142-2019 - page 9

9
Nâng cấp, mở rộng hàng loạt đường
liên quận, huyện
Ngày 25-6, ông Phạm Ngọc Dũng, Giám đốc Khu quản lý
giao thông đô thị số 3 (Khu 3, thuộc Sở GTVT TP.HCM), cho
biết Khu 3 đang gấp rút thi công nâng cấp, mở rộng hàng loạt
tuyến đường như Tô Ký, Dương Công Khi và tỉnh lộ 15 thuộc
khu vực phía Tây, Tây Bắc TP.
“Khi hoàn thành, các tuyến đường này sẽ tạo thành trục giao
thông dọc, ngang và nối liên thông các quận/huyện: 12, Hóc
Môn, Củ Chi và Bình Chánh. Từ đó giúp các địa phương trên
chuyển mạnh từ nông thôn, nông nghiệp sang đô thị, phát triển
các khu công nghiệp, khu dân cư...” - ông Dũng nói.
Đường Tô Ký (quận 12) hiện toàn tuyến chỉ rộng 6-7 m,
Khu 3 đang triển khai dự án nâng cấp, mở rộng đoạn này lên
25 m (bốn làn xe). Cùng đó là lắp đặt hệ thống cống thoát
nước, cải tạo rạch Hóc Môn.
Đường Dương Công Khi đoạn từ ranh huyện Bình Chánh
đến xã Tân Thới Nhì rộng chỉ trung bình 5 m, dài hơn 5,6 km
và không có hệ thống thoát nước, vỉa hè hai bên nên thường
xuyên bị ngập khi mưa.
Từ đầu năm 2019, từ nguồn vốn ủy quyền, Khu 3 đã tiến
hành sửa chữa, nâng cấp, mở rộng 5,6 km tuyến đường Dương
Công Khi. Theo đó, mặt đường từ 5 m được mở rộng lên 7 m,
mặt đường trải bê tông nhựa nóng. Hai bên đường lắp đặt hệ
thống cống thoát nước đường kính 400-800 m, vỉa hè thảm bê
tông xi măng rộng trung bình 2,5 m.
LƯU ĐỨC - HOÀNG TUYÊN
Một góc dự án Sentosa. Ảnh: P.NAM
Rao bán biệt thự trên đất
trồng rừng
Đất trồng rừng, trồng cây lâu năm chưa có giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư đã san lấp,
rao bán biệt thự rầm rộ.
PHƯƠNGNAM
U
BND tỉnh Bình Thuận
vừa có nhiều động thái
điều chỉnh, kiểm soát thị
trường bất động sản (BĐS).
Trong đó tập trung xử lý các
dự án còn đang triển khai xây
dựng hạ tầng hoặc chưa hoàn
chỉnh các thủ tục đầu tư đã rao
bán, chuyển nhượng, thu tiền
khách hàng dưới hình thức giữ
chỗ, đặt chỗ, đăng ký vị trí.
Đây là những hình thức kinh
doanh lách luật, rủi ro rất cao
cho người mua.
Mớiđây,bốndựántạiTPPhan
Thiết đã bị yêu cầu ngừng giao
dịch vì chưa đủ điều kiện kinh
doanh theo quy định. Đáng chú
ý trong số này là dự án Sentosa
Villa của Công ty TNHH Đầu
tư Sài Gòn, bởi vì một dự án
đầu tư trồng rừng lại hóa thành
khu phức hợp hoành tráng, rao
bán biệt thự công khai.
Thuê đất nông nghiệp,
rao bán biệt thự
Khu đất dự án Sentosa Villa
có vị thế là đồi cao rất đẹp,
nằm sát biển, làng chài Mũi
Né và giáp với hai con đường
lớn là Huỳnh Thúc Kháng, Võ
Nguyên Giáp (706B). Toàn
bộ khu đất rộng hơn 16 ha
đã được phân lô để xây dựng
250 căn biệt thự, một khách
sạn bốn sao và một khu căn
Toàn bộ diện tích
là đất nông nghiệp,
chưa chuyển mục
đích sử dụng đất
nhưng chủ đầu tư
vẫn ngang nhiên san
lấp, xây dựng hoành
tráng để rao bán.
Ngày 17-6, thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận cho
biết Sở vừa tiếp tục phát văn bản đến chủ đầu tư của bốn dự
án bất động sản tại TP Phan Thiết, yêu cầu ngừng giao dịch vì
chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
Đó là các dự án: Khu du lịch nghỉ dưỡng Apec Mandala
Wyndham Mũi Né của Công ty Cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam;
khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 của Công ty
Cổ phần Tân Việt Phát; khu dân cư Nam Cảng cá phường Đức
Long của Công ty Cổ phần Xây lắp thủy sản Việt Nam và dự án
Sentosa Villa của Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn.
Trong các dự án trên, chỉ có dự án khu thương mại dịch vụ
và dân cư Tân Việt Phát 2 đã được Sở Xây dựng cấp phép, chủ
đầu tư đang triển khai xây dựng hạ tầng. Các dự án còn lại chưa
hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư và chưa có GPXD. Trước đó, chín
dự án khác tại Bình Thuận đã bị “tuýt còi” vì vi phạm tương tự.
hộ cao cấp chín tầng.
Toàn bộ hạ tầng như đường
giao thông nội bộ, vỉa hè, hệ
thống cấp thoát nước, điện
ngầm, công viên, tiểu đảo đều
đã làm xong. Đặc biệt còn
có một căn biệt thự mẫu để
khách tham quan. Muốn vào
được dự án này phải vượt qua
hai rào chắn có chốt gác barie
khá cẩn thận.
Điều khó hiểu là theo hồ
sơ, khu đất này là dự án đầu
tư trồng rừng, trồng cây lâu
năm kết hợp du lịch sinh thái
của Công ty TNHHĐầu tư Sài
Gòn, được UBND tỉnh Bình
Thuận chấp thuận đầu tư vào
năm 2006. Toàn bộ diện tích là
đất nông nghiệp, chưa chuyển
mục đích sử dụng đất, thậmchí
chưa có giấy phép xây dựng
(GPXD) nhưng chủ đầu tư
vẫn ngang nhiên san lấp, xây
dựng hoành tráng để rao bán.
Theo nguồn tin của chúng
tôi, từ năm 2007 đến tháng
6-2019, Công ty Đầu tư Sài
Gòn chỉ nộp tiền thuê đất hằng
năm theo mục đích đất nông
nghiệp với số tiền chưa bằng
giá một lô đất trong dự án này.
Có vi phạm nhưng
đã… quá thời hạn
xử lý
Trao đổi với chúng tôi, một
đại diện SởKH&ĐT tỉnh Bình
Thuận cho biết: Năm 2009,
Công ty TNHH Đầu tư Sài
Gòn có kiến nghị xin chuyển
toàn bộ dự án sang đầu tư xây
dựng biệt thự, villa. Đến năm
2010, tỉnh Bình Thuận chấp
thuận chủ trương chuyển đổi,
cấp giấy chứng nhận đầu tư
và yêu cầu tiến độ thực hiện
xây dựng, đưa dự án vào hoạt
động là 36 tháng. Thế nhưng
đến thời gian cam kết, dự án
vẫn giậm chân tại chỗ.
Sáu năm sau, tháng 6-2016,
công tymới lậphồsơxinchuyển
đổi mục đích theo từng đợt. Cụ
thể, chỉ xin chuyển gần 1.000
m
2
để xây dựng 30 căn biệt
thự và tỉnh lại tiếp tục đồng ý
dù điều này là chưa phù hợp,
không đúng với nội dung chấp
thuận đầu tư.
Việc cho phép của tỉnh Bình
Thuận là không đúng, đặc biệt
khi theo một văn bản của Sở
TN&MT tỉnh Bình Thuận thì
việc công ty trên chưa chuyển
mục đích đất, chưa được cấp
GPXD nhưng đã cho san lấp,
xây dựng toàn bộ dự án là vi
phạm hành chính về lĩnh vực
đất đai và xây dựng. Đáng nói,
hành vi này đã quá thời hạn
xử phạt nên… không thể lập
biên bản, xử phạt vi phạmhành
chính được.
Theonguồn tin của chúng tôi,
toàn bộ việc san lấp mặt bằng,
xây dựng trong dự án này đã
được chủ đầu tưhoàn tất từnăm
2014 và hơn hai nămsau các cơ
quan, ban, ngànhcủa tỉnhmới…
phát hiện. Trong khi theo hồ sơ
thì tháng 5-2013, Sở Xây dựng
tỉnhBìnhThuậntừngkiểmtravà
buộc đình chỉ thi công, yêu cầu
công tynàyphải hoàn tất thủ tục
về đất đai, lập hồ sơ xinGPXD.
Chúng tôi đã nhiều lần liênhệ
với chủ đầu tư của dự án - Công
ty TNHH Đầu tư Sài Gòn để
tìmhiểu sâu hơn song đều nhận
được câu trả lời là lãnhđạo công
ty đi công tác, sẽ phản hồi cho
PV sau. •
Dựánách tắc vì dùngkhái niệm“nhàđầu tư”
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM
(HoREA) vừa có văn bản gửi UBND
TP.HCM về việc đề xuất thẩm định
đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500
các dự án đầu tư xây dựng cho nhà
đầu tư, người sử dụng đất.
Theo HoREA, quy định chủ đầu
tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập
quy hoạch chi tiết khu vực được giao
đầu tư là vấn đề dẫn đến xung đột
pháp lý, thể hiện sự thiếu thống nhất,
thiếu đồng bộ giữa Luật Đầu tư, Luật
Quy hoạch đô thị và Luật Đất đai.
Cụ thể, tại Luật Quy hoạch đô thị
quy định “chủ” đầu tư dự án đầu
tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch
chi tiết khu vực được giao đầu tư.
Trong khi đó, Luật Đất đai quy
định “người sử dụng đất” thực hiện
quyền, nghĩa vụ của mình trong thời
hạn sử dụng đất theo quy định của
luật này và quy định khác của pháp
luật có liên quan. Còn tại Luật Đầu
tư quy định “nhà đầu tư” là tổ chức
hoặc nhà đầu tư là cá nhân. Như
vậy, cả chủ đầu tư dự án hoặc nhà
đầu tư thực hiện dự án hoặc người
sử dụng đất đều có quyền tổ chức
lập quy hoạch chi tiết.
Do cách hiểu máy móc về quy định
Luật Quy hoạch đô thị như vậy mà
hiện nay gần như tất cả dự án đầu tư
sau khi đã được TP ban hành quyết
định chủ trương đầu tư đều bị ách
tắc. Lý do là Sở Quy hoạch-Kiến trúc
không thụ lý hồ sơ của “nhà đầu tư”
trình lên mà yêu cầu phải là hồ sơ của
“chủ đầu tư” dự án.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch
HoREA, cho biết vướng mắc hiện
nay về thẩm duyệt đồ án quy hoạch
chi tiết tỉ lệ 1/500 của các dự án đã
có quyết định chấp thuận chủ trương
đầu tư chỉ xảy ra cục bộ tại TP.HCM
nên TP cần tự giải quyết trước.
“Chỉ có TP.HCM và Hà Nội có Sở
Quy hoạch-Kiến trúc, còn 61 tỉnh và
TP trực thuộc trung ương khác chỉ
có Sở Xây dựng, trong Sở Xây dựng
có phòng chức năng về quy hoạch
kiến trúc. Đó là lý do 61 địa phương
này không bị vướng thủ tục thẩm
quyền duyệt đồ án quy hoạch 1/500
của nhà đầu tư và thủ tục chấp thuận
chủ đầu tư dự án” - ông Châu nói.
Trong chương trình xây dựng pháp
luật năm 2019, Quốc hội sẽ xem xét
sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch đô
thị, HoREA kiến nghị TP.HCM trình
Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung
khoản 7 Điều 19 Luật Quy hoạch đô
thị như sau: “Chủ đầu tư dự án đầu
tư xây dựng, nhà đầu tư, người sử
dụng đất tổ chức lập quy hoạch chi
tiết khu vực được giao đầu tư”, để
giải quyết triệt để vấn đề xung đột
pháp lý nêu trên.
Trước mắt, hiệp hội đề nghị TP
chỉ đạo Sở Quy hoạch-Kiến trúc thụ
lý và giải quyết hồ sơ quy hoạch chi
tiết tỉ lệ 1/500 (hoặc bản vẽ tổng mặt
bằng dự án) đã có quyết định chủ
trương đầu tư của TP để giải quyết
ách tắc.
QUANG HUY
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...20
Powered by FlippingBook