127-2019 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy8-6-2019
• Mỹ
: Cơ quan Nghiên cứu dự án
Quốc phòng tiên tiến (DARPA) thuộc
Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây tuyên bố
sắp phát triển thành công thiết bị giúp
binh lính nước này điều khiển máy
bay không người lái (UAV) từ xa bằng
sóng não. Theo hãng tin
RT News
, thiết
bị trông giống một chiếc mũ bó sát đầu
có khả năng chuyển sóng não thành tín
hiệu điều khiển UAV. Được biết công
nghệ này được hy vọng sẽ bắt đầu
được áp dụng thử nghiệm trong bốn
năm tới.
• Hàn Quốc
: Ông Kim Do-hyun,
người được bổ nhiệm là đại sứ Hàn
Quốc tại Việt Nam hồi tháng 4-2018,
đã nhận quyết định cách chức từ Ủy
ban Kỷ luật Trung ương thuộc Bộ
Ngoại giao nước này với cáo buộc
tham nhũng dưới hình thức nhận vé
máy bay, tiền hỗ trợ chi phí khách sạn
và điện thoại đắt tiền,
dẫn nguồn từ hãng
tin
Yonhap
hôm 6-6.
Ông còn bị tố đã cư
xử không đúng mực
và thô lỗ với các quan
chức dưới quyền tại
đại sứ quán.
• Thái Lan
: Đương
kim Thủ tướng nước
này, ông Prayuth Chan-
ocha
(ảnh),
vừa tái đắc
cử hôm 6-6 với đa số
phiếu ủng hộ trong phiên họp diễn ra
ngày 5-6 của lưỡng viện Quốc hội, qua
đó khôi phục chính quyền dân sự với một
chính phủ mới thông qua bầu cử kể từ sau
cuộc đảo chính diễn ra
năm 2014 dẫn tới sự nắm
quyền của phe quân sự.
Tuy nhiên, theo
Reuters
,
việc đảng của ông
Prayuth không chiếm
được đa số tại Hạ viện sẽ
gây khó khăn cho tân thủ
tướng, khác với khi ông
nắm giữ quyền lực tuyệt
đối suốt năm năm cầm
quyền trước.
VĨ CƯỜNG
Thế giới 24 giờ
Vì sao chiến lược của Mỹ thất bại
ở Iran
Mỹ sẽ không thể buộc Iran đầu hàng dù là với chiến lược “gây áp lực tối đa” hay chiến tranh với Iran.
THIÊNÂN
N
ăm 1941, giữa cuộc
Chiến tranh thế giới
thứ hai, Liên bang
Xô Viết và Anh đe dọa tấn
công Iran. Các lãnh đạo
Iran vẫn từ chối hợp tác với
Liên bang Xô viết và Anh.
Chiến sự diễn ra từ ngày
25-8 đến 17-9-1941 với
mục đích chiếm đóng các
mỏ dầu lửa của Iran và bảo
đảm an toàn cho con đường
tiếp tế của các đồng minh
phương Tây cho Liên Xô
trong cuộc chiến với quân
đội phe Trục trên mặt trận
Đông Âu. Khiêm tốn cả về
nhân lực và vũ khí, quân đội
Iran đã nhanh chóng bị đánh
bại và bị chiếm đóng trong
nhiều năm. Dù bị suy yếu
nhiều nhưng Iran vẫn tiếp
tục đấu tranh vì chủ quyền.
Và một năm sau, khi Chiến
tranh thế giới thứ hai kết
thúc, Iran tìm lại được chủ
quyền quốc gia khi Liên
bang Xô viết và Anh buộc
phải rút đi.
Diễn biến này cùng với
nhiều chương khác của lịch
sử Iran hiện đại cho thấy
kháng cự là tính cách chính
trị của Iran, một nét cơ bản
trong văn hóa chính trị và
luôn luôn là một động lực
trong chính sách đối ngoại
của nước này.
Hiện nay Iran phải đối mặt
với một đe dọa khác đến từ
Mỹ. Chắc chắn Iran sẽ lại đi
theo đúng nguyên tắc cũ. Vậy
nên chắc chắn Mỹ sẽ thất bại
trongviệcmuốn Iranđầuhàng.
Đây là nhận định của trợ lý
giáo sư về nghiên cứu Trung
Đông Hassan Ahmadian tại
ĐH Tehran (Iran) đang theo
học sau tiến sĩ tại ĐHHarvard
(Mỹ) trong một bài viết trên
đài
Al Jazeera
.
“Tối đa hóa áp lực”
sẽ không thành công
Hồi tháng 4, chính phủ
Tổng thống Mỹ Donald
Trump tuyên bố sẽ không
gia hạn lệnh hoãn trừng phạt
các nước nhập khẩu dầu từ
Iran, đồng thời tuyên bố sẽ
lôi xuất khẩu dầu của Iran
“xuống bằng 0”. Sau tuyên
bố này, Mỹ tiếp tục tăng
cường chiến dịch “gây áp lực
tối đa” với Iran cũng như có
nhiều động thái đưa quân và
vũ khí đến gần Iran.
Mỹ hy vọng chiến lược
này sẽ buộc được Iran ngồi
lại vào bàn đàm phán một
thỏa thuận hạt nhân mới
theo các điều khoản Mỹ
đưa ra. Hay nói cách khác,
chính phủ Trump hy vọng
việc “tối đa hóa áp lực” sẽ
khiến Iran không còn lựa
chọn nào ngoài cách phải
đầu hàng. Nhưng khả năng
lớn Mỹ sẽ phải thất vọng,
theo ông Ahmadian.
Không thể nào phủ nhận
sự thắt chặt trừng phạt của
Mỹ khiến kinh tế Iran lâm
vào khó khăn nhưng chiến
lược “gây áp lực tối đa” của
Mỹ nhằm buộc Iran đầu hàng
chỉ càng khiến chính phủ và
người dân Iran đoàn kết, thống
nhất hơn. Các lãnh đạo Iran
đã giải thích rõ với người dân
nước này rằng mọi sự nhân
nhượng với Mỹ đều xem là sự
đầu hàng. Tính đến thời điểm
này, Iran chưa có động thái
nhân nhượng nào cả về hành
động và phát ngôn với Mỹ.
Mỹ sẽ sa lầy nếu
chiến tranh với Iran
Có ít nhất ba thách thức
chính mà Mỹ sẽ phải đối mặt
nếu viễn cảnhWashington xúc
tiến chiến tranh với Iran, theo
ông Ahmadian.
Thứ nhất
, các đối thủ lớn
của Mỹ như Trung Quốc và
Nga khả năng lớn sẽ ủng
hộ sự kháng cự của Iran, dù
chính thức hay không chính
thức. Cả hai nước này đều
đang bất mãn và bất an với
chiến lược hướng Đông của
Mỹ cũng như với các cuộc
chiến tranh thương mại ông
Biểu tình bên ngoài một tòa nhà của Tổng thốngDonald Trump ởNewYork (Mỹ) ngày 1-5 yêu cầu
Mỹ không gây chiến với Iran. Ảnh: AP
Iran có khả năng tác động đến ưu tiên chính của Mỹ ở
khu vực - là giá dầu - mà không phải tốn nhiều công sức
hay chi phí và cũng không phải viện tới một cuộc đối đầu
quân sự nào. Iran có thể viện tới mạng lưới các nước bạn
và đồngminh trong và ngoài khu vực để cản trở việc khai
thác hay thươngmại dầu toàn cầu nhằmđẩy giá dầu lên
cao. Nếu điều này xảy ra thì đây sẽ là một cơn ác mộng
của Mỹ. Nhận định này không phải không có cơ sở khi
Iran từng đe dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến
đường biển lưu thông 1/4 lượng dầu thế giới, nằm trong
sự kiểm soát của Iran - khi Mỹ tuyên bố sẽ trừng phạt
các nước nhập khẩu dầu từ Iran. Iran nói thẳng nếu dầu
mình không qua được eo biển Hormuz thì sẽ không dầu
nước nào qua được eo biển này.
“Vẫn có một số nước muốn
đứng ra làm trung gian hòa
giải giữa Mỹ và Iran. Vẫn còn
hy vọng các nước này có thể
thành công trong giảm căng
thẳng và chặn được một cuộc
đối đầu giữa hai bên. Vẫn chưa
quá trễđểMỹ và Irangiải quyết
bất đồng một cách hòa bình”
- trợ lý giáo sư về nghiên cứu
TrungĐôngHassanAhmadian
tại ĐH Tehran.
Tiêu điểm
17
du khách từ nhiều quốc gia khác nhau đã thiệt
mạng cùngmột sốngười khác bị thương trong
một vụ tai nạn xe buýt xảy ra hôm 6-6 tại TP
Dubai thuộc CácTiểu vươngquốc ẢRập thống
nhất (UAE). Tài xế rất may chỉ bị thương nhẹ,
theo đài
BBC
. Ấn Độ sau đó thông báo rằng
trong những người thiệt mạng có tám người
là công dân nước họ và đã công bố tên tuổi
công khai. Hiện vẫn chưa rõnguyênnhânhoặc
manh mối nào dẫn đến vụ tai nạn. Tuy nhiên,
truyền thông địa phương cho biết chiếc xe
buýt có khả năng đã tông phải một mái nhà
sau khi cố gắng tránh một biển báo giới hạn
chiều cao.
VĨ CƯỜNG
Trump gây ra. Và một cuộc
chiến với Iran sẽ là một cơ
hội để các cường quốc toàn
cầu này chống lại Mỹ.
Thứhai
, xúc tiến chiến tranh
với Iran sẽ khiến Mỹ bị quốc
tế cô lập hơn rất nhiều so với
sự cô lập mà Mỹ từng nếm
trải thời gian qua khi quốc tế
phản ứng với các chính sách
không thân thiện của ông
Trump. Hiện tại trong cộng
đồng quốc tế đang có sự bất
mãn với thái độ gây hấn của
ông Trump với Iran. Trong
khi đó uy tín của Iran lại đang
đặc biệt cao, nhất là khi Iran
thể hiện đã rất tuân thủ thỏa
thuận hạt nhân.
Thứ ba
, một cuộc chiến với
Iran gần như chắc chắn sẽ là
một thảm họa lớn hơn nhiều
thảmhọa ở Iraq.Mỹ hiện chưa
nắm được toàn bộ tiềm lực
quân sự của Iran. Một thời
gian dài bị cô lập khỏi các thị
trường vũ khí châu Âu, Iran
đã tự phát triển công nghiệp
vũ khí nội địa của mình và thế
giới vẫn chưa rõ hết về năng
lực của vũ khí Iran.
Ông Ahmadian thừa nhận
quân đội Iran vẫn ở cấp thấp
hơn quân đội Mỹ nhưng vẫn
mạnhhơnnhiềusovới quânđội
của Tổng thống Iraq Saddam
Hussein vốn bị Mỹ đánh bại
chỉ trong vòng vài tuần năm
2003. Quân đội Iran chẳng
những đông hơn về quân số
lại có sức chiến đấu và cả
lý tưởng tốt hơn nhiều. Hơn
nữa, địa hình đồi núi của Iran
mang lại rất nhiều ưu thế cho
quân đội nước này.
Khả năng Mỹ mở màn một
cuộc tấn công đổ bộ vào Iran
khó xảy ra, thể theo các ví
dụ thất bại ở Afghanistan và
Iraq, mà nếu có thì đó có thể
là không kích. Và chắc chắn
Iran sẽ không để yên. Iran có
khả năng tấn công các căn cứ
củaMỹ ở các nước láng giềng
cũng như phá vỡ các tuyến
đường cung cấp dầu trong
khu vực, trong khi các đồng
minh và bạn bè của Iran có
khả năng sẽ leo thang chống
lại quyền lợi chiến lược của
Mỹ và của các đối tác Mỹ.•
Mỹ có rủi ro tự lôi
mình vào một cuộc
xung đột mà không
có khả năng kết
thúc nó.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook