143-2019 - page 15

15
Thể thao -
ThứNăm27-6-2019
Tổng Biên tập:
MAI NGỌC PHƯỚC
Phó Tổng Biên tập:
HOÀNG CHƯƠNG -
CÁT THỊ KIMXUÂN -
NGUYỄNTHỊ THUTÂM
PhóTổngBiêntậpkiêmTổngThưkýTòasoạn:
NGUYỄNĐỨC HIỂN
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4, quậnTân Bình,TP.HCM.
ĐT:Tổngđài:
(028)39910101-39914701;
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613;
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614;
Fax: Văn phòng:
39914661,
Tòa soạn:
39914663;
Email:
.
Phòng phát hành: (028) 38112421
Email:
- Hotline: 094.6360.966 - 090 606 3847
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam; Mã B131;
Hotline: 1800.585855
VănphòngđạidiệntạiCầnThơ:
Lầu3,số107TrầnVănHoài,phườngXuânKhánh,
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ; Email:
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng hai, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang,
phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. ĐT: (024) 37623009; Fax: (024) 37623010;
Email:
VănphòngđạidiệntạiĐàNẵng:
240 LêDuẩn, quậnThanhKhê. ĐT: (0236) 3751378
Giêëy pheáp
hoaåt àöång baáo chñ
söë
36/GP-BTTTT
ngaây 5-1-2012 cuãa Böå
TTTT.
Chïë
baãn, in taåi Cöng ty TNHH
MTV Lï Quang Löåc TP.HCM
Ca mổ cặp song sinh Việt-Đức một thời chấn động
ngành y Việt Nam những năm 1980. Sáng 26-6, trong lễ
công bố giải thưởng Fair Play 2019, “bé Đức” (Nguyễn
Đức) ngày nào giờ là người cha của hai đứa trẻ song
sinh và anh còn mang thêm sứ mệnh của một “đại sứ
hòa bình” ở đất nước mặt trời mọc cùng tình hữu nghị
Việt-Nhật.
Đức kể với gần 50 lần sang Nhật làm nhiệm vụ trong
vai trò “đại sứ”, anh luôn được đón tiếp nồng hậu và xỏ
giày vào sân chơi bóng đá sòng phẳng với các cầu thủ
bình thường và điều đó giúp anh có thêm nguồn cảm
hứng trong cuộc sống.
Những danh thủ Việt Nam mang tên Đức đều “kết
nối” với “bé Đức” như HLV Lê Huỳnh Đức, tiền đạo
Nguyễn Anh Đức… Những ngôi sao sân cỏ luôn gửi
tới Đức những lời động viên: “Không có người tàn tật,
không có người khuyết tật, chỉ có người khiếm khuyết
trong suy nghĩ và khiếm khuyết nghị lực mà thôi”.
“Bé Đức” là một người như thế, em là “đại sứ” cho
tình hữu nghị Việt-Nhật. Đức không bao giờ chịu đầu
hàng số phận, luôn đủ bản lĩnh và nghị lực để tiến lên
phía trước.
Câu chuyện Fair Play từ góc nhìn của “bé Đức”
không chỉ truyền cảm hứng cho rất nhiều sinh viên,
nhiều bạn trẻ ở Nhật mà còn là tấm gương và nghị lực
của tinh thần vượt khó.
TẤN PHƯỚC
Play của quý báo sẽ ngày càng
lan tỏa sâu rộng từ sân bóng
đến cả đời thường”.
•Nhàbáo
NguyễnCôngKhế
:
“Ngay từ khi báo
Pháp Luật
TP.HCM
khai sinh
r a g i ả i
t hưởng
Fair Play,
chúng tôi
đãrấtủng
hộ. Nếu
như chúng tôi nỗ lực tổ chức
hàng loạt giải bóng đá trẻ
quốc gia theo tiêu chí xanh
- sạch - đẹp thì Fair Play đã
góp phần tô điểm cho làng
bóng đẹp hơn. Tôi có một
góp ý nhỏ với Ban tổ chức
cần quan tâm, sâu sát hơn
nữa đến bóng đá trẻ, kịp thời
động viên, cổ vũ cho những
lứa cầu thủ tài năng trong
tương lai”.
• Chuyên gia bóng đá
Đoàn
MinhXương
:“GiảithưởngFair
Playcórất
nhiềuảnh
h ư ở n g
tích cực
đến đời
s ố n g
bóng đá
ViệtNam
trong những năm qua. Chúng
ta tôn vinh hành động đẹp,
nghĩa cử fair play trên sân
cỏ, đồng thời bài trừ bóng
đá xấu xí là công việc rất tốt,
góp phần cho sự phát triển
bền vững. Cá nhân tôi mong
muốn giải thưởng Fair Play
ngày càng có tiếng nói mạnh
mẽ hơn và chú ý đến những
tấm gương nổi bật, không chỉ
trên sân bóng mà còn trong
cả cuộc sống đời thường”.
• Cổ động viên
Trần Hữu
Nghĩa
: “Giải thưởng Fair Play
có tiếng
nói trọng
lượngđến
n h i ề u
g i ớ i ,
khôngchỉ
là bóng
đ á đơn
thuần. Ngay cả giới cổ động
viên chúng tôi cũng có nhiều
thành phần khác nhau và một
khi số đông hướng đến cái
đẹp sẽ gây tác động lớn cho
mọi người xung quanh. Tôi
thấy báo
Pháp Luật TP.HCM
đã tạo ra một cuộc chơi rất
ý nghĩa và thú vị. Mong mỏi
của bản thân tôi là làm sao
các nhà làm bóng đá Việt
Nam, đặc biệt là VFF chung
tay và trợ giúp đắc lực hơn
nữa để Fair Play lớn mạnh
không ngừng”.•
ĐĂNGHUY -ANHNHẬT
T
hật ấm áp khi mọi người
đến với lễ công bố và ra
mắt nhà tài trợ giải Fair
Play 2019 với những chia sẻ
và gửi gắm niềm tin hướng
về thứ bóng đá đẹp và cao
thượng.
• Ông
Lê Khắc Hiệp
,
Chủ tịch Hội đồng quản lý
Quỹ Đầu tư và Phát triển
tài năng bóng đá Việt Nam
(PVF), cũng là đơn vị hoạt
động phi lợi nhuận thuộc Tập
đoàn Vingroup:
“Đồng hành
cùng giải thưởng Fair Play đã
nhiều năm qua, chúng tôi rất
vui mừng khi thấy Fair Play
có tác động rất tích cực đến
suy nghĩ, nhận thức của các
thành phần tham gia bóng
đá. Không chỉ thế, những cá
nhân, tập thể đoạt giải thưởng
cao quý Fair Play trong nhiều
mùa qua vừa là tấm gương
cho các đồng nghiệp phấn
đấu, lại ngày càng ý thức giữ
gìn mình và nhân rộng tinh
thần cao thượng.
Trong những nămqua, PVF
liên tục gặt hái những thành
tích nổi bật tại các giải bóng
đá trẻ trong và ngoài nước,
cho thấy hướng đi của PVF
có ảnh hưởng tích cực đến thể
thao nước nhà trong lĩnh vực
đào tạo tài năng bóng đá trẻ.
Tôn chỉ mục đích của PVF
không chỉ là tài năng của
cầu thủ mà luôn hướng đến
cái đẹp, sự cao thượng trong
bóng đá. Chúng tôi ý thức
giáo dục cầu thủ về mọi mặt,
đặc biệt là nền tảng văn hóa.
Chúng tôi góp phần đào tạo
ra các thế hệ cầu thủ tài năng
và tâm huyết, vừa tài năng
vừa có nền tảng giáo dục tốt
và mong muốn sân chơi Fair
PVF góp phần đào
tạo ra các thế hệ
cầu thủ vừa tài
năng vừa có nền
tảng giáo dục tốt
và mong muốn sân
chơi Fair Play ngày
càng lan tỏa sâu
rộng từ sân bóng
đến cả đời thường.”
Ông
Lê Khắc Hiệp
Ông Lê Khắc Hiệp: “Mongmuốn sân chơi Fair Play của quý báo sẽ ngày càng lan tỏa sâu rộng
từ sân bóng đến cả đời thường”. Ảnh: HOÀNGGIANG
Gửi gắm niềm tin
Fair Play
Rất nhiều nhà hoạt động bóng đá Việt đặt trọn niềm tin cũng như góp ý
cho cuộc chơi Bóng đá cao thượng ngày càng đẹp hơn.
HLVLêThụyHải và
“hiệpđấu thứ14”
“Bố lớn tuổi rồi, trên 70 rồi, có sao cũng… chả
sao, bây giờ bố đang đá hiệp thứ 14”. Đó là câu
nói của HLV Lê Thụy Hải khi trả lời con trai mình
mỗi khi nghe con hỏi tình hình sức khỏe của bố.
Ông Lê Thụy Hải là HLV Việt Nam giàu thành
tích ở V-League nhất với bốn ngôi vô địch cùng
CLB B. Bình Dương. Ở tuổi 74 nhưng ông vẫn lạc
quan, yêu đời dù trong người mang phải căn bệnh
hiểm nghèo.
Hiệp thứ 14 của ông là một ca mổ và 13 lần hóa
trị. Ông kể: “14 hiệp đấu trong cái không gian yên
ắng chỉ nghe tiếp “bip, bip” của thiết bị điện tử và
mùi hóa chất của phòng hóa trị mỗi khi vào thuốc.
Nó nghiệt ngã, khốc liệt và khốc liệt hơn rất nhiều
so với những năm tháng đá bóng trên sân mà tôi
phải đối mặt với đòn rát của đối phương.
Sáng 26-6, ông Lê Thụy Hải có mặt tại cuộc
họp báo giới thiệu Fair Play 2019, các đồng
nghiệp của ông như cựu thủ môn Cảng Sài Gòn
Lưu Kim Hoàng, tuyển thủ Hồ Thanh Cang, đàn
em Nguyễn Hồng Phẩm nhìn ông Hải vẫn lạc
quan, yêu đời và cười rất tươi sau hiệp đấu thứ 14
thì ai cũng mừng.
Thời những năm 1980, chỉ nghe cầu thủ Lê
Thụy Hải qua những lần trực tiếp trên sóng phát
thanh Đài Tiếng nói Việt Nam với chất giọng của
nhà báo Đình Khải và Hoài Sơn… Nay nghe ông
kể về trận cầu lịch sử, tôi mạo muội hỏi ông: “Vì
sao anh có biệt danh Hải “lơ” nghe rất “phủi” và
cũng rất… khó hiểu” thì ông nhỏ nhẹ và nhớ lại
thời ngang dọc sân cỏ: “Chuyện là thế này, những
năm 1980 khi Tổng cục Đường sắt thi đấu tại Nha
Trang, tôi bị cầu thủ đội bạn đá rất rát, rất đau,
đến độ gục ngã trên sân phải cáng ra ngoài. Biết
tôi đau lắm nhưng vẫn cố trở lại thi đấu mà chỉ
chăm chú đến bóng, chẳng thèm phản ứng, chẳng
thèm né đòn người hay đá đau tôi và cũng chẳng
thèm chơi lại nên các đồng đội đặt cho tôi cái tên
Hải “lơ””.
Và cái tên đó rất đúng với ông bây giờ khi ông
còn lơ cả với căn bệnh hiểm nghèo và sống thật
lạc quan, thật yêu đời…
DUY ÂN
Đời cầu thủ của ôngHải “lơ” trên sân và bây giờ ở tuổi 74,
ông lơ cả bệnh hiểmnghèo. Ảnh: HUỲNHTRÍ DŨNG
“Đại sứ hòa bình” Nguyễn Đức và chuyện trái bóng Fair Play
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16
Powered by FlippingBook