121-2019 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Bảy1-6-2019
Ngày 31-5, Ban Quản lý (BQL) dự án Thăng Long (Bộ
GTVT) cùng UBND TP Tuy Hòa (Phú Yên) tổ chức bàn
giao, tiếp nhận, chính thức đưa cầu Đà Rằng mới bắc qua
hạ lưu sông Ba đoạn qua TP Tuy Hòa vào sử dụng.
Cây cầu mới này được xây dựng song song, ngay cạnh
cầu Đà Rằng - là biểu tượng của TP Tuy Hòa và vốn là cây
cầu dài nhất trên quốc lộ 1 đoạn qua miền Trung.
Theo BQL dự án Thăng Long, cầu Đà Rằng mới dài gần
1,6 km, trong đó phần cầu chính dài hơn 1,1 km được thiết
kế vĩnh cửu, rộng 10,5 m với hai làn xe cơ giới, dải phân
cách, lề đi bộ.
Phần đường theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị, có
quy mô mặt cắt ngang phù hợp với bề rộng cầu. Dự án có
tổng mức đầu tư hơn 340 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu
Chính phủ còn dư của dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1
và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên do Bộ GTVT làm
chủ đầu tư, BQL dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu
tư.
Công trình được khởi công tháng 1-2018, thông xe kỹ
PhúYên chính thức đưa cầuĐàRằngmới vào sửdụng
thuật ngày 31-1, được đưa vào sử dụng tạm thời, phục vụ
đi lại trong dịp Tết nguyên đán 2019 và đến nay được BQL
dự án Thăng Long chính thức bàn giao cho UBND TP Tuy
Hòa quản lý, khai thác.
Theo ông Nguyễn Thành Trí, Giám đốc Sở GTVT
Phú Yên, cầu Đà Rằng nằm trên quốc lộ 1, nay là đường
Nguyễn Tất Thành - cửa ngõ và là trục giao thông chính của
TP Tuy Hòa. Sau 50 năm sử dụng, cầu Đà Rằng với kết cấu
dầm thép liên hợp lại nằm gần cửa biển nên bị xâm thực
rất mạnh, dẫn đến xuống cấp nghiêm trọng. Thời gian qua,
tỉnh Phú Yên phải liên tục sửa chữa, khắc phục nhưng chỉ
mang tính tạm thời.
Trong khi đó, nhu cầu lưu thông qua cầu Đà Rằng ngày
càng lớn. Dù là biểu tượng của TP Tuy Hòa nhưng lâu nay
cầu Đà Rằng đã tạo ra điểm nghẽn lưu thông ngay cửa ngõ
trung tâm tỉnh lỵ Phú Yên.
“Việc xây dựng cầu Đà Rằng mới không chỉ thay áo mới
cho biểu tượng của TP Tuy Hòa mà điều quan trọng là giải
phóng một điểm nghẽn giao thông lâu nay ở Phú Yên” - ông
Nguyễn Thành Trí nói.
Ông Võ Ngọc Kha, Chủ tịch UBND TP Tuy Hòa, chia sẻ
cầu Đà Rằng mới góp phần từng bước hoàn chỉnh kết cấu
hạ tầng cửa ngõ phía Nam TP. Khi đưa vào sử dụng, cầu
Đà Rằng mới đảm bảo lưu thông bốn làn xe cho quốc lộ 1
đoạn qua TP Tuy Hòa, nâng cao năng lực thông hành trên
trục phố chính (Nguyễn Tất Thành), giảm thiểu ùn tắc giao
thông, tăng cường an toàn giao thông trên quốc lộ 1 đoạn
qua TP này.
TẤN LỘC
CầuĐà Rằngmới song song với cầuĐà Rằng cũ. Ảnh: TL
ĐÀOTRANG
T
hất vọng vì không mua
được suất vé sớm ngày
cuối tuần, anh Nguyễn
Văn Tài (quận Thủ Đức) chia
sẻ: “Mang tiếng là buýt sông
nhưng muốn đi phải đặt vé
trước và phải ngồi đợi nửa
ngày mới được đi thì đi làm
gì. Hôm nay gia đình tôi muốn
đến quận 1 chơi nên lựa chọn
đi buýt đường sông để trải
nghiệm. Cứ nghĩ đi giờ nào
cũng có vé nhưng khi chúng
tôi đến nơi thì suất vé 11 giờ
đã bán sạch và nếu đi thì phải
đợi đến 14 giờ”.
Khách mòn mỏi
đợi chuyến
Theo anh Tài, dù có hào
hứng đi buýt sông đến mấy
nhưng thời gian chờ quá lâu
nên gia đình anh không mua
vé chuyến muộn. “Tôi sợ cảnh
đợi tàu quá, đi chơi thôi mà
cũng đợi đến ba giờ đồng hồ.
Vì vậy khi nhân viên hướng
dẫn tôi mua vé khứ hồi chuyến
14 giờ thì tôi từ chối vì sợ
phải đợi tàu, chiều quay về
đây muộn mất”.
Đồng quan điểm, chị Phan
Thị Thảo (quận 1) cho hay:
“Cuối tuần cả gia đình rủ nhau
đi buýt sông coi như thưởng
ngoạn sau một tuần làm việc
vất vả. Cứ nghĩ đi giờ nào cũng
có tàu về, nào ngờ xuống đây
phải đợi mòn mỏi mới có tàu
đưa về quận 1. Cả đi và chờ
tàu cũng mất bốn giờ đồng
hồ. Tôi thấy buýt sông chỉ
có thể đi du lịch thôi, chứ đi
Buýt đường sông: Khi nhộn nhịp,
lúc vắng tanh
Sau hơnmột nămvận hành, tuyến buýt đường sông đầu tiên ở TP.HCMcòn lộ nhiều bất cập
khi lượng khách cuối tuần quá tải, còn ngày thường quá vắng.
Vào cuối tuần, nhiều khách hàng phải xếp hàng chờmới mua được vé lên buýt đường sông.
Ảnh: Đ.TRANG
Hành khách muốn
đi buýt sông nên tìm
hiểu lộ trình trước để
thuận tiện hơn cho
chuyến đi.
Lời, lỗ doanh nghiệp tự chịu
Ông Hà Thanh Sơn, Trưởng phòng Quản lý giao thông
đường thủy, Sở GTVT TP.HCM, cho biết TP có hơn 100 tuyến
sông, kênh rạch chằng chịt với chiều dài hơn 1.000 km. Theo
đó, việc phát triển mô hình buýt sông có nhiều thuận lợi như
góp phần phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và du lịch. Đây
là một mô hình mới nên việc người dân tham quan, thưởng
ngoạn là việc bình thường. Tuyến buýt này do doanh nghiệp
đầu tư nên lời, lỗ doanh nghiệp tự chịu. Thời gian tới khi các
bến được hoàn thiện, kết nối với nhau thì có thể sẽ thu hút
nhiều hành khách hơn.
Công tyThường Nhật cho hay đơn vị đang triển khai đầu tư
thêm ba bến buýt sông để người dân tiếp cận thuận lợi hơn
với loại hình giao thông này. Công ty này cũng đang triển
khai và thẩm định thiết kế ba bến buýt sông nói trên, đồng
thời tiến hành khảo sát địa hình, thủy văn, thủy triều… theo
đúng tiến độ.
làm thì không khả quan vì ít
chuyến quá”.
Theo ghi nhận của PV, những
ngày cuối tuần khách rất đông,
đa phần mục đích chuyến đi
của các hành khách là du lịch,
trải nghiệm, thưởng ngoạn cảnh
sông. Tuy nhiên, số lượng tàu
còn khá ít chuyến nên cuối tuần
nhiều hành khách vẫn không
mua được vé như ý muốn.
Ngược lại, vào những ngày
trong tuần rất vắng khách. Theo
quansátmớiđâycủaPV,khoảng
9 giờ sáng tại bến Linh Đông
(Thủ Đức), khách đi buýt sông
vắng hoe, cả giờ đồng hồ chỉ
có hai người mua vé.
Một nhân viên bán vé buýt
đường sông tại bến này cho
biết vào ngày thường rất ít hành
khách, chỉ chiếm khoảng 30%
năng lực vận tải khách của tàu.
Riêng vào các ngày cuối tuần
thì lại rất đông khách. Hành
khách muốn đi phải tới mua
vé trước, thậm chí mua luôn
vé khứ hồi, tránh tình trạng
không có vé quay ngược lại.
Nhân viên này thông tin
thêm khi tàu chở khách từ
Bạch Đằng xuống bến Linh
Đông, hành khách sẽ lên bến
chụp ảnh, ngồi nghỉ chừng 30
phút rồi tiếp tục đón khách quay
trở lại Bạch Đằng. Điểm đặc
biệt, toàn bộ khách đều xuống
bến dừng chân và quay ngược
về chứ không ai ở lại bến cả.
Đi vì mục đích gì là do
người sử dụng
ÔngNguyễnKimToản,Giám
đốc Công ty TNHH Thường
Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt
sông số 1), cho biết bản chất
buýt sông là phương tiện vận
chuyển hành khách, người dân
có thể dùng vào mục đích đi
làm, đi học, đi chơi… là do
người đó sử dụng.
Trước nhiều ý kiến cho
rằng buýt sông được xây dựng
nhằm mục đích du lịch mà
không phải phục vụ vận tải
hành khách bằng đường sông,
đồng thời kéo giảmùn tắc giao
thông trên đường bộ như mục
đích ban đầu xây dựng lộ trình
tuyến này, ông Toản lý giải tất
cả vấn đề trên đều nằm trong
tính toán của chủ đầu tư. Việc
hành khách đi nhiều vào cuối
tuần, đi ít vào ngày thường là
hết sức bình thường.
Tuynhiên, ôngToản cho rằng
công ty cũng phải tính trung
bình lượt khách đi để quyết
định đầu tư lượng tàu cho phù
hợp và công ty không thể đầu
tư thêm số tàu phục vụ lượng
khách tăng đột biến vào cuối
tuần được. Trường hợp lượng
khách đi vào cuối tuần đông,
công ty sẽ bố trí tăng cường
thêm 2-3 chuyến để giảm bớt
tình trạng đợi tàu.
“Trên đường bộ có cả ngàn
tuyến đường và đi tuyến nào
cũng giống nhau cả nên khi
người dân dùng buýt sông để
di chuyển thì sẽmangmột cảm
xúc đặc biệt giống như đi du
lịch” - ông Toản nói.
Theo ông Toản, buýt sông
vốn dĩ là một phương tiện và
người đi vì mục đích gì thì nó
mang sứ mệnh đó, có thể cho
những người hưu trí đi chơi,
sinh viên đi học, khách Tây
đi du lịch trải nghiệm… Và
bản thân các nước khác trên
thế giới thì buýt sông cũng chỉ
có 30% là đi lại bằng đường
thủy, còn lại đều nhằm mục
đích du lịch.
“Thời gian tới công ty sẽ
tiếp tục hoàn thiện các bến
chưa triển khai để tạo sự kết
nối đồng bộ, khai thác tối đa
khách hàng tiềmnăng, trong đó
khách sử dụng buýt sông vào
mục đích đi lại phải chiếm ít
nhất 20%” - ôngToản thông tin.
Lý giải việc hành khách phải
đợi hơn ba giờ đồng hồ mới
có thể quay đầu ở bến Linh
Đông, ông Toản cho rằng do
buýt sông phải chạy theo lịch
trình đã lên trước. Hành khách
muốn đi buýt sông nên tìm
hiểu lộ trình trước để thuận
tiện hơn cho chuyến đi.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook