144-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu28-6-2019
ĐỨCMINH
S
áng 27-6, PhóThủ tướng
thường trựcTrươngHòa
Bình chủ trì hội nghị trực
tuyến quán triệt Chỉ thị số 10
của Thủ tướng về việc tăng
cường xử lý, ngăn chặn hiệu
quả tình trạng nhũng nhiễu,
gây phiền hà cho người dân,
doanh nghiệp (DN).
Người đứng đầu
chưa gương mẫu
Tại hội nghị, Phó Thủ
tướng đánh giá: Công tác
phòng ngừa, phát hiện và xử
lý tham nhũng đã có chuyển
biến tích cực. Nhiều vụ việc,
vụ án lớn được phát hiện, xử
lý nghiêmminh, được xã hội
đồng tình, ủng hộ.
Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực,
nhiều ngành, nhiều cấp vẫn
còn tình trạng cán bộ, công
chức, viên chức sách nhiễu,
gây phiền hà, kéo dài thời
gian giải quyết công việc, giải
quyết không đúng quy định.
“Tình trạng nhũng nhiễu,
tiêu cực, thamnhũng vặt trong
khu vực hành chính, dịch vụ
công vẫn gây bức xúc, làm
xói mòn niềm tin của người
dân, DN và các nhà đầu tư,
nơi còn bao che, dung túng
cho hành vi sai trái của nhân
viên khi bị phát hiện.
“Xử lý nghiêm đối với
người đứng đầu cơ quan,
đơn vị thiếu trách nhiệm,
để cán bộ, công chức, viên
chức thuộc quyền quản lý
trực tiếp có hành vi nhũng
nhiễu, gây phiền hà đối với
người dân, DN. Xử lý ngay
người đứng đầu có biểu hiện
bao che, dung túng nhân viên
dưới quyền có hành vi sai
trái” - ông Liêm nói.
“Chúng tôi đi tiếp xúc cử
tri, nghe những câu người dân
uy tín, hình ảnh lực lượng
công an nhân dân.
Các vi phạm chủ yếu xảy
ra trong thời gian qua là vi
phạm quy chế, quy trình công
tác; lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong thi hành công vụ
vì mục đích vụ lợi. Cụ thể là
vi phạm quy trình tuần tra,
kiểm soát giao thông, có tiêu
cực trong khi làm nhiệm vụ
tuần tra, kiểm soát; vi phạm
trong việc thẩm định, cấp
giấy phép PCCC; cấp hộ
chiếu phổ thông... Những vi
phạm này có thời điểm gây
bức xúc trong dư luận nhân
dân, có trường hợp phải xử
lý hình sự.
Ông cho biết Bộ Công an
đã có nhiều biện pháp xử lý,
ngăn chặn tình trạng nhũng
nhiễu, gây phiền hà cho người
dân và DN như công khai số
điện thoại đường dây nóng,
công khai cả danh tính cán
bộ sai phạm...
Ngoài ra, Bộ tổ chức rà soát,
bố trí, sắp xếp cán bộ, chiến
sĩ đảm bảo đúng điều kiện,
tiêu chuẩn quy định trong
thực thi nhiệm vụ. Nghiêm
túc xử lý trách nhiệm người
đứng đầu đơn vị trong công
an nhân dân để xảy ra tham
nhũng, nhũng nhiễu.
PhóThủ tướngTrươngHòa
Bình yêu cầu đẩymạnh phòng
ngừa, ngăn chặn các hành vi
tham nhũng, tiêu cực trong
chính lực lượng chức năng
và đội ngũ cán bộ, công chức
thực thi pháp luật.
“Cần ban hành quy chế làm
việc, quy định rõ trách nhiệm
và có cơ chế kiểm soát hiệu
quả đối với cán bộ, công chức
khi thực thi nhiệm vụ, nhất
là đối với các lĩnh vực như
thi hành án, hải quan, thuế,
quản lý thị trường, thanh tra,
kiểm toán, điều tra…” - Phó
Thủ tướng nói và yêu cầu
phải ngăn chặn cho được tình
trạng sách nhiễu, vòi vĩnh,
đòi chung chi trong thực thi
công vụ.•
Phó Thủ tướng thường trực TrươngHòa Bình chủ trì hội nghị. Ảnh: THUNGUYỆT
Sáng 27-6, trao đổi với báo chí bên lề Đại hội đại
biểu MTTQ Việt Nam TP.HCM lần XI, Chủ tịch UBND
TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã chia sẻ một số thông tin
liên quan đến thông báo kết luận thanh tra về dự án khu đô
thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm của Thanh tra Chính phủ.
Người đứng đầu chính quyền TP.HCM cho biết chưa
nhận được kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ
mà mới chỉ biết qua báo chí. Ông khẳng định UBND
TP.HCM đang lập kế hoạch thực hiện những đầu việc liên
quan đến dự án KĐTM Thủ Thiêm sau khi có kết luận của
Thanh tra Chính phủ.
“Thứ Hai tuần sau (1-7), UBND TP.HCM sẽ báo cáo
với Thường trực Thành ủy. Sau đó sẽ tổ chức họp báo.
Việc này phải làm khẩn trương, không thể chậm trễ hơn
nữa” - ông Phong nói.
“Vừa qua, TP.HCM đã chủ động làm một loạt chính
sách liên quan đến vấn đề này” - ông Phong nói.
Trước đó, chiều 26-6, Thanh tra Chính phủ đã công bố
kết luận thanh tra liên quan đến KĐTM Thủ Thiêm. Hàng
loạt khuyết điểm, sai phạm đã được chỉ ra trong quá trình
thực hiện dự án này.
Cụ thể, thời điểm trước đó Thường trực Thành ủy,
UBND TP phê duyệt chi phí đầu tư bình quân 1 m
2
đất
thương mại - dịch vụ - nhà ở trong KĐTM Thủ Thiêm là
26 triệu đồng/m
2
. Trong khi giá ban đầu các sở, ngành đề
xuất là gấp đôi con số này.
Toàn bộ hơn 220 ha quỹ đất trong KĐTM Thủ Thiêm
có được từ nguồn vốn ngân sách nhưng TP đã sử dụng
chủ yếu để thanh toán đối ứng cho các dự án BT được chỉ
định nhà đầu tư không qua đấu thầu dự án, đấu giá quyền
sử dụng đất là vi phạm về đấu thầu và quản lý, sử dụng
đất đai. Trách nhiệm liên quan thuộc các sở, ngành như
KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Xây dựng, Ban quản lý
KĐTM Thủ Thiêm.
Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra đến Ủy
ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm
quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị,
Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm
được nêu trong kết luận. “Trong quá trình xử lý về trách
nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được
hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế gây
thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31-12 thì chuyển hồ sơ
sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của
pháp luật” - kết luận thanh tra nêu.
TÁ LÂM
Phó thủ tướng: Triệt ngay nạn
vòi vĩnh, chung chi
Để nhũng nhiễu, thamnhũng vặt thì người đứng đầu sẽ bị xử lý trách nhiệm.
TP.HCMsẽ họpbáo vụThủThiêm
Sau khi báo cáo vớiThường trựcThành ủy, UBNDTP.HCMsẽ tổ chức họp báo về vụThủThiêm.
cản trở sự phát triển kinh tế-
xã hội” - Phó Thủ tướng nói.
ÔngchohayChínhphủ luôn
xác định quan điểmquyết tâm
chính trị cao trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng,
kiên quyết ngăn chặn và từng
bước đẩy lùi tham nhũng.
Về trách nhiệm của người
đứng đầu, PhóThủ tướng nói:
Không thể nói người đứng
đầu bộ, ngành, cơ quan, đơn
vị lại không biết là ở khu vực
nào, địa chỉ nào có nhũng
nhiễu, tham nhũng vặt và
không đề ra các giải pháp
kiểm tra, thanh kiểm tra, xử
lý. “Chắc chắn người đứng
đầu phải biết và nếu tiếp tục
để xảy ra (tình trạng nhũng
nhiễu, tham nhũng vặt - PV)
thì người đứng đầu phải chịu
trách nhiệm” - PhóThủ tướng
thường trực Trương Hòa
Bình nói.
Tại hội nghị, Phó Tổng
Thanh tra Chính phủ Trần
Ngọc Liêm nêu năm nguyên
nhân dẫn đến tình trạng trên.
Đáng chú ý là người đứng đầu
chưa đề cao trách nhiệm nêu
gương, chưa gươngmẫu trong
thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt,
khi phát hiện vi phạm lại xử
lý chưa nghiêm. Thậm chí có
nói thấy rất đau xót. Họ nói
về nạn tham nhũng vặt khi
cấp sổ đỏ, cấp CMND, giấy
khai sinh… Tại sao người
dân biết, DN biết nhưng
người đứng đầu cơ quan đó
lại không biết?” - Trưởng ban
Dân nguyện Nguyễn Thanh
Hải đặt vấn đề.
Thuế, hải quan,
quản lý đất đai,
CSGT... bị điểm mặt
Một nguyênnhânquan trọng
khác được Thanh tra Chính
phủ đề cập là tinh thần, trách
nhiệm thực thi công vụ của
cán bộ, công chức, viên chức
nhiều nơi vẫn còn kém. Đặc
biệt ở một số lĩnh vực như
thuế, hải quan, quản lý đất
đai, cấp giấy phép, chứng chỉ
hành nghề, quản lý đầu tư,
quản lý môi trường, xây dựng
và ở trong lực lượng CSGT,
thanh tra chuyên ngành và
một số đơn vị.
Thứ trưởng Bộ Công an
Nguyễn Văn Sơn cho hay:
Thời gian qua, một bộ phận
nhỏ cán bộ, chiến sĩ công an
đã có những biểu hiện suy
thoái về phẩm chất đạo đức,
lối sống, làm ảnh hưởng đến
Tham nhũng vặt
khi cấp sổ đỏ, cấp
CMND, giấy khai
sinh…, tại sao
người dân biết, DN
biết nhưng người
đứng đầu cơ quan
đó lại không biết?
Trongnhữngvụviệcpháthiện
tham nhũng có biểu hiện của
lợi ích nhóm rất tinh vi, thậm
chí câu kết chặt chẽ thànhmột
nhómngười. Có những vụ việc
tạo ra lợi ích nhóm từ việc xây
dựng cơ chế, chính sáchđể làm
lợi cho một số người có chức
vụ, quyền hạn.
Ông
NGÔ MINH CHÂU
,
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM
Họ đã nói
Theo khảo sát năm2018 củaMTTQ, có 18%
DN phản ảnh còn tình trạng thamnhũng vặt
trong lĩnh vực thuế, hải quan.
Trên cơ sở đánh giá trên, Bộ Tài chính tập
trung kiểm tra công vụ các cơ quan thuế, hải
quan nằm trong 18% DN phản ảnh có tình
trạng trên.
Cụ thể, trong sáu tháng đầu năm, Bộ đã tổ
chức hơn660 cuộc thanh tra, kiểmtra côngvụ
và đã chuyển hai hồ sơ sang công an để điều
tra đối với tám cán bộ, công chức thuế, hải
quan; xử lý hành chính 38 cán bộ, công chức.
Dự kiến sáu tháng cuối năm, Bộ tập trung
700 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với các cơ
quan thuế, hải quan. Đồng thời thực hiện
luân chuyển, điều chuyển công tác những
vị trí nhạy cảm.
Trong sáu tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã
chuyển đổi vị trí công tác gần 5.700 công
chức, tập trung vào những địa bàn có dấu
hiệu thamnhũng vặt theo phản ảnh DN như
Hải Phòng, Quảng Trị, Bình Phước.
Trong năm 2018, Bộ Tài chính cũng đã xử
lý trách nhiệm 17 người đứng đầu cơ quan,
tổ chức khi để xảy ra thamnhũng. Kiểmđiểm
rút kinh nghiệm hai trường hợp, kỷ luật phê
bình bảy trường hợp, kỷ luật khiển trách sáu
trường hợp, kỷ luật cảnh cáo hai trường hợp.
Bộ Tài chính đã xử lý 17 người đứng đầu
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook