144-2019 - page 12

12
Saumột buổi thi tại Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM), trời
bỗng đổmưa nhưng không nặng hạt. Nhóm sinh viên (SV) tình
nguyện tại đây lập tức đứng dậy đi lấy dù và áomưa chạy vào sân
trường để che cho thí sinh (TS) ra về. Nhưng sân trường thật vắng,
bởi hầu hết TS đều đứng vào hành lang tranh thủ tám chuyện
cùng bạn bè về bài thi, số ít chạy nhanh ra cổng để chamẹ đón về.
Thế là các “chiến sĩ” tự đứng chemưa chomình dưới sân và
ngóng xemcó TS nào định ra sân thì sẽ che cho TS đó. Có những
cặp SV chịu ướt mình để giăng áomưa tìmche cho TS nhưng không
có TS nào cần đến vì sự ái ngại nào đó. Thấy thế, một giáo viên làm
giám thị tại đây liền gọi với ra: “Các bạn vào trúmưa đi, không cần
đâu, TS có thể đi vòng theo hành lang ra cổng đượcmà”.
Còn tại điểm thi Trường THPT Hiệp Bình, quận Thủ Đức
(TP.HCM), cả chục SV tình nguyện dường như túc trực tại đó
xuyên suốt từng ngày thi. Qua trò chuyện, các bạn SV ở đây đến
từ Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). Một SV cho
biết em thích hoạt động này nhưng hai năm nay đi làm chán
lắm. Chỉ coi như đi cho vui vì nghỉ hè không biết làm gì. Cổng
trường thì rộng, chẳng khi nào chen lấn, kẹt xe. TS thì phần
nhiều tự chạy xe máy nên mở cổng là chạy ào vào bãi xe hoặc
chạy ra nên không giúp được gì.
“Khi có tài trợ đồ ăn, thức uống thì tụi em phát cho phụ huynh
học sinh nhưng nhiều người không lấy vì có mang theo hoặc về
nhà ăn. Toàn dư nên tụi em lại mang về” - SV này than.
Và tại nhiều điểm thi khác, tình trạng “thất nghiệp” ấy cũng
diễn ra tương tự.
Công bằng mà nói, những đóng góp của hàng ngàn SV tình
nguyện suốt mười mấy năm qua cho cộng đồng xã hội là không
thể phủ nhận. Họ đã để lại dấu ấn đẹp trong lòng mỗi phụ
huynh học sinh nhiều thế hệ vào mỗi mùa thi đến.
Thế nhưng đó là chuyện của quá khứ, khi mà hàng trăm ngàn
TS ở tỉnh lẻ phải dồn về các TP lớn để dự thi ĐH.
Nhưng năm năm trở lại đây, thi cử đã bao mùa đổi mới. Mỗi
tỉnh, thành đều có các cụm thi THPT quốc gia và các điểm thi
dường như dàn đều về tất cả các trường. Vì thế, hầu như học
sinh trường nào sẽ thi tại trường đó, quá thuận lợi cho TS và nhẹ
nhõm cho phụ huynh.
Đồng ý rằng khi có một lượng lớn TS dự thi sẽ có nhiều trường
hợp bất khả kháng cần hỗ trợ như TS khuyết tật, kẹt xe... nhưng
cũng không cần thiết huy động lượng lớn SV hỗ trợ đến như thế.
Đó là một sự lãng phí và hình thức. Chưa kể các TS đã lớn và kỳ
thi cũng đã được đơn giản hóa, không nhất thiết phải “tiếp sức”
kiểu chở che ấy.
Thiết nghĩ xã hội ngày một thay đổi thì các hoạt động tình
nguyện như Tiếp sức mùa thi cũng không thể nằm ngoài cuộc.
Đã đến lúc hoạt động này cần được đánh giá lại để có hướng đi
mới sao cho phù hợp. Đừng vì níu giữ hoạt động truyền thống
mà tiếp tục lãng phí sức nghĩ, sức cống hiến và sáng tạo của các
bạn trẻ.
PHẠM ANH
HOÀNG LAN
L
iên quan vụ bệnh nhân ở
TP.HCMphải đi lại 4.000
km để chụp PET-CT do
lò sản xuất phóng xạ ở BV
Chợ Rẫy (TP.HCM) bị hư,
ngày 27-6, TS-BS Nguyễn
Xuân Cảnh, Trưởng Khoa y
học hạt nhân BV Chợ Rẫy,
cho biết đơn vị đang gấp
rút cho sửa chữa máy và dự
kiến hoạt động trở lại vào
tuần sau.
BS Cảnh cho hay để có thể
chụp được PET-CT, người
bệnh trước tiên sẽ được tiêm
thuốc phóng xạ để ghi hình
chi tiết nơi tổn thương. Thuốc
này do lò thuốc phóng xạ đặt
tại BV sản xuất.
BV Chợ Rẫy cũng cung
cấp thuốc cho hai BV có hệ
thống PET-CT ở TP.HCM là
BV Nhân dân 115 và Quân
y 175.
Được biết, đây là nơi đặt hệ
thống sản xuất thuốc phóng
xạ duy nhất ở phía Nam. Vì
thế, khi lò sản xuất này bị
hư, hoạt động chụp PET-CT
ở hai BV kể trên cũng buộc
phải tạm ngưng.
Hệ thống sản xuất phóng
xạ đã hoạt động được hơn 10
năm và lâu lâu có trục trặc,
26 triệu đồng/lần chụp), nhưng
có nhiều ưu điểm trong chẩn
đoán và theo điều trị các bệnh
lý, đặc biệt trong lĩnh vực
ung thư.
Chụp PET-CT ngoài giúp
theo dõi cơ quan có tổn
thương, theo dõi nơi di căn
tái phát còn phát hiện các bất
thường, dấu hiệu tiền ung thư
trong cơ thể.
Cũng theo BS Cảnh, thuốc
phóng xạ có thời gian bán hủy
nhanh nên chỉ có thể sản xuất
phục vụ bệnh nhân tại chỗ
hoặc di chuyển trong đoạn
đường ngắn. Việc lấy thuốc
từ lò sản xuất ở các tỉnh xa
khó khả thi.
Mặt khác, việc vận hành
đơn vị sản xuất phóng xạ cần
quá trình đầu tư nhân lực, vật
chất không hề đơn giản. Tại
BV Chợ Rẫy, mặc dù đơn
vị hoạt động được 10 năm
nhưng quá trình chuẩn bị đã
mất năm năm.
Do đó, BS Cảnh mong
muốn trong tương lai, TP
cần đầu tư ít nhất hai lò sản
xuất thuốc phóng xạ để trao
đổi thuốc, tránh bị động như
thời gian qua.•
Bệnh nhân không cần vượt
ngàn cây số chụp PET-CT
Lò sản xuất
phóng xạ tại
BVChợRẫy
phục vụ hệ
thống chụp
PET-CT
cho bệnh
nhân toàn
miềnNambị
ngưng hoạt
động hơnmột
tháng nay do
hư hỏng.
Chụp PET-CT là gì?
ChụpPET
(PositronEmission
Tomography - ghi hình cắt lớp
positron) làphươngphápdùng
chất phóng xạ liều nhỏ để ghi
hìnhcác vùngcó tốcđộchuyển
hóa cao, cung cấp thông tin
về chức năng của các cơ quan
trong cơ thể.
Chụp CT
(Computed
Tomography - chụp cắt lớp vi
tính) là phương pháp dùng tia
bức xạ X-quang để tạo ra hình
ảnh, cung cấp các hình ảnh về
giải phẫu và cấu trúc cơ thể.
ChụpPET-CTlàsựkếthợpcủa
hai phương pháp trên.
Tiêu điểm
Lò sản xuất phóng xạ tại BVChợ Rẫy. Ảnh: HL
Tiếp sứcmùa thi “thất nghiệp”
Sổ tay
Chemưa cho thí sinh làmột trong số ít các hoạt độngmà sinh viên
tình nguyện Tiếp sứcmùa thi có cơ hội “ra tay”. Ảnh: PHẠMANH
nhưng chỉ trong thời gian
ngắn. BS Cảnh thừa nhận
hỏng hóc lần này kéo dài hơn
một tháng đã gây trở ngại cho
nhiều bệnh nhân có nhu cầu
chụp PET-CT toàn thân để
chẩn đoán bệnh lý ung thư.
Riêng tại BV Chợ Rẫy,
mỗi ngày đơn vị tiếp nhận
Chụp PET-CT có
giá thành khá cao
(khoảng 26 triệu
đồng/lần chụp),
nhưng có nhiều ưu
điểm trong chẩn
đoán và theo điều
trị các bệnh lý, đặc
biệt trong lĩnh vực
ung thư.
chụp PET-CT cho 10-12
bệnh nhân, chưa kể các BV
khác. Với những bệnh nhân
cần phải chẩn đoán hình ảnh
ngay thì BV sẽ giới thiệu
bệnh nhân ra Hà Nội hoặc
Đà Nẵng để chụp.
TheoBSCảnh,chụpPET-CT
có giá thành khá cao (khoảng
Đời sống xã hội -
ThứSáu28-6-2019
Hơn 20.000 lượt sinh viên tình nguyện túc trực tại 111 điểm thi ở TP.HCMdường như là... sự lãng phí.
Cách tính ngày điều trị nội trú trong
thanh toán BHYT
Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị BHXH Việt
Nam thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT
theo giá dịch vụ y tế. Trong đó có thống nhất cách
tính số ngày điều trị nội trú.
Theo đó, số ngày điều trị nội trú được xác định
theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1, từ ngày 1-3-2016 đến 14-7-2018:
Số ngày điều trị nội trú được tính theo công thức:
Số ngày điều trị nội trú = (Ngày ra bệnh viện (BV)
- Ngày vào BV) + 1.
Trong đó, nếu vào BV từ đêm hôm trước và ra
BV vào sáng hôm sau trong khoảng 4-8 giờ thì chỉ
được tính một ngày. Nếu chuyển khoa trong cùng
một BV và cùng một ngày thì mỗi khoa chỉ được
tính là 1/2 ngày.
Giai đoạn 2, từ ngày 15-7-2018 trở đi:
Nếu người bệnh đỡ hoặc khỏi bệnh ra BV thì số
ngày điều trị nội trú được tính bằng công thức: Số
ngày điều trị nội trú = Ngày ra BV - Ngày vào BV.
Nếu người bệnh nặng điều trị nội trú mà bệnh
không giảm hoặc diễn biến nặng hơn và gia đình
xin chuyển BV lên tuyến trên. Người bệnh được
điều trị tuyến trên qua giai đoạn cấp cứu và được
điều trị nội trú ở tuyến dưới hoặc cơ sở khác thì
số ngày điều trị nội trú được tính theo công thức:
Số ngày điều trị nội trú = (Ngày ra BV - Ngày vào
BV) + 1.
Trong đó, nếu vào BV và ra BV cùng một ngày,
thời gian điều trị trên 4 giờ thì được tính là một
ngày điều trị. Nếu chuyển hai khoa trong cùng một
ngày thì mỗi khoa chỉ được tính bằng 1-2 ngày…
V.LONG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook