141-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa25-6-2019
Theo ông Long, hiện nay ngay cả
ngà voi, sừng tê giác (cũng thuộc
động vật rừng quý, hiếm) khi định
giá trong tố tụng hình sự thì không
định giá được tiền mà phải quy ra
số ký vì đây là loại cấm khai thác.
Do đó, ông Long cho rằng không
thể lấy giá ở ngoài thị trường để áp
vào giá trị của khúc gỗ trắc chết
khô này trị giá hơn 19 triệu đồng.
Nhập nhằng trong
áp dụng pháp luật
TAND Cấp cao tại Đà Nẵng còn
viện dẫn điểm a tiểu mục 1.1 Mục 1
phần IVThông tư liên tịch 19/2007/
TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC-
TANDTC hướng dẫn áp dụng một
số điều của BLHS về các tội phạm
trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản.
Theo đó, khai thác trái phép cây
rừng là một trong các hành vi sau
đây: khai thác cây rừng ở rừng sản
xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
mà không được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép trong trường
hợp pháp luật quy định việc khai
thác đó chỉ thực hiện khi đã được
cấp giấy phép và giấy phép còn
trong thời hạn.
“Tôi cho rằng nhận định này vô
thưởng vô phạt, chỉ nêu lên cho có.
Mấuchốt vấnđềnhưnhữnghànhvi vi
phạm, đối tượng vi phạm, loại rừng vi
phạm, cùng với tội danh đi kèmđược
hướng dẫn trong Thông tư 19 quy
định thì TAND Cấp cao tại Đà Nẵng
lại không đề cập đến. Rõ ràngTAND
Cấp cao tại Đà Nẵng đang không rõ
ràng trong áp dụng quy định pháp
luật” - ông Vũ Phi Long phân tích.
Tòa lấy “râu ông cắm
cằm bà”
Tiếp theo ý của ông Long, ông
Nguyễn Văn Phước (nguyên Chánh
án TAND tỉnh Khánh Hòa) bổ sung:
Các đối tượng trongvụ ánđã vào rừng
đặc dụng Đăk Uy cưa một khúc cây
trắc đã chết khô nhưng không được
bất cứ cơquan nào cho phép nên hành
vi này của họ thuộc một trong các
trường hợp quy định tại tiểu mục 1.1
Mục 4 Thông tư 19/2007, tức đây là
hành vi khai thác trái phép cây rừng.
Theo đó, trường hợp
rừng trồng,
rừng khoanh nuôi tái sinh
đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định giao cho tổ chức, tập thể,
hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài vào mục đích lâm nghiệp mà
người được giao đã bỏ vốn đầu tư
trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ... thì
bị xử lý như sau:
- Nếu
chủ rừng
khai thác cây rừng
trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định tại Điều 175
BLHS (tội vi phạm các quy định về
khai thác và bảo vệ rừng).
- Người khai thác cây rừng trái
phép mà
không phải là chủ rừng
thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo các điều luật tương ứng quy
định tại Chương XIV “Các tội xâm
phạm sở hữu” của BLHS (trong đó
có tội trộm cắp tài sản - Điều 138).
Trong vụ án này, các bị cáo chỉ
bị xử lý hình sự về tội trộm cắp tài
sản theo Điều 138 BLHS khi và chỉ
khi rừng bị xâm hại là rừng trồng,
khoanh nuôi tái sinh. Trong khi đó,
đây là rừng đặc dụng nên người vi
phạm không bị xử lý tội trộm cắp
tài sản mà chỉ bị xem xét, xử lý tội
vi phạm các quy định về khai thác
và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, do các bị
cáo khai thác 0,123 m
3
, tức chưa đủ
định lượng 5 m
3
nên hành vi của các
bị cáo chưa cấu thành tội này, từ đó
các bị cáo chỉ bị xử lý hành chính.
Ngoài ra, TAND Cấp cao tại Đà
Nẵng còn nhận định: “Các bị cáo đã
lén lút vào rừng đặc dụng Đăk Uy
cưa cây gỗ trắc đã chết khô rồi lấy
một khúc gỗ trắc trị giá hơn 19 triệu
đồng. Hành vi của các bị cáo đủ yếu
tố cấu thành tội trộm cắp tài sản”.
Tức là cấp giámđốc thẩmcho rằng
có dấu hiệu lén lút thì xử tội trộm
NGÂNNGA
T
rao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Vũ Phi Long, nguyên Phó
chánh Tòa Hình sự TAND
TP.HCM, tỏ ra khá bất ngờ về
những lập luận thiếu tính thuyết
phục của HĐXX giám đốc thẩm
của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng.
Không định giá tiền mà
tính theo m
3
Ông Vũ Phi Long phân tích:
Quyết định giám đốc thẩm nhận
định: “Gỗ trắc là loài thực vật quý,
hiếm thuộc nhóm IIA, không được
phép khai thác và không được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp
phép khai thác “vì mục đích kinh
tế”, chỉ được phép khai thác vì mục
đích nghiên cứu khoa học”.
“Đã không được phép khai thác vì
“mục đích kinh tế”, vậy giám định
tài sản trong tố tụng hình sự dựa
vào cơ sở nào để kết luận 0,123 m
3
gỗ trị giá 19 triệu đồng để buộc tội
năm bị cáo phạm tội trộm cắp tài
sản? Bởi những động vật, thực vật
quý hiếm thuộc nhóm bảo tồn thì
không thể quy ra được giá trị bao
nhiêu tiền” - ông Long đặt vấn đề.
Đại biểu, Ủy viênỦybanTưphápcủaQuốchội TrươngTrọngNghĩa tiếp luật sưvànămbị cáovụcưagỗkhô. Ảnh: NGÂNNGA
Vụ gỗ khô:
Áp dụng sai
pháp luật
Quyết định giámđốc thẩm của TAND
Cấp cao tại Đà Nẵng vận dụng quy định
pháp luật không liên quan gì với hành vi
vi phạm của năm công dân vụ cưa gỗ khô
ở Kon Tum.
cắp tài sản. Vậy chẳng lẽ khi các bị
cáo cưa cây rừng công khai thì xử lý
về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản,
khi cưa bị phát hiện họ vẫn tiếp tục
thực hiện thì bị xử lý tội cưỡng đoạt
tài sản và khi bị phát hiện, chống đối
để lấy cho bằng được thì bị xử lý tội
cướp tài sản?
Ở đây, các đối tượng khi thực hiện
hành vi của mình đều trái pháp luật.
Tuy nhiên, khách thể xâm phạm loại
nào thì bị xử lý về nhóm tội danh đó,
chứkhông thể chỉ thấydấuhiệu lén lút
để cho rằng đó là tội trộmcắp tài sản.•
Chuyển cônganvụ“mộtmảnhđất công chứngký bánhai lần”
Ngày 24-6, Sở Tư pháp TP.HCM cho biết sở này đã
cung cấp thông tin, chuyển hồ sơ cho Công an huyện Củ
Chi (TP.HCM) để xem xét, giải quyết vụ “một mảnh đất
công chứng ký bán hai lần” do có dấu hiệu vi phạm pháp
luật hình sự trong hoạt động hành nghề công chứng.
Trước đó,
Pháp Luật TP.HCM
có đăng bài
“1 mảnh
đất công chứng ký bán hai lần”
phản ánh việc bà Trần
Thị T. là chủ sử dụng mảnh đất số 548, tờ bản đồ 26 ở xã
Tân Thuận Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM. Lô đất này được
UBND huyện Củ Chi cấp sổ đỏ năm 2014. Ngày 5-12-
2016, bà T. chuyển nhượng lô đất này cho ông Đoàn Hồng
H. giá 250 triệu đồng và được công chứng tại Văn phòng
công chứng (VPCC) Củ Chi. Ngày 16-6-2017, bà T. tiếp
tục lập hợp đồng chuyển nhượng phần đất nêu trên cho
ông Phạm Văn T. với giá 100 triệu đồng và lần này được
công chứng viên Trần Thị Thảo (VPCC Tân Quy, nay là
VPCC Hồ Nhật Tú Trinh) chứng nhận.
Ngày 8-3-2019, hai người mua đất của bà T. đều có đơn
đề nghị Sở Tư pháp TP.HCM xem xét, giải quyết đối với
công chứng viên Trần Thị Thảo.
Sở Tư pháp TP.HCM cho biết kết quả xác minh thể hiện
bà T. ký hợp đồng chuyển nhượng mảnh đất cho ông H.
tại VPCC Củ Chi rồi sau đó tiếp tục ký hợp đồng chuyển
nhượng cho ông T. tại VPCC Tân Quy là có dấu hiệu lừa
đảo, có hành vi gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật
cho công chứng viên Trần Thị Thảo để chứng nhận hợp
đồng. Theo Điều 75 Luật Công chứng thì người yêu cầu
công chứng có hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự
thật, sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo, sửa chữa, tẩy xóa
giấy tờ, văn bản trái pháp luật hoặc có hành vi gian dối
khác để yêu cầu công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
Sở Tư pháp cũng đã báo cáo cho UBND TP.HCM, Cục
Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) về vụ việc này. Theo đó, Sở
không xử phạt hành chính được vì đã hết thời hiệu xử phạt
vi phạm hành chính (thời hiệu xử phạt là một năm, hành
vi vi phạm của công chứng viên là ngày 16-6-2017). Vì
thế, việc xác định trách nhiệm của công chứng viên về
mặt hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan công an; trách
nhiệm bồi thường thiệt hại, tuyên văn bản công chứng vô
hiệu thuộc thẩm quyền của tòa án.
Từ đó, Sở Tư pháp cung cấp thông tin, chuyển hồ sơ vụ
việc đến CQĐT Công an huyện Củ Chi để xem xét, giải
quyết theo thẩm quyền. Đồng thời, Sở cũng hướng dẫn
các bên liên quan có quyền yêu cầu tòa án giải quyết về
dân sự.
KIM PHỤNG
Sổ tay
Một “án lệ” về ápdụng sai
pháp luật
Trả lời PV
Pháp Luật TP.HCM
, Chánh án TANDCấp cao tại Đà Nẵng Nguyễn
Anh Tiến cho biết: “Thông tư 19 nói vẫn còn chưa rõ, cònmột số thiếu sót, cần
phải kiến nghị sửa đổi. Trong Thông tư 19 không có cái nào nói xử về tội trộm
cắp nên chúng tôi căn cứ vào BLHS. Nhưng bây giờ, theo luật ban hành thì
các thông tư không có hướng dẫn gì hết. Trên là luật, dưới là nghị quyết của
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
các bộ, ngành không có hướng dẫn”.
ÔngVũPhi Long, nguyênPhó chánh TòaHình sự TANDTP.HCM, khôngđồng
tình với quan điểm này. Bởi theo ông, bản thân thông tư liên tịch còn có giá
trị cao hơn nghị quyết. Các thẩmphán khi xét xử phải tuyệt đối tuân thủ theo
nghị quyết, thông tư liên tịch…
“Nếu cho rằng thông tư còn không rõ, thiếu sót thì TAND Tối cao cần rà soát
trên toàn quốc tất cả bản án xử theo Điều 175. Bởi không thể cùng hành vi,
hậu quả và khách thể bị xâmphạmnhưngmỗi tòa lại xử tội khác nhau: Người
thì bị xử phạt hành chính, người bị xử tội trộm cắp theo Điều 138, người bị
xử tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo Điều 175” - ông
Nguyễn Văn Phước, nguyên Chánh án TAND tỉnh Khánh Hòa, nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Phước còn phân tích trong vụ án cưa gỗ khô, hành vi của các
bị cáo không cấu thành tội trộm cắp tài sản nhưng giả sử sau này khi xử phúc
thẩm lại, các bị cáo bị kết tội trộm cắp tài sản thì bản án này không thể được
đưa vào làm án lệ. “Luật quy định rất rõ nhưng HĐXX đang áp dụng sai pháp
luật thì cơ sở nào để đưa vào làm án lệ? Hay phải gọi đây là một “án lệ” về áp
dụng sai pháp luật, bất chấp hướng dẫn rất rõ của thông tư liên tịch” - ông
Phước nói.
NGÂN NGA
Trong vụ án này, các bị
cáo chỉ bị xử lý hình sự
về tội trộm cắp tài sản
theo Điều 138 BLHS
khi và chỉ khi rừng bị
xâm hại là rừng trồng,
khoanh nuôi tái sinh.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook