111-2019 - page 9

9
Tính đến thời điểm này, điện lực sẽ thanh toán hơn 8
tỉ đồng từ hệ thống điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) mà
người dân đã bán cho ngành điện trước đó. Số tiền này sẽ
được chuyển khoản cho khách hàng ngay sau khi ký hợp
đồng mua bán điện.
Tính toán đầu tư thêm
Ngay sau khi có thông tin ngành điện thanh toán lại
tiền điện từ hệ thống ĐMTAM sau thời gian dài hòa
lưới trước đó, nhiều khách hàng đã rục rịch đầu tư thêm
công suất để vừa được xài thả ga vừa có thể bán lại cho
ngành điện.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng (ngụ quận 9, một hộ lắp đặt
ĐMTAM từ năm 2016) phấn khởi chia sẻ: “Ban đầu tôi
nghĩ đây là nguồn năng lượng sạch nên quyết định đầu tư.
Từ ngày có điện mặt trời, gia đình tôi vẫn xài thả ga mà
mỗi tháng chỉ phải đóng chừng 500.000 đồng, trong khi
đó tôi vẫn bán cho ngành điện trung bình 300 kWh/tháng”.
Theo ông Dũng, với lượng điện tiêu thụ và bán lại cho
ngành điện thì khoảng năm năm nữa ông sẽ thu hồi vốn.
Bên cạnh đó, chi phí lắp đặt hệ thống ĐMTAM hiện
giảm nhiều hơn trước nên ông quyết định nâng thêm
công suất để bán lại cho ngành điện. “Bây giờ chỉ cần ký
hợp đồng là hằng tháng chúng tôi sẽ có một khoản thu
nhập thêm từ ngành điện” - ông Dũng nói.
Ông Dũng lý giải giá điện ngày càng leo thang và có
lẽ không giảm nên việc đầu tư vào ĐMTAM là hình thức
kinh doanh có lời. Ngoài lượng điện khách hàng trả hằng
tháng cho ngành điện (bậc thang 1 dưới 200 kWh) thì coi
như là được hưởng giá điện ưu đãi của Nhà nước.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Sáu (một khách hàng lắp
ĐMTAM từ năm 2016) bày tỏ: “Với số tiền chừng 200
triệu đồng đầu tư ban đầu, nếu gửi ngân hàng thì sẽ có
một khoản lời nhất định. Nhưng ngay tại thời điểm đó,
gia đình tôi vẫn xài thả ga từ máy lạnh, tivi, thang máy…
thì tôi chỉ phải thanh toán 1,5 triệu đồng trong tháng cao
điểm vừa rồi. Như vậy, tôi thấy rằng phương án đầu tư
của mình đang có lời. Tôi sẽ mời đơn vị thi công xuống
khảo sát để có thể lắp đặt thêm hệ thống điện năng lượng
mặt trời (ĐNLMT)”.
Đã có nhiều hộ nhận được tiền
Mới đây, tại Công ty Điện lực Hóc Môn (thuộc EVN
HCMC), ông Lê Ngọc Trí (xã Đông Thạnh, huyện Hóc
Môn) đã nhận hơn 3 triệu đồng từ ĐMTAM. Ông Trí lắp
đặt ĐMTAM từ tháng 6-2018 với công suất lắp đặt ban
đầu 3 kWp. Đến thời điểm này, ĐNLMT của nhà ông
Trí đã phát lên lưới điện quốc gia hơn 1.500 kWh, tương
ứng với số tiền hơn 3,2 triệu đồng. Vừa nhận được tiền
từ ngành điện, hằng tháng cũng chỉ phải trả cao nhất là
800.000 đồng, ông Trí dự tính sẽ nâng công suất để kiếm
lời từ ngành điện.
Công ty Điện lực Sài Gòn, thuộc EVN HCMC, cho
biết đến nay công ty đã thanh toán đợt 1 cho bốn khách
hàng với tổng số tiền gần 11 triệu đồng. Điện lực Sài
Gòn sẽ tiếp tục thanh toán tiền cho khách hàng trước
đó và trả tiền từ hệ thống ĐMTAM hằng tháng qua tài
khoản cho khách hàng.
Trước đó, Công ty Điện
lực Thủ Thiêm đại diện
cho EVN HCMC cũng
đã ký hợp đồng mua bán
điện với 30 khách hàng.
Còn những khách hàng
khác đã đăng ký, công ty
sẽ xuống tận nhà để ký
kết với từng hộ. Ngay sau
khi ký kết hợp đồng thì khách hàng sẽ được thanh toán
tiền từ hệ thống EVN HCMC.
Theo EVN HCMC, hiện các công ty điện lực đã chốt
chỉ số cho hàng trăm trường hợp, đây là cơ sở để thanh
toán tiền điện mặt trời. Theo phiếu chốt chỉ số, có nhiều
trường hợp chỉ đầu tư điện mặt trời với công suất 3-10
kWp nhưng số lượng điện đưa lên lưới là 2.000-7.752
kWh. Với công suất này, số tiền tương ứng khách hàng
nhận được sẽ từ 4 triệu đến hơn 16 triệu đồng/khách hàng.
Theo Ban Kinh doanh thuộc EVN HCMC, đến nay
đã có hơn 1.600 trường hợp lắp đặt ĐMTAM nối lưới.
Lượng điện phát lên lưới hiện đạt hơn 4,2 triệu kWh, nếu
nhân với đơn giá mua điện từ hệ thống ĐMTAM trong
năm 2019 là 2.134 đồng/kWh thì số tiền ngành điện sẽ trả
cho khách hàng là hơn 8 tỉ đồng.
Theo ông Bùi Việt Phương, Trưởng phòng Marketing
Công ty TNHH Kỹ Thuật Đạt (DAT), hiện tại giá thành
một bộ ĐMTAM đã giảm rất nhiều so với trước đây. Cụ
thể, nếu khách hàng liên hệ qua các công ty điện lực thì
lắp đặt một hệ thống ĐNLMT có công suất 2,2 kWp thì
giá khoảng 46,8 triệu đồng (giá đã giảm 10%) và ước
tính thời gian hoàn vốn khoảng năm năm. Thời gian sử
dụng bộ ĐNLMT là trên 35 năm.
“Sau khi công ty phối hợp với EVN HCMC, khách
hàng của DAT cũng đã tăng lên. Hiện tại, ngoài khách
hàng là hộ gia đình thì các doanh nghiệp cũng đã liên
hệ để được lắp đặt ĐMTAM thông qua EVN HCMC.
Theo thống kê của EVN HCMC, tính đến cuối năm 2018
trên địa bàn TP đã có 902 khách hàng lắp đặt hệ thống
ĐMTAM nối lưới với tổng công suất là 10.313,66 kWp”
- ông Phương chia sẻ.
ĐÀO TRANG
lớn này không trực tiếp khai
thác cát lậu nên nếu bị bắt quả
tang thì chỉ bị xử phạt hành
chính 50-100 triệu đồng và
không bị tịch thu phương tiện.
“Phải sửa quy định, tăng
mức phạt lên nhiều lần sa tặc
mới sợ. Chứ chỉ phạt 50-100
triệu, không tịch thu được
tàu thì chúng không coi ra gì.
Mình bắt một chiếc, chúng
khai thác một chiếc khác là
đủ vốn” - Thượng tá Phạm
Long Bào nói.
Biên phòng không
đủ sức
Thiếu tá Phạm Tất Hùng
cũng nhìn nhận: “Nếu chỉ riêng
lực lượng bộ đội biên phòng
thì không đủ sức để đấu tranh
với sa tặc mà cần sự phối hợp
chặt chẽ giữa các ngành. Đặc
biệt phải có sự hỗ trợ từ các
địa phương giáp ranh như
Đồng Nai, Bình Dương, Bà
Rịa-Vũng Tàu,…Vì đa số các
tàu đều xuất phát từ các tỉnh
này và cung cấp cát san lấp
cho công trình ở đó”.
TheoôngHùng,TPvừa trang
bị cho lực lượng biên phòng
hai tàu hiện đại, đủ công suất
để tuần tra biển thường xuyên
nhưng đó mới chỉ giải quyết
phần ngọn. Muốn trị tận gốc,
ngoài tăng mức chế tài, các
ban, ngành, địa phương phải
quản lý chặt nguồn gốc cát
được sử dụng để san lấp mặt
bằng các dự án.
“Ví dụ một công trường
nhận cát thì phải chứng minh
cát đó nguồn gốc như thế nào,
có giấy tờ hợp lệ thì mới được
phép sử dụng. Đơn vị nào vi
phạm thì coi như mua cát lậu,
cứ phạt nặng chủ đầu tư sẽ
ngán ngay” - Thiếu tá Hùng
hiến kế.
Về phía chính quyền địa
phương, ông Lê Minh Dũng,
Chủ tịch UBND huyện Cần
Giờ, cho hay từ đầu năm 2019
huyện đã xây dựng kế hoạch
kiểm tra định kỳ và đột xuất
đối với hoạt động khai thác,
vận chuyển cát. Nhưng công
tác kiểm tra rất khó khăn vì
điểm nóng khai thác cát hiện
nay là Cồn Ngựa cách bờ đến
30 km, muốn ra được phải thuê
ghe lớn hoặc lực lượng biên
phòng trực tiếp đi. Hơn nữa,
đi ban ngày thì không bắt được
vì chúng khai thác ban đêm.
“Sau chỉ đạo của Bí thư
Thành ủy TP.HCM Nguyễn
Thiện Nhân tại hội nghị ngày
23-4, lực lượng biên phòng đã
được cấp hai tàu lớn để chốt
ngoài biển, hướng sắp tới sẽ
xây dựng trạm kiểm soát ở
ngoài đó. Huyện cũng đã đề
xuất TP bổ sung kinh phí hỗ
trợ cho lực lượng biên phòng.
Ngoài phần TP cấp, huyện
cũng sẽ cấp thêm. Thời gian
tới huyện Cần Giờ kiên quyết
chống sa tặc hơn nữa” - ông
Dũng khẳng định.•
Ông Nguyễn Duy Quốc Việt, Phó Tổng Giám đốc EVN
HCMC, cho biết đây là thời điểm thích hợp nhất để đầu
tư hệ thống ĐNLMT bởi các yếu tố: Giá thành mà các nhà
cung cấp đang bán trên thị trường hiện giảm 10%-15%
mỗi năm. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành
Quyết định sửa đổi, bổ sungmột số điều củaQuyết định số
11/2017/QĐ-TTg ngày 11-4-2017 về cơ chế khuyến khích
phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Bên cạnh
đó, khách hàng lắp đặt hệ thống ĐNLMT sẽ làm giảm tải
cho lưới điện.
c lượng...
g lẫn bùn.
“Bây giờ chỉ cần ký
hợp đồng là hằng
tháng chúng tôi sẽ có
một khoản thu nhập
thêm từ ngành điện”
- ông Dũng nói.
151
trườnghợpkhaithác,vậnchuyển
cát trái phép tại Cần Giờ đã bị
phát hiện và xử lý trong giai
đoạn 2015-2018. Đáng nói là
số vụ việc vi phạm trong giai
đoạn 2017-2018 tăng gấp ba
lần so với giai đoạn 2015-2016.
Sa tặc nói có bị phạt
cũng không bỏ
Khi bị xử phạt, có sa tặc còn
thẳng thắn nói với tôi rằng:
“Nghề của em vậy rồi. Các anh
có chém, có giết thì chúng em
cũngkhôngbỏđược. Dùcóphải
lén lút, trốn tránh thì cũng làm”.
Thượng tá
PHẠM LONG BÀO
,
Đồn trưởng Đồn biên phòng Long Hòa
Tiêu điểm
Đã cónhiều
kháchhàng
nhậnđược
tiền từđầu tư
hệ thống
điệnmặt trời
ápmái.
Ảnh: Đ.TRANG
Xuhướngmới:Kinhdoanh
từđiệnmặt trờiápmái
Ngay sau khi ký hợp đồngmua bán điện với khách hàng, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM
(EVNHCMC) sẽ thanh toán tiền điện lại cho khách hàng.
Theo ông Ân, sau khi ký hợp đồng, trung tâm đấu giá sẽ
phát hành thông báo đấu giá chính thức, đồng thời tiến hành
bán và nhận hồ sơ đấu giá.
Đây là lần đấu giá quảng cáo trên xe buýt lần thứ năm của
trung tâm. Lần này, trung tâm sẽ tiến hành theo xu hướng
bán lẻ, tiếp cận theo đúng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Cụ thể, đợt đấu giá này có 1.152 xe buýt thuộc 72 tuyến va
sẽ đươc chia nhỏ thành 71 gói thầu. Thời gian thực hiện hợp
đồng cũng giải quyết linh động từ sáu tháng, một năm, hai
năm hoặc ba năm. Số tiền đặt cọc 5%-15%/gói thầu, tùy theo
thời gian trong hợp đồng. Với số lượng xe buýt tham gia đấu
giá lần này, có thể thu về 135 tỉ đồng/năm. Phiên đấu giá sẽ
được chia thành tám đợt, đợt đầu tiên là ngày 21-6 và đợt
cuối là ngày 18-7.
“Phiên đấu giá lần thứ năm sẽ sôi động và hứa hẹn đầy
thành công” - ông Ân nói.
THÁI NGUYÊN
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook