138-2019 - page 6

8
Vụ110nhà liênkếxây“chui”:
Không thể cho qua
TP chỉ đạo tạmngừng thi công trong 60 ngày, giao Sở TN&MT thammưu
về hình thức xử phạt chủ đầu tư.
VIỆTHOA
N
gày 20-6, Phó chủ tịch
UBND TP.HCM Võ Văn
Hoan đã chủ trì buổi họp
báo về sai phạm của dự án Green
Star Sky Garden tại phường Phú
Mỹ, quận 7. Chủ đầu tư (CĐT)
dự án, Công ty Hưng Lộc Phát,
đã triển khai xây dựng gần xong
110 căn nhà liên kế mà chưa có
quyết định giao đất, chưa được
cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất.
Phải vận dụng nhiều
luật khi xem xét
Tại buổi họp báo, ông Đào Gia
Vượng, Phó chủ tịchUBNDquận
7, cho biết dự án này đã được triển
khai xây dựng từ tháng 7-2018.
Theo Quyết định
5 8 / 2 0 1 3 c ủ a
UBND TP ban
hành về quy chế
phối hợp trong
kiểm tra vi phạm
xây dựng trên địa
bànthìtráchnhiệm
thanh tra, kiểmtra
các dự án thuộc
về Thanh tra Sở
Xây dựng và đội
thanh tra địa bàn.
UBND quận 7 là đơn vị phối hợp.
Quá trình dự án triển khai,
Thanh tra Sở Xây dựng nhiều
lần phối hợp với phường PhúMỹ
kiểm tra và đều khẳng định dự
án đủ điều kiện khởi công, thuộc
trường hợp miễn phép xây dựng.
Cuối tháng 5, theo phản ánh
của dư luận, quận 7 đã kiểm tra
và phát hiện CĐT chưa chuyển
mục đích sử dụng đất, chưa được
giao đất nên đề nghị tạm ngưng
dự án trong 60 ngày để bổ sung
hồ sơ pháp lý.
Về phía Sở Xây dựng, ông Lê
Trần Kiên, Phó giám đốc sở này,
cũng khẳng định dự án của Hưng
Lộc Phát đủ điều kiện khởi công
và miễn phép xây dựng theo quy
định của Luật Xây dựng.
Trong khi đó, trả lời báo chí,
ông Võ Văn Hoan nhận định
việc vi phạm của CĐT là biểu
hiện không tích cực trong quá
trình đầu tư xây dựng nhà ở tại
các dự án trên địa bàn TP. Đồng
thời, ông Hoan khẳng định Hưng
Lộc Phát là doanh nghiệp (DN)
lớn nhưng không chấp hành đúng
quy định pháp luật. Nếu không
có biện pháp chấn chỉnh kịp
thời, việc đầu tư
xây dựng sẽ diễn
biếnphức tạp, ảnh
hưởng lớn đến
môi trường đầu
tư và là sự không
công bằng giữa
các DN.
ÔngHoancũng
nhấnmạnh dự án
này nếu chỉ vận
dụngriêngLuậtXây
dựng thì CĐT đủ
điều kiện để khởi công. Tuy nhiên,
quan điểm của TP là khi xem xét
các dự án đầu tưxây dựng, đặc biệt
là các dự án nhà ở, phải vận dụng
tất cả quy định pháp luật liên quan
chứ không thể vận dụngmáymóc
một luật chuyên ngành.
Cụ thể, trường hợp này phải
căn cứ trên Luật Đất đai, Luật
Xây dựng, Luật Đầu tư và Luật
Kinh doanh bất động sản, trong
đó điều tiên quyết là quy định của
Luật Đất đai. Do vậy, TP sẽ xem
xét toàn diện, đánh giá đầy đủ về
hành vi sai phạm của các bên.
Ông Hoan nhận định dự án
không phải là xây dựng không
phép nhưng đã vi phạm về Luật
Đất đai khi chưa chuyển mục
đích sử dụng đất, chưa có quyền
sử dụng đất hợp pháp mà đã xây
dựng. Theo phó chủ tịch TP, CĐT
biết sai nhưng vẫn làm, vẫn “cầm
đèn chạy trước ô tô”.
Rà soát, tham mưu việc
xử phạt trong hai tuần
Về hướng xử lý sai phạm, ông
Hoan thông tin TP đã thống nhất
chủ trương tạmngưng dự án trong
vòng 60 ngày. Cùng với đó, TP
sẽ lập tổ công tác liên ngành để
kiểm tra, rà soát toàn bộ dự án.
Đồng thời, giao Sở TN&MT rà
soát các quy định về xử phạt CĐT.
Trong thời gian này, nếu DN
chấp hành đầy đủ quyết định xử
phạt và bổ sung đầy đủ pháp lý thì
mới xemxét có cho thực hiện tiếp
dự án hay không. Thời gian để Sở
TN&MT rà soát, thammưuTPvề
việc xửphạt là trong vòng hai tuần.
Giải thích nguyên nhân chậm
giao đất cho Hưng Lộc Phát, ông
Hoan cho rằng do trong dự án có
một phần đất công xen cài trong
các thửa đất. Phần đất công này
đang vướng quy định phải đấu
giá. Thời gian qua TP đã có văn
bản xin ý kiến cấp trên, việc này
phải mất nhiều thời gian.
Liên quan đến việc xử lý
trách nhiệm của Sở Xây dựng
và UBND quận 7, ông Hoan chỉ
đạo hai đơn vị này tổ chức kiểm
điểm trách nhiệm các cá nhân,
tập thể có liên quan đã để xảy
ra vụ việc.•
Các căn nhà liên
kế của dự án
Green Star Sky
Garden đã được
xây xong
phần thô.
Ảnh:
HOÀNGGIANG
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, một chuyên gia lâu năm trong
ngành xây dựng cho rằng dự án Green Star Sky Garden đã vi phạm
các quy định về cả đất đai lẫn xây dựng.
Cụ thể, dự án được miễn phép xây dựng không có nghĩa là miễn
các thủ tục pháp lý về đất đai. Giấy phép xây dựng chỉ là một thủ
tục hành chính để cơ quan chức năng kiểm tra xem CĐT đã đầy đủ
các pháp lý liên quan đến dự án hay chưa. Các thủ tục pháp lý về
đất đai phải là điều kiện tiên quyết để chấp thuận các bước tiếp
theo của dự án. Chưa đảmbảo được điều kiện này cũng có thể hiểu
là dự án chưa đủ điều kiện khởi công.
Điểm thứ hai, đối với các dự án để xây dựng nhà ở thì phải đầu tư
hạ tầng. Việc đầu tư hạ tầng, CĐT cũng phải xin giấy phép xây dựng.
Điều kiện để xin là cũng phải có quyền sử dụng đất hợp pháp. Nếu
không có giấy phép thì đây là công trình xây dựng không phép và
cần phải xử phạt theo quy định.
Về đất đai, CĐT chưa chuyển mục đích sử dụng đất. Đất xây dự
án đang là đất nông nghiệp và một phần đất ở là chưa phù hợp với
mục đích sử dụng đất của dự án là đất ở. Nếu không xử lý nghiêm
CĐT này thì sẽ không công bằng với các DN làmăn chân chính khác.
Hưng Lộc Phát là
DN lớn nhưng không
chấp hành đúng quy
định pháp luật. Nếu
không chấn chỉnh
kịp thời thì việc đầu
tư xây dựng sẽ diễn
biến phức tạp.
Các tiêu chí để thiết kế
Công viên 23-9
Thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM
cho hay TP đã giao Sở QH-KT phối hợp với
đơn vị tư vấn sớm hoàn chỉnh thiết kế quy
hoạch Công viên 23-9.
Theo đó, điều chỉnh thiết kế tổng thể phù
hợp với các ngành, lĩnh vực: giao thông,
văn hóa, xã hội, chống ngập, cây xanh,
chiếu sáng…; giữ lại cây xanh có giá trị,
trồng mới tối đa cây xanh tại các khu vực;
giảm thiểu ô nhiễm, tiếng ồn; cân nhắc việc
bố trí các công trình bên trên, tạo cảm giác
thư giãn cho người dân và du khách khi đến
công viên.
UBND TP cho hay quy hoạch cũng cần
đề xuất ứng dụng công nghệ thông minh,
tự động hóa trong hoạt động điều hành,
quản lý công viên; lắp đặt thiết bị tiết kiệm
năng lượng, thông minh; thiết kế quy hoạch
không gian ngầm, chi tiết các mặt cắt,
thuyết minh chức năng các khu vực hầm.
Đồng thời bố trí không gian cho hoạt
động triển lãm, sinh hoạt văn hóa ứng dụng
công nghệ hiện đại, có tính tương tác, sức
thu hút cao tại khu C. Cần có giải pháp phù
hợp, an toàn giao thông cho hoạt động của
bến xe buýt; đảm bảo an toàn và an ninh trật
tự vào ban đêm tại công viên; quy hoạch
lại vòng xoay Quách Thị Trang và vòng
xoay Cống Quỳnh phù hợp với tổng thể quy
hoạch Công viên 23-9.
Các sở, ngành liên quan cần thực hiện
nghiêm chủ trương chấm dứt, không tiếp
tục gia hạn hợp đồng thuê đối với các đơn
vị đang sử dụng mặt bằng tại công viên
này.
NGUYỄN CHÂU
Tỉ lệ hủy chuyến của các
hãng bay Việt thấp hay cao?
Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố tỉ
lệ chuyến bay đúng giờ của các hãng hàng
không trong nước tháng 5.
Cụ thể, cục này cho hay tỉ lệ đúng giờ
của Jetstar là 85,8%, VietJet Air là 82%,
Vietnam Airlines là 89,6%, VASCO là
91,1%, Bamboo là 95,2%.
Cục Hàng không cũng công bố tỉ lệ hủy
chuyến của các hãng hàng không Việt
Nam trong tháng 5 như sau: VASCO là
1,1%, VietJet và Bamboo Airways là 0,1%,
Vietnam Airlines và Jetstar là 0,0%. Cục
này đánh giá tỉ lệ hủy chuyến của các hãng
bay vẫn duy trì ở mức thấp.
Theo số liệu của Cục Hàng không, trong
năm 2018, VASCO là hãng có tỉ lệ chuyến
bay đúng giờ cao nhất với 96,6%, xếp thứ
hai là Vietnam Airlines với 89,2%, tiếp theo
là VietJet với 84,2% và Jetstar Pacific là
81,5%.
Tỉ lệ hủy chuyến của các hãng hàng
không Việt Nam năm 2018 cũng thấp, ở
mức trung bình thấp so với thế giới. Cụ thể,
VietJet có tỉ lệ hủy chuyến trung bình thấp
nhất với chỉ 0,1%, của Vietnam Airlines là
0,2%, của Jetstar Pacific là 0,5% và VASCO
với 1,5%.
Trong khi đó, số liệu từ OAG cho thấy
trong năm 2018, tỉ lệ đúng giờ của nhiều
hãng hàng không nổi tiếng thế giới khác
cũng chỉ bằng hoặc thấp hơn với các hãng
hàng không Việt Nam, như Qatar Airways
85,17%, KLM 84,52%, All Nippon
Airways 84,43%, Singapore Airlines
83,46%, Delta Air Lines 83,08%, Emirates
81,44%...
Tại Mỹ, trong năm 2018 có gần 1,1 triệu
chuyến bay khai thác nhưng số chuyến bay
đúng giờ cũng chỉ đạt 79,48%, tương đương
với trung bình cứ năm chuyến bay thì có
một chuyến bay chậm giờ.
P.ĐIỀN
Đô thị -
ThứSáu21-6-2019
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14
Powered by FlippingBook