119-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm30-5-2019
P.LOAN-M.CHUNG
N
gày 29-5, phiên tòa phúc
thẩm vụ gây thất thoát hơn
3.608 tỉ đồng xảy ra tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Đông
Á (DAB) bước vào phần tranh luận.
Đáng chú ý là phần tự bào chữa
của bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức
Vũ “nhôm”, chủ tịch HĐQT Công
ty CP Xây dựng Bắc Nam 79). Vũ
kêu oan tội lạmdụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản mà tòa sơ
thẩm tuyên 17 năm tù. Không cần
cầm giấy nhưng lời trình bày của
Vũ rõ ràng, dứt khoát. Vũ nói cựu
tổng giám đốc DAB Trần Phương
Bình cho Vũ mượn 200 tỉ đồng
nhưng hoàn toàn che giấu nguồn
gốc của số tiền này.
“Bị cáo rất buồn” - Vũ cho biết
cảm xúc của mình khi nghe luận
tội của VKS. Vũ nói ba đêm liền
“hoàn toàn không ngủ” và một
thời gian trong trại giam Vũ cũng
“không sao ngủ được”. Vũ mong
HĐXX tôn trọng các chứng cứ,
sự thật khách quan, lời khai của
mình…
Vũ nói để quy kết bị cáo là đồng
phạm với ông Bình thì cơ quan tố
tụng phải chứng minh được ba điều.
Thứ nhất, phải chứngminh đượcVũ
và ông Bình cùng mục tiêu, cùng
ý chí, cùng bàn bạc. Thứ hai, phải
chứng minh được Vũ biết nguồn
tiền 200 tỉ đồng là của DAB, không
phải tiền của ông Bình. Thứ ba, phải
chứng minh Vũ được hưởng lợi vật
chất, ăn chia.
Vũ tái khẳng định việc không
bàn bạc, thống nhất trước và
không thể biết trước về nguồn
gốc số tiền 200 tỉ đồng, còn cựu
trưởng phòng Ngân quỹ Hội sở
DAB Nguyễn Đức Vinh thì làm
theo sự chỉ đạo của ông Bình.
Vinh chỉ hướng dẫn Vũ kê khai
nộp tiền và ký vào hai giấy nộp
tiền giống như những khách hàng
khác. Ông Bình và ông Vinh cũng
đã thừa nhận việc này nhiều lần
trước HĐXX phúc thẩm.
Vũ làmphép tính so sánh: “Người
ta (ý nói một số bị cáo, người liên
quan khác trong vụ án) cũng có
hành vi như bị cáo nhưng không bị
xem xét trách nhiệm hoặc xử tù hai
năm, cao nhất là bảy năm. Giả sử bị
cáo có tội, bị cáo trả nợ 200 tỉ đồng
xong rồi mà xử bị cáo 17 năm. Bị
cáo khác chưa trả nợ xong thì lại
được xử hai năm. Như vậy có công
bằng không?”.
“Làm sao bị cáo ngủ được, luật
pháp ở đâu, công bằng ở đâu. Bị
cáo sống đâu làm gì cho VKS ghét
Vũ “nhôm” dùng lý lẫn tình khi
tranh luận tại tòa
Phần tranh luận tại tòa sinh động bởi phần tự bào chữa của Vũ “nhôm” với nhiều lời lẽ tha thiết.
Vũ "nhôm"mong được tranh luận đến cùng với VKS. Ảnh: TRƯỜNGGIANG
vậy đâu” - Vũ than và mong HĐXX
xem xét cho Vũ vô tội và tuyên án
tâm phục, khẩu phục. Vũ cũng tha
thiết mong HĐXX cho Vũ tranh
luận đến cùng với VKS.
Luật sư bào chữa cho Vũ thì đề
nghị HĐXX xem xét toàn diện,
khách quan để đưa ra một mức án
đúng luật và mong tranh luận đến
cùng với VKS để làm sáng tỏ các
cáo buộc.
Theo luật sư, ông Bình khai “đã
thu xếp xong” có nghĩa là đã có kế
hoạch từ trước, còn Vũ hiểu đây
có nghĩa là có tiền cho vay. Ông
Bình đã không thành thật trao đổi
về thực trạng DAB với Vũ. Bởi nếu
biết rõ hoàn cảnh trên, không riêng
gì công ty của Vũ mà bất kỳ công
ty nào khác cũng chắc chắn không
tham gia vào việc mua cổ phần của
DAB. Trong việc này,Vũ chỉ là người
bị hại bởi những toan tính, không
trung thực, che giấu thực trạng âm
quỹ, nợ xấu… của DAB và sự chủ
động đưa ông Vũ vào giao dịch bị
lừa dối bởi chính ông Bình.
Hômnay (30-5), phiên tòa tiếp tục.•
nhôm
: “Làm sao bị
cáo ngủ được, luật pháp
ở đâu, công bằng ở đâu.
Bị cáo sống đâu làm gì
cho VKS ghét vậy đâu?”.
Lập luận của Viện Kiểm sát
Đại diện VKSND Cấp cao tại TP.HCM đã đề nghị cấp phúc thẩm giữ
nguyên án sơ thẩm, bác các kháng cáo kêu oan, giảm nhẹ và phần trách
nhiệmdân sự của các bị cáo và người liên quan. TheoVKS, án sơ thẩmđã
tuyên xử là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan sai. Theo
VKS, bị cáo Vũ biết rất rõ số tiền 200 tỉ đồng mà bị cáo Bình cho mượn là
của DAB nhưng vẫn ký vào giấy tờ nộp khống rồi nhận tiền chuyển về tài
khoản của Công ty Bắc Nam79mà không trả lại. Vì thếmức án 17 năm tù
cho Vũ là tương xứng tính chất, mức độ và hành vi phạm tội.
Về kháng cáo không tính lãi các khoản tiền vay của ông Bình, VKS cho
rằng DAB vẫn phải trả lãi cho các khoản vay nên kháng cáo này không có
cơ sở chấp nhận. Việc ông Bình đề nghị nhận trách nhiệmdân sự cho các
bị cáo và người liên quan, VKS xét thấy những người này gây thiệt hại cho
DAB nên phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho DAB là phù hợp.
Cũng theo VKS, đối với Phạm Văn Tân là trợ lý của Trần Phương Bình,
sau được bổ nhiệm là phó tổng giám đốc DAB phụ trách kinh doanh từ
năm 1997 đến cuối 2006 đã đứng tên nhiều khoản vay và tham gia ký
khống nhiều chứng từ, giúp sức cho bị cáo Bình chiếm đoạt hơn 221 tỉ
đồng. Như vậy, Tân có liên quan đến nhiều khoản tiền mà bị cáo Bình
chiếm đoạt của DAB. Hành vi của Tân có dấu hiệu giúp sức nhưng chưa
được điều tra, truy tố là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Đây cũng là một
trong các nội dung nêu trong đơn của bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến đã
gửi cho HĐXX và VKS giai đoạn xét xử phúc thẩm.
Ngày 29-5, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm
và đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ cố ý làm trái
tại Công ty Vinacafe.
Theo đó, sau khi xử sơ thẩm, hai bị cáo Nguyễn Công
Hoàng (cựu phó tổng giám đốc Công ty Cà phê Việt Nam,
kiêm giám đốc Trung tâm Xuất nhập khẩu Vinacafe)
và Nguyễn Nhật (cựu giám đốc Công ty Kinh doanh tổng
hợp Vinacafe Quy Nhơn) đã có kháng cáo kêu oan. 
Theo hồ sơ, năm 2010 các ngân hàng không có nguồn
USD để bán cho các doanh nghiệp. Khi đó, Vinacafe Quy
Nhơn cần có USD để nhập khẩu phân bón nên Nguyễn
Nhật đại diện Vinacafe Quy Nhơn đã ký hợp đồng cho
Trung tâm Xuất nhập khẩu Vinacafe (trung tâm) do bị cáo
Hoàng làm giám đốc vay tiền để mua cà phê xuất khẩu.
Hai doanh nghiệp này đều trực thuộc Tổng Công ty Cà
phê Việt Nam - Vinacafe.
Theo đó, xuất khẩu được cà phê, trung tâm thu ngoại
tệ về bán lại cho BIDV Bình Định để ngân hàng này bán
ngoại tệ lại cho Vinacafe Quy Nhơn nhập khẩu phân bón.
Thực hiện chủ trương trên, ngày 3-8-2010, bị cáo Nhật và
Hoàng đã ký hợp đồng vay vốn với nội dung trung tâm
vay của Vinacafe Quy Nhơn 50 tỉ đồng. Mục đích việc
này là để thu mua cà phê với lãi suất vay 13% năm, sẽ
được trả sau khi thanh lý hợp đồng, thời hạn vay theo kế
hoạch thu mua và xuất khẩu cà phê của trung tâm.
Trong thời gian từ ngày 3-8 đến 12-11-2010, trung tâm
đã gửi cho Công ty Vinacafe Quy Nhơn chín giấy đề nghị
chuyển tiền tổng giá trị 124 tỉ đồng. Vinacafe Quy Nhơn
đã ký 21 ủy nhiệm chi chuyển cho trung tâm 116,8 tỉ
đồng từ ngày 4-8 đến 15-11-2010. Trung tâm đã chuyển
trả nợ cho Vinacafe Quy Nhơn tổng cộng 19 lần là 71,7 tỉ
đồng tiền gốc và thanh toán thêm một vài lần nữa, còn nợ
Vinacafe Quy Nhơn tiền gốc là gần 36 tỉ đồng. 
Xử sơ thẩm, tòa đã tuyên phạt bị cáo Hoàng 12 năm tù,
bị cáo Nhật 11 năm tù.
Tại phiên phúc thẩm, hai bị cáo không thừa nhận hành
vi phạm tội như bản án sơ thẩm quy buộc. Theo các bị
cáo, việc mình làm tất cả vì mục đích đưa công ty đi lên,
không có tư lợi, chiếm đoạt tài sản của công ty. Việc làm
này đã báo cáo và có sự đồng ý của tổng công ty. Ngoài
ra, các bị cáo cho rằng số thiệt hại cấp sơ thẩm quy kết
là chưa đúng vì toàn bộ số tiền này đang nằm trong tổng
công ty, các bị cáo không gây thiệt hại cho Nhà nước.
Bào chữa, luật sư của bị cáo cho rằng trong vụ án này
Vinacafe không bị thiệt hại. Sau khi khởi tố vụ án đến nay,
trung tâm tiếp tục trả cho Vinacafe Quy Nhơn thêm 3 tỉ
đồng, hiện số nợ chỉ còn 36,2 tỉ đồng. Số nợ sẽ tiếp tục
giảm đi theo lộ trình với sự giám sát trực tiếp của Tổng
Công ty Vinacafe và Vinacafe Quy Nhơn. Hiện trung tâm
vẫn hoạt động bình thường và kinh doanh có lãi, hoàn toàn
có khả năng trả nợ. Từ đó, luật sư nói bản án sơ thẩm xác
định số tiền trung tâm còn nợ Vinacafe Quy Nhơn là tiền
các bị cáo làm thất thoát của Nhà nước là không đúng. Từ
đó luật sư đề nghị HĐXX tuyên các bị cáo không phạm tội.
HĐXX nhận định cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng nghiêm
trọng, cấp phúc thẩm không thể khắc phục được. Quá trình
điều tra, cấp sơ thẩm chưa xác định được chính xác số tiền
thiệt hại cũng như chưa xác định được tổng công ty có chỉ
đạo các bị cáo hay không... Cuối cùng HĐXX tuyên hủy
toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
H.YẾN
Vì saophảiđiềutra lại cựuphó tổnggiámđốcVinacafe?
Truy tố Hưng “kính” vụ bảo kê
chợ đầu mối Long Biên
VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng, truy
tố Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng “kính”) cùng bốn bị
can khác trong vụ bảo kê ở chợ đầu mối Long Biên.
Cả năm bị can bị truy tố về tội cưỡng đoạt tài sản, theo
khoản 1 Điều 170 BLHS.
Ngoài Hưng “kính”, các bị can còn lại gồm: Nguyễn
Hữu Tiến (tức Tiến “hói”), Lê Thanh Hải (tức Hải
“gió”), Nguyễn Mạnh Long (tức Long “cao”) và
Dương Quốc Vương (tức Vương “lợn”).
Theo cáo trạng, trong quá trình kinh doanh tại chợ
Long Biên, vợ chồng chị NTN thường xuyên bị nhóm
của Hưng đe dọa, chèn ép để bắt phải nộp nhiều loại
tiền khác nhau. Kết quả điều tra xác định Hưng không
có quyền phân công người thu tiền bốc dỡ, phải thực
hiện đúng hợp đồng bốc dỡ giữa các hộ kinh doanh với
Ban Quản lý chợ Long Biên.
Để tăng thêm thu nhập cá nhân, dưới danh nghĩa là
những nhân viên của Tổ bốc dỡ số 2, Hưng đã chỉ đạo
các bị can khác sử dụng thủ đoạn chèn ép, gây khó khăn,
đe dọa… hộ kinh doanh của chị N. Hưng còn chỉ đạo
đuổi không cho ô tô của chị N. đỗ tại bãi thủy sản vì chị
N. chưa đăng ký với Hưng. Hưng yêu cầu Vương thông
báo với chị N. thực hiện việc nộp tiền với giá bốc xếp sẽ
tăng 200.000 đồng/xe 1,4 tấn và 350.000 đồng/xe 3,5 tấn.
Theo tài liệu do vợ chồng chị N. cung cấp, từ ngày
14-3-2018 đến 1-9-2018, nhóm của Hưng đã thu tổng
số tiền hơn 28 triệu đồng. Trong số này, nhóm chỉ nộp
về Ban Quản lý chợ Long Biên 3,2 triệu đồng, còn lại
gần 25 triệu đồng chia nhau chiếm hưởng.
T.PHAN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook