14
Từ Buriram Utd nghĩ về Hà Nội
và B. Bình Dương
Lịch thi đấu
chằng chịt giữa
V-League và
AFC Cup của
hai CLB Hà
Nội và B. Bình
Dương đang đặt
ra một vấn đề
lớn trước thềm
đội tuyển tập
trung đá King’s
Cup. Phong độ
của các tuyển
thủ Việt Nam (VN) trong màu áo hai đội bóng này
nhạt nhòa với dấu hiệu đuối sức, thiếu cảm hứng và
chai lỳ với quả bóng.
Hà Nội thua thảm 0-2 trước đội bóng yếu Nam
Định, còn B. Bình Dương kiệt sức bị Than Quảng
Ninh thắng 2-0 ngay trên sân nhà ở vòng 11 vừa
qua. Quan sát các tuyển thủ của hai đội này đá rất tệ,
dường như chạy không nổi.
Nghiệt nỗi nhìn trên tổng thể trong một mùa, các
CLB bóng đá VN đá rất ít trận, không bằng Thái Lan.
Hiện Thai-League có 16 đội, tính ra một mùa có 30
trận đấu, bên cạnh League Cup và FA Cup rất đông
đội tham dự. Trong khi đó, VN chỉ có V-League và
Cúp Quốc gia mà thôi.
Tuy nhiên, nhìn vào cách chơi “no dồn đói góp” của
hai CLB Hà Nội và B. Bình Dương là đáng lo cho các
đội tuyển VN. Xa hơn nữa là SEAGames 30 và chiến
dịch vòng loại World Cup 2022, Asian Cup 2023 dễ khiến
họ mất phong độ. Những tuần qua, Hà Nội và B. Bình
Dương phân thân ở hai đấu trườngAFC Cup và V-League
với lịch dày đặc đã làm cho các tuyển thủ kiệt sức.
Tiếc cho một mùa giải của bóng đá VN không
nhiều nhưng cách sắp lịch đấu trong nước để phù hợp
cho hai CLB VN tham dự Cúp châu Á không khoa
học và thiếu trách nhiệm.
Hãy nhìn Thai-League đã qua 12 vòng đấu nhưng
Buriram Utd (đội tham dự AFC Champions League)
mới đá chín trận. Điều này có nghĩa các nhà làm lịch
đấu Thái Lan luôn cân nhắc và ưu tiên cho đội dự
Cúp châu Á. Trong khi đó, Hà Nội và B. Bình Dương
đã chơi khoảng 20 trận. Nó khiến họ trở nên quá tải
trong giai đoạn chuẩn bị King’s Cup vừa làm khổ cầu
thủ, khổ cả thầy Park.
TẤN PHƯỚC
CÔNG TUẤN
L
ịch sử V-League thường
chứng kiến những đội
bóng về đích đầu tiên ở
giai đoạn 1 sẽ thênh thang
vô địch khi mùa giải khép
lại. Tuy nhiên, điều này phụ
thuộc rất lớn vào khả năng
chơi thật sòng phẳng giữa các
đội bóng. Còn lúc này đòi
hỏi sự công bằng rất khó vì
luật ngầm chưa thể phá bỏ.
Hai mùa trước, Thanh Hóa
thắng như chẻ tre và đoạt chức
vô địch lượt đi dưới thời HLV
kỳ cựu Petrovic nhưng rồi
đã không thể giữ ngôi ở lượt
về. Nó cay đắng đến nỗi ông
thầy người Serbia khi về nhì
V-League đã thốt lên: “Ban
tổ chức nên trao giải vô địch
trước khi bóng lăn cho…
Hà Nội để các CLB đỡ mất
công tranh chấp”. Mùa giải
đó, Quảng Nam đăng quang
V-League nhưng ai cũng thấy
rõ vai trò của…bầuHiển - ông
chủ của CLBHà Nội - có tính
quyết định rất lớn.
Ở mùa này, có vẻ như cờ
đang đến tay bóng đáTP.HCM
với cuộc chạybền rất ấn tượng.
Sau 11 lượt trận V-League,
thầy trò Chung Hae-seong
chễm chệ ngôi nhất bảng và
trận thua duy nhất là trước Hà
Nội. Tuy nhiên, họ vẫn đang
hơn đội bóng của bầu Hiển
5 điểm và chỉ cần một trận
thắng nữa thì vô địch lượt đi.
CLBTP.HCMđã tạo ramột
hiện tượng thú vị tạiV-League.
Họ giúp cho cuộc chơi hào
hứng hơn khi nhà đương kim
vôđịchHàNội vànhữngngười
bạn có đối thủ lớn. Nhưng sẽ
không dễ cho thầy trò ông
Chung rộng bước về đích ở
lượt về nếu gặp sự chung tay
của nhiều đội bóng khác có
cùng sức ảnh hưởng của một
ông chủ mà dân trong nghề
gọi là “đòn đánh hội đồng”.
Hai năm trước, Thanh Hóa
về nhì do thua Quảng Nam
hiệu số bàn thắng bại trong
một kịch bản ly kỳ với diễn
viên chínhHà Nội bị đội bóng
thân quen Than Quảng Ninh
cầm hòa 4-4 ở lượt đấu cuối.
Xa hơn nữa, ông chủ CLB
Sài Gòn Xuân Thành từng bỏ
bóng đá phần lớn vì dính đòn
hội đồng ở lượt cuốiV-League
2012 bởi một tác giả giấumặt.
Vì thế, TP.HCM muốn vô
địch V-League bắt buộc phải
có một nội lực rất mạnh với
khả năng chiến thắng tất cả đối
thủ, như thời HLV Lê Thụy
Hải khoảng 10 năm trước
dẫn dắt B. Bình Dương dám
tuyên chiến với thế lực của
bầuHiển. Bởi nếu không, thầy
trò ông ChungHae-seong bây
giờ rất khó, nếu không muốn
nói là không thể chống lại cái
trò chơi tinh vi mà người ta
diễn đi diễn lại nhiều nămqua.
Mong chobóngđáTP.HCM
giữ vững phong độ cho cuộc
chiến đường dài V-League
còn có cái đáng xem và gay
cấn đến phút cuối.•
Vận đỏ của thầy trò Chung Hae-seong
CLB TP.HCM đứng đầu V-League 2019 thật lạ lùng khi
không có cầu thủ nào khoác áo các đội tuyển quốc gia.
HLV Chung Hae-seong là bạn thân của ông Park Hang-seo
nhưng không bao giờ tiến cử học trò mình lên tuyển. Dẫu
chưa có nhiều thời gian gắn bó, ông Chung vẫn kịp tạo
ra một tập thể TP.HCM mạnh từ thể chất đến tinh thần, từ
nội đến ngoại binh. Từng thất bại ở HA Gia Lai hơn một
mùa bóng trước, ông Chung về với bóng đá TP.HCM bỗng
dưng rất mát tay. Họ không chơi tấn công đẹpmắt kiểu đội
bóng phố núi hay ghi nhiều bàn thắng như Hà Nội nhưng
rất cân bằng trong thế công và thủ. Cũng phải thừa nhận
TP.HCM đã hay lại còn may với nhiều trận thắng sít sao các
đối thủ ở những phút cuối cùng để liên tục giữ ngôi đầu
bảng V-League.
TT
Thể thao -
ThứHai 27-5-2019
CLB TP.HCM đã
tạo ra một hiện
tượng thú vị tại
V-League, giúp cho
cuộc chơi hào hứng
hơn, khiến nhà
đương kim vô địch
Hà Nội và những
người bạn có đối
thủ lớn.
CLB TP.HCM coi chừng
dính “đòn hội đồng”
Còn hai vòng đấu nữa khép lại lượt đi V-League và gần nhưTP.HCMsẽ
đăng quang nửamùa nhưng không có nghĩa họ chắc chắn vô địch cả giải.
CLB Viettel là “ông lớn” hay tân binh?
Có cặp trung vệ tuyển thủ quốc gia
Quế Ngọc Hải và Bùi Tiến Dũng, có
tiền vệ từng là tuyển thủ như Minh Tuấn
nhưng Viettel đang thi đấu thất thường.
Khó khăn của Viettel là lực lượng
chưa đồng đều. Thường ở các đội khác,
ngoại binh là đầu tàu gánh vác công
việc ghi bàn nhưng ở Viettel, các cầu
thủ nội phải chia sẻ nhiệm vụ đó với
cầu thủ ngoại. Hàng phòng ngự Viettel
để lọt lưới 15 bàn là một con số cao,
trong khi hàng tấn công ghi có tám bàn.
Nó cho thấy sức tấn công và hiệu suất
kém của tuyển trên sẽ khiến ở dưới
thường bị gây áp lực khiến vỡ trận.
Hàng tiền vệ Viettel là những cầu thủ còn non nớt. Họ
thiếu kinh nghiệm đánh chặn từ xa, hỗ
trợ phòng thủ cho tuyến dưới. Thế là
những trụ cột dẫu không thể thiếu của
tuyển quốc gia cũng có khi mắc phải
sai lầm. Quế Ngọc Hải và Bùi Tiến
Dũng nhiều lúc phải dâng cao để “bịt lỗ
rò” dễ làm thế phòng ngự của Viettel sơ
hở và bị trừng phạt.
Viettel có nhiều cái tên lớn nhưng
thiếu sự giao thoa và gắn kết, trong đó
ngoại binh có trình độ hạn chế dẫn đến
việc họ phải vất vả choàng gánh cho
nhau.
Nếu vào giai đoạn 2, HLV Lee
Heung-sil không thay máu hàng loạt sẽ rất khó cho Viettel
trụ vững ở V-League.
DUY ÂN
• Tuyển nữ Thái Lan
có trận giao hữu với
chủ nhà World Cup
2019
Pháp và thua 0-3.
Tuy nhiên, các cô gái
Thái Lan được khen ngợi
vì hiệp 1 đã chiến đấu
ngoan cường để bảo vệ
sạch mành lưới. Tuyển
nữ Pháp chủ yếu là
những cầu thủ Lyon vừa
đánh bại Barcelona ở trận
chung kết Champions
League cách đây một
tuần.
DA
• Hai đại diện châu
Á ra quân
tại World
Cup U-20
ở Ba Lan đều
thua: Hàn Quốc thua Bồ
Đào Nha 0-1, còn Saudi
Arabia thua Pháp 0-2.
World Cup U-20 có bốn
đại diện châu Á, ngoài
hai đội trên còn có Qatar
và Nhật.
TP
• Thủ môn được
bầu chọn hay nhất
giải Ngoại hạng Anh
Neil Etheridge trong
màu áo Cardiff hứa sẽ
thường xuyên về khoác
áo tuyển Philippines đá
vòng loại World Cup
2022 và Asian Cup 2023.
Philippines đá vòng loại
World Cup rơi vào những
ngày FIFA Day nên
Etheridge có quyền về
nước.
DA
• HLV Marcello
Lippi chính thức quay
trở lại làm HLV tuyển
Trung Quốc
chuẩn bị
cho vòng loại World Cup
2022. Bóng đá Trung
Quốc tìm không ra HLV
thay thế khi HLV Lippi
từ chức, còn cậu trò
Cannavaro thì đã từ chối
ghế đội tuyển vì đang
làm CLB Guangzhou
Evergrande.
TP
• Man City đang tìm
một CLB giàu tiềm
năng của Malaysia
để đầu tư. Nhà vô địch
Ngoại hạng Anh có ông
chủ Sheikh Mansour,
người Abu Dhabi cũng
là chủ nhân Tập đoàn
CFG. Hiện CFG là đồng
sở hữu các CLB New
York City, Melbourne
City, Yokohama Marinos,
Atletico Torque, Girona,
Sichuan Jiuniu.
DA
Cầu thủ TP.HCM
(phải)
sẽ gặp nhiều khó khăn hơn với đối thủ lớnHàNội ở chặng đường còn lại
V-League. Ảnh: NGỌCDUNG
Bùi TiếnDũng vất vả trong hàng phòng
ngự của Viettel. Ảnh: NGỌCDUNG
Đọc nhanh
Cầu thủ B. BìnhDương hụt hơi ở
V-League. Ảnh: TRÂMANH