116-2019 - page 12

12
Dị ứng thuốc thông thường:
Chớ coi nhẹ!
GIANGHI
M
ới đây, Bệnh viện
(BV) Quốc tế City
(TP.HCM) tiếp nhận
bệnh nhân Oum Sokun (48
tuổi, quốc tịch Campuchia)
trong tình trạng hôn mê sâu,
suy hô hấp nặng phải thở
máy, phù toàn thân, không
có nước tiểu, hồng ban xuất
huyết chằng chịt trên mình,
hoại tử da nghiêm trọng.
Nguy kịch sau khi
uống thuốc cảm sốt
Người nhà bệnh nhân cho
biết trước khi nhập BV năm
ngày, ôngSokunbị cảm, người
mệt mỏi nên mua thuốc Tây
về uống. Ít giờ sau đó, bệnh
nhân cảm thấy mệt, khó thở,
khắp người nổi ban đỏ, phù
toàn thân.
Tại BV này, các bác sĩ
(BS) ghi nhận bệnh nhân bị
hội chứng Stevens-Johnson
và hoại tử thượng bì nhiễm
độc, nguyên nhân do dị ứng
thuốc. Bệnh đã diễn tiến đến
tổn thương đa cơ quan, suy
thận cấp nặng, xuất huyết
tiêu hóa...
Bệnh nhân được cấp cứu
chăm sóc tích cực bằng nhiều
liệu pháp điều trị đặc hiệu.
Tuy nhiên, thách thức là cơ
địa bệnh nhân dị ứng rất cao
với hầu hết các loại thuốc,
thậm chí cả với sữa và một
số thực phẩm dinh dưỡng
nên quá trình điều trị kéo
dài trên hai tháng. Sau gần
100 ngày, bệnh nhân mới
hồi phục.
Cách đây gần một tháng,
BV Chợ Rẫy TP.HCM cũng
tiếp nhận một cụ bà mắc hội
chứng hoại tử lan tỏa và mất
thượng bì do độc tố (Lyell) rất
nặng. Theo lời người nhà cụ
bà MTT (80 tuổi, ngụ Đồng
Nai), vào giữa tháng 4, cụ bị
cảm sốt và được con cho đi
khám và điều trị, dùng thuốc
tại một phòng khám tư gần
nhà. Sau hai ngày, cơ thể cụ
bắt đầu xuất hiện nhiều bóng
nước và vùng miệng lở loét,
cụ được BV tuyến huyện
chữa trị hai ngày và tiếp tục
được chuyển lên BV Chợ
Rẫy TP.HCM do tình trạng
quá nặng. Sau hơn hai tuần
điều trị dùng thuốc chống
dị ứng, kháng sinh, kháng
viêm liều cao và các loại
băng gạc đặc biệt để hỗ trợ
cho các vết thương liên tục
lở loét, cụ bà mới hồi phục.
Cách đây không lâu, BV
Nhi đồng TP.HCM cũng tiếp
nhận một bé gái (bảy tuổi,
ngụ Tiền Giang) trong tình
trạng sốt cao, nổi ban ở da,
kết mạc mắt bị viêm đỏ. Khai
thác bệnh sử, người nhà cho
biết trước đó bốn ngày, bệnh
nhi bị sốt, ho, sổ mũi, ngứa
vùng kín. Gia đình đưa bệnh
nhi đến khám,mua thuốc uống
tại một phòng khám tư nhân
ở địa phương. Tuy nhiên,
sau khi uống thuốc, bé bị nổi
hồng ban đỏ ở mặt, sau đó
lan rộng ra các bộ phận khác
nên nhập BV cấp cứu. Bệnh
nhi được xác định mắc hội
chứng Stevens-Johnson do
dị ứng thuốc và được điều
trị tích cực.
Bệnh ngày càng
phổ biến
Theo BS Lê Quốc Hùng,
Trưởng khoa Bệnh nhiệt
đới, BV Chợ Rẫy TP.HCM,
hội chứng Stevens-Johnson
và Lyell được coi là hai thể
trong các giai đoạn diễn tiến
của cùng một bệnh và Lyell
nặng hơn dựa trên phần trăm
diện tích cơ thể tổn thương.
BS Hùng cho biết thêm, 80%
bệnhnhânmắchội chứngLyell
tại các nước đang phát triển
có liên quan đến thuốc. Nguy
cơ gây bệnh trong khoảng tám
tuần từ khi dùng thuốc. Có tới
20%-25% các trường hợp ở
trẻ em không thể xác định rõ
thuốc gây dị ứng.
BS Võ Ngọc Anh Thơ,
Phó khoa Bệnh nhiệt đới, BV
Chợ Rẫy TP.HCM, cho biết
thêm dù tỉ lệ mắc bệnh toàn
thế giới không cao nhưng tại
khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh
nhân mắc hội chứng Stevens
-Johnson và Lyell đến điều trị
khá phổ biến, gần như tuần
nào cũng có bệnh nhân.
Theo BS Thơ, không riêng
gì thuốc cảm, tất cả loại thuốc
đều có thể gây dị ứng, kể cả
thuốc bổ vì đều là chất lạ
đối với cơ thể. Cơ thể những
người mắc hội chứng này khi
nhận ra chất lạ liền phản ứng
dữ dội với chất đó.
Ngoài thuốc, các nguyên
nhân và yếu tố gây ra hội
chứng Lyell có thể kể ra như
tình trạng nhiễm khuẩn, yếu
tố vật lý (nắng nóng, tia cực
tím, người mắc bệnh lý ung
thư biểu hiện ra da...) liên
quan gen.
Một số nguyên nhân hiếm
gặp có thể gây ra hai hội
chứng trên bao gồm: vaccine,
chất cản quang, phơi nhiễm
hóa chất bên ngoài, thức ăn...
Ước lượng tỉ lệmắcmới cho
cả hội chứngStevens-Johnson,
Lyell và thể hỗn hợp giữa hai
hội chứng này khoảng 2-7/1
triệu người mỗi năm.
Triệuchứnghội chứngStevens-Johnson
Bệnh nhân thường sốt trên 39 độ C và xuất hiện các triệu
chứng cúm 1-3 ngày khi có tổn thương da, niêmmạc. Bệnh
nhân sợ ánh sáng và ngứa. Bỏng rát kết mạc hoặc nuốt đau
có thể là triệu chứng sớm của tổn thương niêm mạc. Bệnh
nhânmệtmỏi, đau cơ, đau khớp. Banđầunổi các banđỏ, nếu
kèmtheo sốt trên38độCvà xuất hiệnbóngnước là dấuhiệu
chỉ điểm phát triển thành hội chứng Stevens-Johnson hoặc
Lyell. Tiếp đến bệnh nhân bị tổn thương da, xuất huyết da
và tiến triển thành hoại tử, hình thành các mụn nước. 90%
bệnh nhân bị tổn thương niêmmạc miệng và môi. 80% tổn
thươngniêmmạcmắt, hầuhết là viêmkếtmạc kèmtiết dịch
mủ, loét giác mạc. Tổn thương sinh dục, niệu đạo. Ngoài ra,
bệnhnhân có thểbiến chứng cấp tính suy thận, rối loạn chức
năngđa cơquan, nhiễmkhuẩn tụ cầuvàngvà trực khuẩnmủ
xanh, viêm phổi, suy hô hấp, tổn thương dạ dày...
BS
VÕ NGỌC ANH THƠ
, Phó khoa Bệnh nhiệt đới,
BV Chợ Rẫy TP.HCM
Không riêng gì
thuốc cảm, tất cả
loại thuốc đều có
thể gây dị ứng, kể
cả thuốc bổ vì đều
là chất lạ đối với cơ
thể.
Đời sống xã hội -
ThứHai 27-5-2019
Người mắc hai hội chứng
này có tiền sử dùng thuốc
hoặc tình trạng ốm đau. Dùng
thuốc thường trước khởi phát
triệu chứng 1-4 tuần, trung
bình là 14 ngày nhưng có
thể khởi phát chỉ sau 48 giờ
hoặc muộn hơn.
ThS-BS Đào Th ị Mỹ
Vân, Phó Giám đốc y khoa,
Trưởng khoa Hồi sức tích
cực BV Quốc tế City, cho
hay các thuốc hay gặp gây
ra hội chứng này bao gồm:
Allopurinol, Carbamazepine,
Lamotrigine, Nevirapine,
NSAIDs, Phenobarbital,
Phenytoin, Sulfamethoxazole,
Sulfasalazine. Cho đến nay,
cơ chế miễn dịch được xem
là cơ chế bệnh sinh chính
được ghi nhận. Bệnh tuy
hiếm gặp nhưng rất nặng,
đe dọa đến sinh mạng người
bệnh vì gây ra thương tổn
đa cơ quan, tỉ lệ tử vong
trong cá thể nặng ghi nhận
5%-30%.
BS Mỹ Vân khuyến cáo
bất kỳ ai cũng có thể xảy ra
phản ứng dị ứng với bất kỳ
dị nguyên nào đó. Tại thời
điểm này có thể không bị dị
ứng nhưng có thể sẽ dị ứng
ở thời điểm muộn hơn. Đôi
lúc phản ứng dị ứng sẽ trở
nên nặng nề hơn ở lần dùng
thuốc thứ hai do những biến
đổi trong hệ thống miễn dịch
của cơ thể. Do vậy chỉ nên
uống thuốc khi bị bệnh, chỉ
uống thuốc theo toa của BS,
không nên tự ý mua và sử
dụng thuốc mà không có ý
kiến của BS, không nên sử
dụng những thuốc không rõ
nguồn gốc hoặc thành phần.
BS cần thận trọng hỏi kỹ
bệnh nhân về tiền sử dị ứng
thuốc trước khi kê toa thuốc
cho bệnh nhân, nhất là các
nhóm thuốc kể trên.•
Dị ứng do
dùng thuốc
xảy ra không
phổ biến
nhưng khá
nghiêm trọng
và tỉ lệ tử vong
cao, do đó
cần hết sức
thận trọng khi
dùng thuốc.
Cụ bàmắc hội chứng Lyell điều trị tại BVChợ Rẫy
TP.HCM. Ảnh: HL
Tình trạng ôngOumSokun lúcmới nhập viện.
Ảnh: HL
Tiêu điểm
KhámBSngaykhi thấybất kỳ
triệuchứngbất thườngnàosau
khi dùng thuốc. Nếu biết mình
dị ứng với thuốc nên ghi lại tên
thuốc và báo cho BS biết khi
đến khám bệnh tại cơ sở y tế.
Bộ LĐ-TB&XH đang dự thảo thông tư hướng dẫn
điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ
cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ từ tháng
7-2019.
Theo dự thảo, đối tượng áp dụng gồm: Cán bộ, công
chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả
người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện,
người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ
An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và
người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng
tháng trước ngày 1-7-2019.
Hai là cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị
định số 92/2009, Nghị định số 121/2003 và Nghị định số
09/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu, trợ cấp
hằng tháng trước ngày 1-1-2019.
Thứ ba, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động
hằng tháng theo quy định của pháp luật. Người đang
hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000,
Quyết định số 613/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Công
nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng trước ngày
1-7-2019.
Thứ tư, người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 1-7-2019.
Cũng theo dự thảo, từ ngày 1-7-2019, mức lương hưu,
trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của các đối
tượng quy định nêu trên được tăng thêm 7,19% so với
mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng
tháng của tháng 6-2019.
VIẾT LONG
Đề xuất tháng 7 tới tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook