138-2019 - page 12

14
Bạn đọc -
ThứSáu21-6-2019
Những “người bí ẩn” khui sai phạm
đất đai ở Bình Chánh
Nhiều bạn đọc giấu tên là những người dân địa phương đã góp sức cùng phóng viên vạch ra những sai phạm
trong quản lý đất đai, xây dựng ở Bình Chánh.
Hai loạt bài nêu trên đã tạo ra được hiệu quả xã hội rất tích
cực. Lãnh đạo TP.HCM đã chỉ đạo ngành công an cùng các
sở, ngành có liên quan và huyện Bình Chánh vào cuộc xử lý.
Đây là kết quả của sự phối hợp giữa báo chí và nhân dân,
những đầumối thông tin quan trọng của báo chí. Đằng sau
thành công của các loạt bài này chính là những ân tình, sự
yêu quý và tin tưởng gửi gắm của bạn đọc.
Tác phẩm
“Những bất ổn quản lý đất đai, xây dựng ở Bình
Chánh”
của tác giả Việt Hoa đoạt giải báo chí TP.HCM (giải
nhì). Kết quả hôm nay, chúng tôi xin dành để tri ân sâu sắc
tới bạn đọc, những người đã cùng chúng tôi đồng hành vì
sự phát triển của TP.
Ngay từ khi
Pháp
Luật TP.HCM
khởi đăng loạt bài
về xây nhà “lụi” ở
Bình Chánh, một
bạn đọc đã gọi điện
thoại cho PV phản
ánh thêm hàng
chục căn nhà xây
không phép tại ấp
1, xã Vĩnh Lộc A.
Một bạn đọc đã hỗ trợ PV
rất nhiều trong quá trình
tác nghiệp. Ảnh: HOÀI NAM
Bổ sung dịch vụ đòi nợ vào danh mục
ngành nghề bị cấm
Bộ KH&ĐT đang tổ chức lấy ý kiến về dự thảo
Luật sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.
Trong dự thảo lần này Bộ đề xuất bãi bỏ 17 ngành
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, sửa đổi sáu
ngành nghề và bổ sung ba ngành nghề để phù hợp với
yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước.
Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện đề xuất
bãi bỏ gồm: Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, kinh doanh
dịch vụ mua bán nợ, kinh doanh dịch vụ logistics,
kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển…
Đáng chú ý, dự thảo quy định bổ sung ngành “kinh
doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành nghề cấm
đầu tư kinh doanh. Lý do của việc bổ sung này là nhằm
hạn chế tình trạng một số cá nhân, tổ chức lợi dụng
hoạt động đòi nợ thuê gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,
trật tự.
Ngoài ra, một số thủ tục không cần thiết khi đăng
ký doanh nghiệp cũng được đề xuất bãi bỏ, như bãi
bỏ thủ tục đăng ký mẫu dấu trước khi sử dụng, bãi bỏ
yêu cầu phải nộp điều lệ doanh nghiệp khi đăng ký
thành lập công ty…
HỮU ĐĂNG
Vợ nghe lén điện thoại của
chồng: Bị phạt đến 20 triệu
Do công việc, tôi phải thường đi làm
ăn xa đến cả tháng mới về nhà. Vợ tôi
là người hay ghen nên đã mua thiết
bị định vị, nghe lén gắn vào điện thoại của tôi. Khi biết
chuyện, tôi rất tức giận và yêu cầu vợ phải chấm dứt
chuyện này. Tuy nhiên, vợ tôi nhất quyết không chịu và
tiếp tục thực hiện hành vi này. Vậy xin hỏi, việc làm trên
của vợ tôi có vi phạm pháp luật?
Bạn đọc
Trần Văn Ơn
(Củ Chi, TP.HCM)
Luật sư
Nguyễn Kiều Hưng
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
,
trả lời: Nhiều người vợ/chồng suy nghĩ việc gắn thiết bị
theo dõi, nghe lén điện thoại của chồng/vợ là việc giúp
giữ gìn hạnh phúc gia đình. Thế nhưng ở góc độ pháp lý,
đây là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể:
Hiến pháp đã quy định mọi người có quyền bất khả
xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân; mọi
người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các
hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được
bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại,
điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của
người khác…
Còn theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm
2015: Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu
thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến
đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó
đồng ý. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông
tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên
gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Về mặt xử lý hành chính, tại khoản 3 Điều 66 Nghị
định 174/2013 quy định xử phạt 10-20 triệu đồng đối với
hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức,
cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục
đích theo quy định của pháp luật.
Về xử lý hình sự, nếu người nào nghe, ghi âm cuộc
đàm thoại trái pháp luật đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt
vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì
bị phạt cảnh cáo, phạt tiền 20-50 triệu đồng hoặc phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm (Điều 159 Bộ luật
Hình sự).
Các cặp vợ chồng nên tin tưởng vào người bạn đời
của mình. Trong những lúc xảy ra hoài nghi, mâu thuẫn
trong cuộc sống vợ chồng thì cả hai nên ngồi lại cùng
nhau để giãi bày, giải quyết, đừng để sự việc đi quá xa.
TRÚC PHƯƠNG
VIỆTHOA
L
iên tiếp trong hai tháng
3 và 4-2019,
Pháp Luật
TP.HCM
tung ra hai loạt
bài
“Nhà không phép ở Bình
Chánh”
“Bất ổn quản lý
đất đai, xây dựng ở Bình
Chánh”
. Đó là nỗ lực suốt
nhiều tháng trời xâm nhập
thực tế, thu thập dữ liệu của
phóng viên (PV) và quá trình
này chúng tôi luôn nhận được
sự hỗ trợ nhiệt tình của bạn
đọc. Đặc biệt, có cả những
“bạn đọc bí ẩn” theo suốt
quá trình tác nghiệp của PV
nhưng chưa một lần gặp mặt.
Cùng phóng viên
tác nghiệp
Một ngày gần cuối năm
2018, PV nhận được cuộc
gọi của một người dân ở
xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình
Chánh phản ánh về tình trạng
xây dựng không phép đang
nở rộ ở xã này. Khi PV tiếp
cận hiện trường ghi nhận thực
tế đã gặp rất nhiều khó khăn
do địa bàn xã Vĩnh LộcA rất
rộng, chủ yếu là đường hẻm
đất nhỏ xíu, ngoằn ngoèo.
Các công trình xây dựng
không phép chủ yếu nằm
khuất trong các hẻm nhỏ,
phải rành rẽ địa bàn lắm thì
mới dễ dàng tiếp cận.
Để hỗ trợ choPVtác nghiệp,
nhiều bạn đọc đã cùng với PV
đến tiếp cận các khu vực có
nhà xây dựng không phép.
Những ngày cuối năm nắng
nóng gay gắt, họ đã cùng PV
tác nghiệp nhễ nhại mồ hôi,
thông tầm từ trưa đến chiều
muộn, quên cả ăn trưa. Khi
PV đã rành rẽ địa bàn, việc
tìm hiểu về xây dựng không
phépđụngchạmđến lợi íchcủa
nhiều đối tượng. Biết PVmột
mình tác nghiệp, những người
dân này luôn gọi điện thoại
nhắc nhở phải luôn cẩn thận.
Cung cấp nhiều
thông tin, hình ảnh
Sau khi bài viết đầu tiên
khởi đăng, nhiều bạn đọc là
người dân tại hai xãVĩnh Lộc
A, Vĩnh Lộc B (huyện Bình
Chánh) đã gọi điện thoại tới
tòa soạn hoặc gọi, nhắn tin
trực tiếp cho PV cung cấp
thêm thông tin.
Một nữ bạn đọc đã tới tòa
soạn trực tiếp trao đổi, cung
cấp thêm thông tin cho vệt
bài. “Những thông tin báo
đăng chính là bức xúc của
chúng tôi. Là dân địa phương
có đất nhưng không thể nào
xây dựng được, trong khi
đầu nậu từ đâu tới lại có
thể đàng hoàng xây không
phép mà không bị xử phạt
gì. Có những trường hợp
chúng tôi đã phản ánh lên xã
nhưng không những không
bị xử lý mà công trình vẫn
hoàn thành. Báo
Pháp Luật
TP.HCM
vào cuộc, chúng
tôi rất mừng” - chị chia sẻ.
Nữ bạn đọc sau đó cũng đã
cung cấp nhiều thông tin,
hình ảnh để PV tiếp tục sử
dụng làm tư liệu.
Phản ánh hàng chục
căn nhà xây không
phép
Một nam bạn đọc khác ở
xã Vĩnh Lộc A cũng khá đặc
biệt. Ngay từ khi
Pháp Luật
TP.HCM
khởi đăng loạt bài về
xây nhà “lụi” ở Bình Chánh,
anh đã gọi điện thoại cho PV
phản ánh thêm hàng chục căn
nhà xây không phép tại ấp 1,
xã Vĩnh Lộc A. PV đề nghị
được biết tên và gặp trao đổi.
Tuy nhiên, bạn đọc xin được
làm “người bí ẩn”.
Khi PV đến hiện trường,
chính bạn đọc này đã gọi
điện thoại chỉ đường cặn kẽ
và luôn căn dặn PV phải cẩn
thận, đề phòng những tình
huống nguy hiểm rình rập.
Loạt bài khởi đăng, Thành
ủy, UBND TP vào cuộc chỉ
đạo và hiện nay đã khởi tố vụ
án. Huyện Bình Chánh cũng
đang xử lý những công trình
vi phạm và kiểm điểm, kỷ
luật cán bộ. “Người bí ẩn”
tiếp tục gọi điện thoại chia
sẻ, động viên, khích lệ PV
tiếp tục nỗ lực cống hiến vì
sự phát triển của TP.
Cũng liên quan đến huyện
Bình Chánh, nhận thấy còn
nhiều vấn đề trong lĩnh vực
quản lý đất đai, xây dựng, PV
quyết định thực hiện tiếp loạt
bài
“Bất ổn quản lý đất đai,
xây dựng ở Bình Chánh”
.
Cũng lại là sự đồng hành và
tiếp sức của những bạn đọc
là người dân tại Bình Chánh.
Từ sự góp sức của những
người rành rẽ địa bàn, bức
tranh về nạn phân lô, xây
dựng trái phép cùng những
chiêu thức tinh vi của đầu
nậu được tái hiện sinh động
và thuyết phục.•
PV hóa trang thành bà bán hàng
chở thùng xốp to oành len lỏi tại
xã Vĩnh Lộc A và B tìmtư liệu viết
bài. Chiếc thùng đượcmột chị
bán rau ven đường cho. Ảnh: HN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14
Powered by FlippingBook