13
K
ết thúc ngày thi đầu tiên
của kỳ thi THPT quốc
gia năm 2019, rất nhiều
thí sinh đã tạm thời thở phào
sau hai môn quan trọng nhất
là ngữ văn và toán.
Trong đó, ngữ văn là môn
thi tự luận duy nhất trong
năm bài thi và cũng là môn
thi thu hút sự quan tâm lớn
nhất từ dư luận. Thế nhưng
đề thi năm nay khiến nhiều
giáo viên bất ngờ vì quá quen
thuộc và thiếu tính sáng tạo.
Không dễ có
điểm cao
Sau 120 phút làm bài,
hầu hết thí sinh ra về đều
trong tâm trạng vui vẻ và
nhẹ nhõm. Phần lớn các em
đều cho rằng đề thi năm nay
vừa sức và không bất ngờ
vì đều là những nội dung
các em đã học, ôn kỹ càng.
EmTríThắng(TrườngTHPT
Trần Văn Giàu, TP.HCM)
cho hay em làm bài khá tốt
vì đề khá dễ và nằm trong
chương trình ôn tập của
em. “Đề thi năm nay không
phức tạp, dù không trong dự
đoán nhưng những bạn học
trung bình cũng có thể làm
tốt được. Đề cũng không
mới so với năm trước, em
thích nhất ở phần đọc hiểu
và làm văn khi nói về ý chí
và khát vọng của con người
trong cuộc sống vì em được
thể hiện suy nghĩ của mình”
- Thắng tự tin nói.
Em Phan Ngọc Thùy Linh
(TrườngTHPTYênHòa) chia
sẻ em thấy đề văn khá dễ, câu
trong đề cũng khá hay khi
nói về ý chí của con người
trong cuộc sống và khát vọng
của con người, em thoải mái
bày, tỏ suy nghĩ hơn.
Nhận xét đề văn năm
nay, cô Nguyễn Thị Mộng
Tuyền, giáo viên dạy ngữ
văn Trường THPT Quang
Trung, TP.HCM, cho rằng
đề vừa sức, an toàn và không
hề đánh đố thí sinh.
Theo cô Tuyền, những nội
dung đáng chú ý nhất của đề
về “hành trình theo đuổi khát
vọng” hoặc “sức mạnh của
ý chí” ở phần đọc hiểu và
làm văn thật sự không mới.
Các em vẫn thường xuyên
gặp trong những đề văn từ
THCS đến THPT.
Theo cô Tuyền, học sinh
khá giỏi môn văn, thích
quan sát, suy nghĩ và nhìn
nhận sâu sắc về cuộc sống
sẽ có cơ hội nói lên ý kiến
của mình một cách truyền
cảm hứng nhất.
Tương tự, côVũThuHương
(ĐH Sư phạm HN) cho rằng
đề thi chưa đảm bảo đủ tiêu
chí phân loại, đánh giá thí
sinh, cũng như chưa đủmở để
thí sinh được thể hiện quan
điểm, cá tính của mình. Đề
đảm bảo được chuẩn kiến
thức và kỹ năng, chạm đến
những vấn đề mang tính thời
sự và có thể phát huy được
những trải nghiệm của học
sinh THPT.
Đề thi có cấu trúc
quen thuộc
Thẳng thắn hơn, ThS Hồ
Tấn Nguyên Minh, Trường
THPT chuyên Lương Văn
Chánh (Phú Yên), bày tỏ:
“Tôi khá thất vọng với đề
thi năm nay. Nhìn chung đề
thi được ra với cấu trúc quen
thuộc, bám sát chương trình
12. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra
cũ kỹ, cách hỏi chưa có sự
sáng tạo”.
ThS Minh dẫn giải ở phần
đọc hiểu cho bài thơ
Trước
biển
củaVũQuần Phương. Sự
phân hóa ở các mức độ nhận
biết, thông hiểu, vận dụng
được thể hiện khá rõ trong
bốn câu hỏi. Tuy nhiên, đây
là một văn bản thơ - không
dễ hiểu đối với học sinh, lại
là một văn bản hoàn toàn lạ
với các em nên để hiểu và trả
lời được những câu hỏi này
không phải là chuyện dễ dàng.
Hơn nữa, với văn bản này sẽ
rất dễ dẫn đến chuyện trả lời
một cách vô tội vạ, gây khó
khăn cho việc chấm thi.
ThSMinh tiếp, vấnđề nói về
sức mạnh của ý chí con người
trong cuộc sống ở phần nghị
luận xã hội cũng đã quá quen
thuộc nên thí sinh sẽ không
khó để làm.
Tương tự, cô LưuMai Tâm,
giáo viênTrườngTHPTTrịnh
Hoài Đức, Bình Dương, cũng
cho rằng đề văn an toàn.
Theo cô Tâm, đề năm nay
tập trung ở lớp 12, ngữ liệu
đọc hiểu gần giống với đề
CôHuỳnhNhưmặc áomưa đợi con gái Huỳnh Trâmbên ngoài trường và vui mừng khi con gái khoe
làmbài tốt. Ảnh: HOÀNGGIANG
Đình chỉ thí sinh dùng điện thoại
chụp đề thi văn đăng lên mạng
Kết th c ng y thi th nh t kỳ thiTHPT qu c gia năm2019,
c nư c c 34 th sinh vi ph m quy chế thi, trong đ khi n
tr ch một, c nh c o ba, đ nh ch 30 th sinh.
Đ c bi t, Ban ch đ o thi cũng đ nh ch công t c coi thi đ i
v i hai c n bộ v liên quan đến vụ một th sinh tự do ở t nh
Ph Thọmang đi n tho i v o phòng thi nhưng hai gi m th
n y không ph t hi n đư c. Khi thời gian l m b i chưa kết
th c, em n y đã chụp đ thi văn v đưa lên m ng xã hội.
Bộ GD&ĐT cũng đã yêu c u công an đi u tra l m rõ xem
c động cơ n o đằng sau vi c ph t t n đ thi từ phòng thi
qua m ng xã hội c a th sinh n y.
Sổ tay
Một tình huống dở khóc dở cười liên quan đếnmột thí sinhmặc
quần lửng xảy ra tại điểm thi Trường THCS Lê Lợi (quận Tân Phú,
TP.HCM) trong buổi làm thủ tục dự thi đã để lại nhiều suy ngẫm.
Một thí sinh không được vào trường làm thủ tục dự thi vì mặc
quần lửng. Trước tình huống này, sinh viên Nguyễn Thiện Nhân,
thành viên ban chỉ huy chiến dịch Tiếp sức mùa thi của Trường
ĐH Văn Hiến, đã không ngần ngại đổi cho thí sinh cái quần dài
để em này kịp giờ vào trong làm thủ tục.
Nhân cho biết lúc ấy em cũng không nghĩ gì nhiều, chỉ nghĩ
tới việc bạn chạy về nhà sẽ bị trễ giờ nên cứ thế đề nghị bạn học
sinh đổi thôi. Em hy vọng các bạn thí sinh khác khi đi thi lưu ý
trang phục phù hợp, tránh các sự cố làm ảnh hưởng đến kỳ thi
của mình.
Về góc độ tiếp sức, đây là câu chuyện đẹp và đáng nhớ của
bạn sinh viên tình nguyện khi đã luôn sẵn sàng và kịp thời hỗ trợ
thí sinh trong mọi tình huống.
Thế nhưng ở góc độ khác, có lẽ là câu chuyện đáng suy ngẫm.
Bởi các em tham dự kỳ thi này ít nhất cũng đã đủ 18 tuổi, đủ
trưởng thành để bước vào đời. Lẽ ra các em đã đủ chín chắn, có
trách nhiệm và ý thức được những gì mình làm. Thế nhưng em
lại gây chú ý ở một kỳ thi quan trọng bằng hình ảnh nực cười
của mình. Em “quên” hay vô tình một cách ngớ ngẩn.
Cũng như sáng 25-6, trước giờ thi môn ngữ văn, tại một điểm
thi ở quận Bình Thạnh, một thí sinh nam dán mảnh giấy màu
nho nhỏ và tròn lên mặt rồi cười đùa với nhóm bạn đến nỗi
không nghe thấy tên mình khi giám thị gọi tên. Phải đến khi cả
hai giám thị hét lớn và nhắc đi nhắc lại thì em này mới gỡ mẩu
giấy ra nhưng lại vứt xuống đất rồi đi vào phòng. Giám thị tiếp
tục phê bình và nhắc em nhặt lên bỏ vào thùng rác nhưng em
dường như không nghe thấy nên thí sinh đứng sau em đành cúi
xuống nhặt và bỏ vào thùng rác giùm bạn.
Thật ra đây là những câu chuyện rất nhỏ, những tình huống
không đáng nêu lên trong một kỳ thi lớn như thi THPT quốc gia,
nhưng những tình huống nhỏ ấy cho thấy phần nào ý thức của
sĩ tử 18 tuổi vẫn còn nhiều điều đáng bàn.
Người viết nhớ đến bức ảnh hài hước được chia sẻ trên mạng
khi dặn dò bảy đồ vật mà thí sinh cần mang khi đi thi, trong đó
đồ vật thứ bảy được khoanh tròn, viết chữ in gây chú ý nhất là
“nhớ mang não theo”. Hình ảnh này chỉ mang tính hài hước giúp
thí sinh thoải mái hơn trước khi vào ngày thi chính thức, nhưng
có thể xem cũng là một sự nhắc nhở nhỏ về sự ý thức dành cho
các sĩ tử đã trưởng thành.
PHẠM ANH
Đời sống xã hội -
Thứ Tư26-6-2019
Đề thi ngữ văn: Trò thích,
thầy chê
Nhiều giáo viên bất ngờ vì đề thi ngữ văn nămnay quá an toàn.
minh họa của Bộ GD&ĐT
năm 2017. Đặc biệt, phần
nghị luận xã hội năm nay
theo dạng đề truyền thống,
tập trung bàn về sức mạnh
ý chí của con người. Dạng
đề này thí sinh sẽ dễ viết, dễ
làm nhưng nó khó thể hiện
được tư duy của học sinh
trong những vấn đề thời sự.
“Đề thi không tạo nên hiệu
ứng xã hội mạnh mẽ nhưng
vẫn có “đất” cho thí sinh giỏi
văn thể hiện. Cụ thể là câu
3, 4 phần đọc hiểu khi để thí
sinh bày tỏ quan điểm về khát
vọng sống, hay với câu nghị
luận văn học có phần phân
hóa cao khi yêu cầu thí sinh
nhận xét về cách nhìn mang
tính phát hiện của Hoàng Phủ
Ngọc Tường vì cái “chất” ký
của ông rất khó để viết lên”
- cô Tâm chia sẻ.
Đề toán có sự phân
hóa tốt
Đề thi toán năm nay vẫn
gồm 50 câu, tập trung vào
kiến thức lớp 12, chỉ có ba
câu ở kiến thức lớp 10 và
11. Trong ba câu có hai câu
thuộc dạng nhận biết. Đề thi
có 45 câu có nội dung rất
sát với đề tham khảo. Đặc
biệt trong đề có 30 câu cơ
bản. Trong 30 câu đó có 17
câu rất dễ và 13 câu còn lại
thuộc dạng thông hiểu. 30
câu cơ bản gần giống với
đề tham khảo, chỉ sửa một
vài con số, ý nhỏ.
Theo thầy Ngô Thiện, giáo
viên toán Trường THPTTrần
Nhân Tông, những câu vận
dụng từ mức độ thấp đến
cao là từ câu 30 đến câu 45.
Những câu này Bộ GD&ĐT
đã triển khai các dạng tương
tự trong đề tham khảo. Vì
thế, học sinh nào luyện kỹ
sẽ thấy dạng toán này rất
quen thuộc. Trong đề chỉ
có bốn câu có ý mới. Tuy
nhiên, những ý mới này vẫn
nằm trong kiến thức lớp 12
nhưng không có trong đề
tham khảo. Trong bốn câu
này có một câu thật sự khó
nhưng vẫn không khó bằng
đề thi năm 2018. “So với
năm 2017, đề toán năm nay
dễ hơn một chút nhưng so
với năm 2018 thì đề dễ hơn
nhiều. Đề thi năm nay mức
độ phân hóa rất tốt, phân
hóa theo mức độ từ từ chứ
không đột ngột như năm
2018” - thầy Thiện nói. •
Chiếc quần lửngvà ý thức sĩ tử tuổi 18
Đề thi được ra với
cấu trúc quen thuộc,
bám sát chương
trình 12.
P.ANH-H.PHƯỢNG-N.QUYÊN