115-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứBảy25-5-2019
Đ.MINH- T.PHÚ- C.LUẬN
C
hiều 24-5, Quốc hội
dành thời gian thảo luận
tại tổ về dự án Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của
Luật Cán bộ, công chức và
Luật Viên chức.
Băn khoăn với kỷ luật
giáng chức
Trong tờ trình, Chính phủ
đề nghị không tiếp tục giữ
hình thức kỷ luật giáng chức.
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh
Tân lý giải: Việc quy định
đồng thời hai hình thức kỷ
luật giáng chức và cách chức
áp dụng đối với những người
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
dễ dẫn đến tình trạng nể nang,
chỉ áp dụng hình thức giáng
chức thay vì phải áp dụng
hình thức cách chức. Cạnh
đó, quy định về hình thức kỷ
luật giáng chức là không phù
hợp với việc bố trí công chức
theo vị trí việc làm.
điều hành, năng lực không đáp
ứng được có thể giáng chức
xuống làm cấp phó.
Hay một giám đốc sở vi
phạm vượt hình thức kỷ luật
cảnh cáo, nếu bỏ hình thức
giáng chức sẽ xuống làm
minhcủapháp luật nhưngcũng
không làm mất động lực sửa
khuyết điểm của cán bộ…
Cán bộ, công chức
có thể hạ cánh
không an toàn
Một nội dung đáng chú ý
khác, dự thảo luật đã bổ sung
quy định xử lý kỷ luật đối với
cán bộ, công chức, viên chức
đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.
Đại biểu Nguyễn Thị Minh
Trang (Vĩnh Long) cho rằng
việc xử lý kỷ luật cán bộ đã
nghỉ hưu tạo được sự đồng
tình của dư luận. “Việc này
cho thấy cán bộ, công chức
có thể hạ cánh không an toàn.
Vấn đề này cần luật hóa, thể
hiện sự nghiêm minh của
pháp luật…” - bà Trang nói.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Kiểm tra Trung ương Hoàng
Văn Trà cũng cho rằng: “Luật
hóa là đúng, tuy nhiên cần
quy định kỹ hơn, cụ thể hơn”.
Ông cũng nhận xét việc này
“đang làm và làm rất tốt, tạo
hiệu ứng rất tốt trong công
tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, phòng chống tham
nhũng”. Tuy nhiên, kỷ luật
cán bộ nghỉ hưu phải làm rõ
tính pháp lý các văn bản mà
người này chịu trách nhiệm.
“Ông hiệu trưởng ký cho
tôi bằng đại học, bây giờ
bị cách chức hiệu trưởng
thì bằng đó như thế nào?
Chúng ta cần quy định, chứ
tôi không nghĩ là phải đổi
bằng” - ông Trà nói.
Bộ trưởng Tư pháp Lê
Thành Long thừa nhận khi
kỷ luật cán bộ đã nghỉ hưu
có vấn đề pháp lý phát sinh
nhưng chưa có cách xử lý,
cụ thể những hành vi mà
cán bộ bị kỷ luật đó thực
hiện theo chức trách, nhiệm
vụ luật định có còn giá trị
pháp lý hay không. “Chính
phủ có đề xuất nhưng cũng
chưa thấy được giải pháp
hữu hiệu” - ông Long nói.•
Giữ kỷ luật giáng chức dễ dẫn đến
nể nang
Tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương, các đại biểu (ĐB) nêu nghịch lý: Nhiều
tỉnh dân số trên năm triệu dân, tự cân đối ngân sách nhưng
bộ máy thì giống như tỉnh có quy mô dân số 300.000 dân.
Phân cấp kiểu... cào bằng
ĐB Nguyễn Phước Lộc (TP.HCM) cho rằng dự thảo
luật nêu “phân quyền, phân cấp cho chính quyền địa
phương phải bảo đảm điều kiện tài chính, nguồn nhân lực
và các điều kiện cần thiết” là rất chung, đánh đố, dẫn đến
nhiều cách hiểu, thực hiện khác nhau.
“Hiện cả nước chỉ có 14 tỉnh, TP đã thu, nộp và cân đối
được ngân sách về trung ương. Có những tỉnh quy mô dân
số trên năm triệu người nhưng cũng có tỉnh quy mô dân số
chỉ 300.000 dân, thế nhưng bố trí bộ máy như nhau” - ĐB
Lộc nói. Theo đó, ông cho rằng cần phân bổ cán bộ, công
chức và cả bộ máy dựa vào quy mô dân số, điều kiện địa
lý, việc thu, nộp và cân đối được ngân sách… để tạo động
lực mạnh mẽ cho những nơi đã nỗ lực phấn đấu, đem lại
hiệu quả và có chia sẻ với trung ương. “Tỉnh có quy mô
300.000 dân nhưng bộ máy bảo hiểm xã hội y như quy
mô thành phố có chín triệu dân, như vậy có hợp lý hay
không?” - ông nêu.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) cũng đề nghị
cần có nghiên cứu khoa học, sát thực… để xây dựng mô
hình chính quyền địa phương hiệu quả cao hơn. Bà cho
là hiến pháp nêu rõ việc tổ chức chính quyền địa phương
phải phù hợp với mô hình đô thị, nông thôn, hải đảo…
nhưng dự thảo chưa bắt kịp được tinh thần và nguyên tắc
mà hiến pháp đưa ra. “Hiện cơ cấu tổ chức, bộ máy chính
quyền, chức năng, nhiệm vụ cào bằng gần như nhau nên
chưa tạo động lực cần thiết cho những địa phương có điều
kiện phát triển” - bà nói.
Theo bà, mô hình tổ chức chính quyền không phải là
đặc ân gì cho địa phương đó mà vấn đề là phù hợp cho
từng địa phương đô thị, nông thôn, hải đảo… để tạo động
lực cho địa phương phát triển.
Bộ, ngành vươn tay quá dài về địa phương...
Góp ý cho dự luật, ĐB Bùi Huyền Mai (Hà Nội) cho
rằng vấn đề phân cấp và ủy quyền từ trung ương đến địa
phương đã được đặt ra từ lâu nhưng đến nay vẫn chồng
chéo chức năng, nhiệm vụ và chưa được khắc phục.
Theo ĐB Mai, các bộ, ngành trung ương dường như
“vẫn đang cố vươn cánh tay rất dài” đến hoạt động của
các địa phương, điều này dễ dẫn tới hạn chế tính chủ động
trong điều hành của chính quyền địa phương, nhất là các
địa phương đã chủ động cân đối được ngân sách. Bà cho
là việc này “không phù hợp” với quy định là “phân cấp,
phân quyền một cách mạnh mẽ giữa Chính phủ với các
bộ, ngành và Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền
địa phương”…
Về việc làm rõ nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, ngành
và cơ chế kiểm soát quyền lực, ĐB Phạm Viết Lượng
(Bình Phước) cho rằng trong báo cáo tổng kết luật nói
chức năng có chồng chéo, trùng giẫm nhưng đề xuất sửa
đổi là mờ nhạt. “Nhiều vấn đề bức xúc tưởng chừng ở một
bộ, ngành nào đó nhưng rất nhiêu khê, cuối cùng lên tới
Thủ tướng mới giải quyết được. Rồi tình trạng đã phân
công rồi mà xin ý kiến một việc nào đó rất tốn kém, phiền
hà, mất thời gian. Tỉnh xin ý kiến bộ, bộ xin ý kiến các bộ
khác. Rất phiền hà” - ông Lượng nói.
Theo ông, cần phải quy định rõ nguyên tắc phối hợp
giữa các cơ quan chính quyền. Ví dụ việc xin ý kiến các
bộ, ngành thì “thủ tục phải đơn giản, thời gian giải quyết
phải nhanh” để tránh tình trạng “bộ này bảo các bộ khác
chưa có ý kiến thì mình cũng chưa”. Bên cạnh đó, cần
phải có cơ chế công khai, minh bạch, kiểm tra, rà soát
những việc cấp trên giao để tránh tình trạng quyền lực
bị lạm dụng, nhất là trong lĩnh vực quy hoạch đất đai, tài
nguyên môi trường…
T.NGUYỆT - T.PHÚ - C.LUẬN
Nghịch lý: Cào bằngbộmáy chínhquyền các tỉnh, thành
Theo ông Tân, hình thức
giáng chức thực chất là bổ
nhiệm vào chức vụ thấp
hơn, trong khi tại vị trí được
bổ nhiệm đã xác định đủ số
lượng lãnh đạo, quản lý. “Để
bảo đảm tính nghiêm minh,
sự nghiêm khắc đối với các
hành vi vi phạm của đội ngũ
công chức lãnh đạo, quản lý,
tránh tình trạng lợi dụng quy
định để xử lý kỷ luật ở mức
độ nhẹ hơn thì không nên tiếp
tục quy định hình thức kỷ luật
giáng chức” - ông Tân nói.
Tuy nhiên, nêu ý kiến của
cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm
Ủy ban Pháp luật Nguyễn
Khắc Định đề nghị giư hinh
thưc ky luât này vì mang tính
răn đe cao, đa đươc ap dung.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Kiểm tra Trung ương Hoàng
Văn Trà đồng tình với ý kiến
của cơ quan thẩm tra. “Thực
tế áp dụng ít nhưng cần thiết”
- ông Trà nói và cho rằng một
người đang là cấp phó được bổ
nhiệm lên cấp trưởng nhưng
nhân viên, sẽ phí năng lực
chuyên môn…
Bí thư quận Cầu Giấy (Hà
Nội) Trần Thị Phương Hoa
cũng đề nghị không nên bỏ
hình thức kỷ luật giáng chức
vì từ cảnh cáomà chuyển sang
ngay cách chức thì quá nặng.
Phó Chủ nhiệmỦy ban Về
các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi
lại đồng tình với đề xuất của
Chính phủ. “Không nên vừa
có hình thức kỷ luật giáng
chức, vừa có cách chức. Anh
vi phạm, tôi cách chức anh
đi, anh phải “tu nhân tích
đức” làm sao trở lại vị trí ban
đầu” - ông Lợi nói.
CựuchủtịchHĐNDTP.HCM
Nguyễn Thị Quyết Tâm cho
rằng cần tính toán cụ thể, làm
sao để bảo đảm tính nghiêm
Liênquanđếnhìnhthứckỷluậtcánbộ,công
chức, đại biểu PhạmQuangThanh (Đoàn đại
biểu Quốc hội Hà Nội) đề nghị bám sát các
quy định củaĐảng, đặc biệt Quy định102 vừa
qua của Bộ Chính trị vì liệt kê rất rõ các hình
thức xử lý, lỗi vi phạm của cán bộ, công chức.
Theo ông Thanh, công chức có vị trí chức
vụ mà bị kỷ luật thì 99,9% là đảng viên, bao
giờ cũngphải thi hànhhai bên (Đảng và chính
quyền). “Bên chính quyền thì hội đồng kỷ
luật bỏ phiếu, bên Đảng thì cấp ủy cấp trên
xử lý. Nó vênh nhau, nhiều lúc rất khó” - ông
Thanh nói.
Ông cho rằng việc quy định các lỗi vi phạm,
hình thức xử lý, thời hiệu xử lý cần phải bám
quy định của Đảng. “Có trường hợp vi phạm
nhiều năm, không thể xử lý về mặt chính
quyền vì quá thời hiệu 24 tháng. Quay sang
kỷ luật cấp ủy thì có trường hợp thời điểm
họ vi phạm thì chưa là đảng viên nên không
biết xử lý kiểu gì, rất lúng túng” - ông Thanh
đề nghị cần cụ thể hóa những quy định xử
lý cán bộ của Đảng trong luật.
Dẫn câu chuyện xâm phạm rừng Sóc Sơn,
ông nói: Ở Sóc Sơn có người thay đổi ba vị
trí rồi quay lại kỷ luật vị trí cách đây gần 10
năm thì rất khó và lúng túng, chưa kể là có
người còn đang làmviệc, người đã nghỉ hưu.
Để tránh tình trạng
lợi dụng quy định
để xử lý kỷ luật ở
mức độ nhẹ hơn thì
không nên tiếp tục
quy định hình thức
kỷ luật giáng chức.
Các đại biểu tranh luận về việc giữ hay bỏ hình thức kỷ luật giáng chức. Ảnh: N.THẮNG
Trong khi Chính phủ đề nghị bỏ hình thức kỷ luật giáng chức thì nhiều đại biểu cho là cần thiết, nên giữ lại.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook