu nhỏ dưới 50
m
3
, sau đó bơmqua các tàu lớn
neo đậu quanh đó. Do các tàu
Ngư dân PhạmVănA. chỉ về con tàu củamình còn vết nứt do va chạmvới tàu hút cát. Ảnh: HOÀNGKIM
Trị sa tặc: Phạt thật nặng, tăng
Tàu khai thác cát lậu chủ yếu hoạt động vào ban đêmở khu vực CồnNgựa, cách bờ 30 kmvì nơi đây cát sạch, khô
LÊ THOA- THUTRINH
B
iên phòng huyệnCầnGiờ
(TP.HCM) nhìn nhận:
Khoảng thời gian trước
năm 2016-2017, biển Cần Giờ
rất bình yên. Đến năm 2018,
xuất hiện nhiều dự án lớn ở
các tỉnh giáp ranh với TP.HCM
nên nhu cầu cát san lấp mặt
bằng tăng lên. Các tàu hút cát
bắt đầu đổ xô về huyện Cần
Giờ để làm ăn.
Đủ cách đối phó
Thượng tá PhạmLong Bào,
Đồn trưởng Đồn biên phòng
Long Hòa, cho hay năm 2018
đơn vị bắt giữ 43 tàu hút cát lớn
nhỏ, xử phạt gần 1,3 tỉ đồng,
tịch thu hơn 11.500 m
3
cát và
100 máy hút cát. Đáng chú ý,
đa số các tàu mang biển số các
tỉnh phía Bắc như Hải Dương,
NamĐịnh, Hải Phòng,…nên
không thể tìm ra chủ tàu mà
chỉ xử lý được người lái tàu.
“Những người lái tàu đều
không phải dạng vừa. Nếu đã
bị xử phạt rồi họ sẽ lập tức đổi
tàu, vì nếu để bị bắt lần nữa
mức phạt sẽ tăng cao. Vậy nên
họ chuyển sang lái tàu khác để
có bị bắt nữa cũng coi như vi
phạm lần đầu” - ông Bào nói
và thông tin toàn bộ số cát khai
thác lậu sẽ được vận chuyển
đến công trình ở các tỉnh giáp
ranh biển với TP.HCMnhư Bà
Rịa-VũngTàu, LongAn…Hầu
như tàu hút cát lậu cũng xuất
phát từ các tỉnh này.
Theo Thượng tá Bào, tàu
của sa tặc thường đăng ký chở
hàng, khi rời bến xuất trình
đủ giấy tờ. Sau đó họ tự gắn
thêm một số phụ kiện để hút
cát rồi lén vào vùng biển Cần
Giờ trộm cắp cát. Nhiều tàu
vừa đi vừa hút cát rồi nhanh
chóng biến mất. Nếu phát
hiện bộ đội biên phòng truy
đuổi, họ nhanh chóng xả cát
trở lại biển nên nếu bị bắt thì
thường số lượng cát còn lại
không nhiều dẫn tới mức phạt
không cao.
Thiếu tá Nguyễn Tất Hùng,
PhóĐồn trưởng nghiệp vụĐồn
biên phòng Cần Thạnh, cũng
giãi bày: Nhiều lần anh em bắt
được tàu hút cát, nhảy lên tàu
yêu cầu họ lái vào đất liền để
làm việc. Tuy nhiên, thuyền
trưởng bảo rằng “máy hư rồi,
đợi bọn em sửa đã” rồi cứ thế
để tàu lênh đênh trên biển 2-3
ngày. Cuối cùng đồn phải tốn
tiền thuê tàu lớn kéo tàu này
về, chứ cứ để vậy chắc anh
em lãnh đủ mùi vị của biển.
Một lãnh đạo huyện Cần
Giờ thông tin thêm sa tặc còn
cử người theo dõi cả cơ quan
chức năng. Khi tàu của biên
phòng xuất bến thì có khi tàu
hút cát đã được báo tin và
chạy tản mất.
Thu lợi nhiều,
phạt chả bao nhiêu
Hiện nay, giá cát san lấp trên
thị trường dao động khoảng
120.000-150.000 đồng/m
3
(chưa VAT), nếu có VAT thì
145.000-160.000 đồng/m
3
.
Do trữ lượng các mỏ cát dần
cạn kiệt, công trình xây dựng
ngày càng nhiều nên nhu cầu
cát san lấp hiện rất lớn.
Thiếu tá Nguyễn Tất Hùng
cho biết mỗi sà lan cát thường
chứa 500-600 m
3
. Với giá bán
như trên, mỗi chuyến trộm cát
thành công, chủ tàu sẽ thu lợi
Nếu chỉ riêng lực
lượng bộ đội biên
phòng thì không đủ
sức để đấu tranh
với sa tặc mà cần sự
phối hợp chặt chẽ
giữa các ngành.
Những việc phải làm ngay
Theo lãnh đạo Sở TN&MT TP.HCM, tại hội nghị ngày 23-4, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã giao
UBNDTP chỉ đạo các sở/ngành hoàn thiện đề án“Phòng, chống tình trạng khai thác cát trái phép
trên vùng biển Cần Giờ, vùng giáp ranh giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận”để sớm ban hành. Theo
đó, để công tác phòng, chống khai thác cát trái phép đạt hiệu quả thì cần phải kiểm soát nguồn
gốc cát từ khâu khai thác đến nơi sử dụng.
Trước mắt, để ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép, TP.HCM tập trung thực hiện một
số giải pháp sau:
- Trong năm 2019 tập trung rà soát để thay thế/kiến nghị bổ sung các quy định chưa phù hợp
thực tiễn và điều chỉnh chế độ, chính sách hỗ trợ các lực lượng tham gia kiểm tra, phòng chống
khai thác cát trái phép.
- Từng bước đầu tư, bổ sung cho lực lượng công an, bộ đội biên phòng, quận/huyện các trang
thiết bị phù hợp để phục vụ công tác tuần tra, kiểm tra trên sông, trên biển; xây dựng các chốt
kiểm soát trên biển (quy mô nhà giàn nhỏ) trang bị đầy đủ các phương tiện, kỹ thuật hiện đại.
- Tăng cường kiểm tra hoạt động vận chuyển, kinh doanh cát trên địa bàn TP. Siết chặt việc
quản lý hóa đơn, chứng từ chứngminh nguồn gốc cát; điều kiện hoạt động của phương tiện vận
chuyển; bằng cấp chuyên môn của thuyền viên,…
NGUYỄN CHÂU
Một tàu khai thác cát trái phép bị đồn biên phòng Cần Thạnh
(huyện CầnGiờ) bắt giữ hồi đầu tháng 4-2019.
(Ảnh doĐồn biên phòng Cần Thạnh cung cấp)
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook