119-2019 - page 9

9
Gỡ bí cho dự án chống
ngập 10.000 tỉ
Chỉ cònmột tháng nữa đến hạn cuối nhưng nhiều quận/huyện đang gặp khó
khăn trong việc bàn giaomặt bằng cho công trình chống ngập 10.000 tỉ đồng.
PHANCƯỜNG
Các quận/huyện phải cùng
với các sở/ngành quyết
liệt hơn nữa trong công
tác bồi thường, giải phóng
mặt bằng để đảm bảo tiến độ
công trình quan trọng này” -
bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch
HĐND TP.HCM, nhận định
trong buổi làm việc hôm 29-5
với các quận/huyện liên quan
đến dự án chống ngập 10.000
tỉ đồng.
Bà Lệ đề nghị UBND các
quận 4, 7, 8 và huyện Nhà Bè,
Bình Chánh phải liên tục báo
cáo với các thường vụ quận ủy,
huyện ủy để tập trung cùng cơ
quan chức năng tháo gỡ các
khó khăn mặt bằng của dự án
chống ngập.
Báo cáo về tiến độ giải phóng
mặt bằng, đại diệnUBNDquận
4 cho biết còn hai tổ chức bị
ảnh hưởng bởi dự án, đại diện
UBND huyện Bình Chánh cho
biết còn 13 hộ. Tuy nhiên, các
tổ chức và hộ dân ở hai quận/
huyện này đã đồng ý ký văn
bản nhận tiền bồi thường nên
dự kiến quận 4 và huyện Bình
Chánh sẽ hoàn thành cam kết
giao mặt bằng cho dự án trước
ngày 30-6.
Trong khi đó, đại diệnUBND
quận 7 cho biết trên địa bàn
quận có bốn cống ngăn triều
của dự án thì đã bàn giao mặt
bằng được cho ba cống, riêng
cống Phú Xuân còn sáu hộ dân
chưa bàn giao mặt bằng do
vướng thủ tục pháp lý, đang
chờ giải quyết.
UBND quận 8 cũng nêu khó
khăn khi còn 15 trường hợp
vướng bồi thường giải phóng
mặt bằng, trong đó có năm
trường hợp trên thực tế là đất
ở nhưng theo hồ sơ pháp lý là
đất nông nghiệp nên quận đang
chờ xin ý kiến Sở TN&MTTP
để áp giá bồi thường. “Nếu
trong tháng 6 có hướng dẫn
của Sở TN&MT, quận 8 sẽ ban
hành chính sách bồi thường để
thu hồi mặt bằng các trường
hợp này” - đại diện UBND
quận 8 nói.
Đại diện UBND quận 7 và
quận 8 nhìn nhận với những
vướng mắc nêu trên thì khả
năng hai quận này bàn giao
mặt bằng theo đúng cam kết
với TP là trước ngày 30-6 được
xem là khá khó khăn.
Trước đó, trong buổi giám
sát của HĐND TP.HCM giữa
tháng 5, ôngNguyễnTâmTiến,
GiámđốcCông tyBT1547 (chủ
đầu tư dự án), cho biết dự án đã
đạt 76% khối lượng công trình
và vẫn còn một số trường hợp
vướng giải tỏa mặt bằng cần
tháo gỡ. “Nếu các quận/huyện
cam kết bàn giao mặt bằng vào
đúng ngày 30-6 thì dự án sẽ cơ
bản hoàn thành cuối năm nay
hoặc chậm nhất đầu năm sau”
- ông Tiến khẳng định.
Tại buổi giám sát này, bà Lệ
đã “truy” đại diện Văn phòng
UBND TP.HCM về tình hình
giải quyết mặt bằng dự án của
lãnh đạo UBND TP thời gian
qua như thế nào. Đại diện Văn
phòng UBND TP cho biết
UBND TP đã có văn bản chỉ
đạo các quận/huyện gấp rút
bàn giao mặt bằng trước ngày
30-6, nếu có những khó khăn,
vướng mắc vượt thẩm quyền
thì báo lại với TP để tìm cách
tháo gỡ.•
Công nhân
đang thi
công cống
ngăn triều
BếnNghé
(quận 1) của
dự án chống
ngập 10.000
tỉ đồng. Ảnh:
KIÊNCƯỜNG
Sẽ lập công ty điều hành dự án
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh
Tuyến nhấn mạnh đây là dự án lớn, có nhiều khó khăn, phức
tạp nhưng đến nay đã tạm thời tháo gỡ vướngmắc về thủ tục.
“Sắp tới chúng ta sẽ thành lập công ty điều hành dự án, làm
việc với Ngân hàng Nhà nước để tiếp tục bố trí vốn cho vay
thực hiện dự án và cùng các địa phương tháo gỡ công tác giải
phóngmặt bằng để dự án về đúng tiến độ camkết”- ôngTuyến
nói. ÔngTuyến cũng yêu cầu UBND các quận/huyện liên quan
tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóngmặt bằng để bàn giao
cho chủ đầu tư, sớm đưa dự án vào khai thác.
Bà Nguyễn Thị Lệ,
Chủ tịch HĐND TP,
đề nghị các quận/
huyện phải tập trung
tháo gỡ khó khăn
mặt bằng của dự án
chống ngập.
Đà Nẵng: Đối thoại với dân về xử lý
bãi rác Khánh Sơn
Ngày 29-5, UBND quận Liên Chiểu (TP Đà
Nẵng) cho hay vừa phối hợp với Sở TN&MT đối
thoại với người dân khu vực phường Hòa Khánh
Nam sống cạnh bãi rác Khánh Sơn. Tại buổi đối
thoại, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN&MT
TP Đà Nẵng, cho hay Sở đã tham mưu và được TP
thống nhất là nâng cấp Nhà máy xử lý rác tại bãi rác
Khánh Sơn, đầu tư công nghệ thành khu liên hợp xử
lý chất thải rắn. Việc này giúp khắc phục hoàn toàn
tình trạng ô nhiễm.
Cụ thể, TP Đà Nẵng đã thông qua dự án nhà máy
xử lý rác tại bãi rác Khánh Sơn công suất 650 tấn
rác/ngày, không qua chôn lấp. Dự kiến dự án sẽ
khởi công từ cuối năm 2019 và đi vào hoạt động vào
khoảng cuối năm 2020.
Sau khi nghe thông tin TP không di dời bãi rác
Khánh Sơn mà đầu tư thành khu liên hợp xử lý chất
thải rắn, nhiều người dân không hài lòng. Theo ông
Nguyễn Đức Sinh (người dân ngụ tổ 64, phường
Hòa Khánh Nam), những năm trước lãnh đạo TP
liên tục hứa hẹn di dời bãi rác nhưng nay lại chọn
phương án khác. “Chúng tôi đã sống cạnh bãi rác 30
năm rồi, không thể chịu đựng thêm được nữa” - ông
Sinh nói. Nhiều người dân khác bức xúc cho biết sẵn
sàng chặn xe rác vào bãi rác Khánh Sơn nếu vấn đề
nước rỉ rác không được xử lý triệt để.
Trả lời người dân, ông Đàm Quang Hưng, Chủ
tịch UBND quận Liên Chiểu, nhấn mạnh việc xử lý
những tồn tại ở bãi rác Khánh Sơn cần nhiều thời
gian, không thể dứt điểm ngay được. “Người dân
cần phải hết sức bình tĩnh, tránh kích động dẫn đến
những hành động trái quy định. Chính quyền mong
người dân cùng đồng hành để giải quyết triệt để vấn
đề này” - ông Hưng nói.
Về ý kiến lò đốt rác thải y tế bên trong bãi rác
Khánh Sơn xả ra khói có mùi khét, giám đốc Sở
TN&MT TP Đà Nẵng cho hay đã kiểm tra và đình
chỉ hoạt động lò đốt rác này.
Cũng theo ông Hùng, TP Đà Nẵng sẽ đầu tư xây
dựng hệ thống cống thoát nước khép kín thu gom
nước từ bãi rác Khánh Sơn, nâng công suất xử lý
1.050 m
3
/ngày đêm nhằm khắc phục hoàn toàn việc
nước rỉ thấm vào lòng đất.
Về sinh kế người dân, ông Hùng cho hay Sở
TN&MT đang phối hợp với Sở LĐ-TB&XH chuyển
đổi nghề nghiệp cho hơn 300 người dân đang hành
nghề nhặt rác tại bãi rác Khánh Sơn. Đồng thời, các
hộ dân trong phạm vi dự án mới sẽ được di dời.
TẤN VIỆT
Hơn 6 tỉ đồng xử lý chất thải đổ trộm
làm bỏng chân
Ngày 28-5, UBND huyện Vĩnh Bảo (TP Hải
Phòng) cho biết để xử lý lượng chất thải đổ trộm tại
mương nước ven quốc lộ 10 thuộc xã Hưng Nhân
cần khoản kinh phí 6,5 tỉ đồng.
Theo UBND huyện Vĩnh Bảo, chất thải độc hại
được đổ trộm tại ba vị trí trên kênh thủy lợi nằm
ven quốc lộ 10 thuộc xã Hưng Nhân. Vị trí thứ nhất,
chất thải được đổ xuống kênh sau đó loang rộng ra
kênh chính dài 80 m, rộng 12 m và kênh phụ dài 20
m, rộng 3 m. Điểm thứ hai, chất thải loang rộng trên
kênh chính dài 80 m, rộng 1,2 m. Điểm thứ ba, chất
thải loang rộng trên kênh dài 15 m, rộng 12 m. Chất
thải đổ tại ba điểm trên có dạng sệt màu đen, bốc
mùi hôi thối khiến cho cây cỏ, bèo xung quanh khu
vực bị chết rụi.
Trước đó, sáng 8-5, bà Lê Thị Lan (trú thôn Kênh
Trạch, xã Hưng Nhân) đi bắt cua ở đồng đã lội qua
mương nước có chất thải đổ trộm, sau đó bị bỏng
nặng ở hai chân phải cấp cứu. Sau khi tiếp nhận
thông tin, huyện Vĩnh Bảo đã kiểm tra hiện trường,
chỉ đạo công an điều tra làm rõ người xả thải trộm.
Các vị trí bị đổ thải trộm đã được cắm biển cảnh báo
để người dân phòng tránh. Huyện cũng đã thuê đơn
vị thu gom, vận chuyển toàn bộ lượng chất thải này
đi xử lý. Theo tính toán, khối lượng chất thải phải
thu gom, xử lý gồm khoảng 350 m
3
bùn đất, gần 600
m
3
nước lẫn chất thải. Toàn bộ chi phí xử lý chất thải
khoảng 6,5 tỉ đồng.
ĐỖ HOÀNG
Tiêu điểm
Dự án chống ngập 10.000 tỉ
đồng (giai đoạn 1) nhằm kiểm
soát ngập do triều cường và chủ
động ứng phó với biến đổi khí
hậu cho vùng diện tích 570 km²
và khoảng 6,5 triệu dân thuộc
khu vực bờ hữu sông Sài Gòn
và trung tâm TP.HCM.
“Thời gian tới khu vực TP Cần Thơ cần lưu ý đề phòng các
hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa rất to trong thời đoạn
ngắn, giông mạnh kèm theo tố, lốc, sét”. Thông tin trên được
ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn TP Cần
Thơ, cho biết tại hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên
tai, tìm kiếm cứu nạn từ năm 2018 đến nay, tổ chức ngày 29-5.
Cụ thể, theo ông Hải, dự báo tổng lượng mưa toàn mùa tại
Cần Thơ có khả năng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm một
ít. Trong đó, các tháng 8 và 9 sẽ cao hơn trung bình 10%-20%.
Mùa mưa năm nay có khả năng kết thúc sớm vào tháng 11.
Nền nhiệt độ trung bình tại Cần Thơ trong các tháng mùa
mưa năm 2019 có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm
0,2-0,6 độ C. Nắng nóng cơ bản sẽ kết thúc trong tháng 5,
tuy nhiên vẫn có một số ngày nắng nóng có nhiệt độ trên 35
độ C trong nửa đầu tháng 6.
Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn TP Cần Thơ, trong năm 2018 trên địa bàn TP xảy ra 24
đợt lốc xoáy, 18 điểm sạt lở và hai đợt triều cường… Ước
tổng thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 37,2 tỉ đồng.
NHẪN NAM
Cần Thơ: Cảnh báo mưa to, lốc mạnh, sấm sét
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook