153-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứBa9-7-2019
TRỌNGPHÚ
S
áng 8-7, UBND TP Hà
Nội đã trình HĐND TP
Hà Nội xem xét báo cáo
phương án vay lại vốn thuộc
dự án tuyến đường sắt Cát
Linh - Hà Đông để vận hành
tuyến đường sắt đô thị này.
Theo đó, Hà Nội dự kiến vay
khoảng 98,35 triệu USD,
tương đương khoảng 2.306
tỉ đồng từ nguồn vốn của dự
án đường sắt Cát Linh - Hà
Đông, bao gồm ba gói vay:
41,331 triệu USD; 9,925 triệu
USD và 47,092 triệu USD.
Nguồn tiền này sẽ được
sử dụng để vận hành, kinh
doanh tuyến đường sắt gồm
các hạng mục: Hệ thống
kiểm soát vé tự động; hệ
thống thiết bị công nghệ bảo
dưỡng đoàn tàu; mua sắm
đầu máy,toa xe; đào tạo và
chuyển giao công nghệ. Theo
UBND TP, lãi suất là 4%/
năm tính trên số dư nợ vay
lại. Các loại phí khác theo
thỏa thuận vay nước ngoài
bao gồm: Phí cam kết, phí
trả nợ trước hạn và các chi
phí khác phát sinh trên toàn
bộ số vốn vay ODA, vay ưu
đãi được tiếp nhận.
Theo báo cáo thẩm tra của
Ban Kinh tế - Ngân sách
(HĐNDTPHà Nội), việc Hà
Nội thực hiện vay lại phần vốn
vay nước ngoài của dự án đã
được Chính phủ chỉ đạo và
được xác định trong phương
án tài chính của dự án. Phương
án vay lại này được HĐND
TP Hà Nội quyết nghị là căn
cứ để cân đối nguồn lực và
Tuy nhiên, đề xuất của
ông Tuấn nhận được sự
phản biện của đại biểu (ĐB)
Nguyễn Minh Đức (quận
Thanh Xuân). ĐB Đức nói ý
tưởng bê tông hóa dòng sông
là không nên và cho rằng
nên bổ sung nước, để nước
lưu thông vì có thể giảm ô
nhiễm cho dòng sông, đồng
thời tạo ra tuyến giao thông
thủy trong nội đô. Giải pháp
này đảm bảo giải quyết vấn
đề ô nhiễm “trước mắt lẫn
lâu dài” cho Hà Nội.
Trong chiều 8-7, HĐND
TPHà Nội đã thông qua nghị
quyết quy định vềmức thu học
phí đối với giáo dụcmầmnon,
giáo dục phổ thông công lập
của TPHà Nội. Theo đó, học
phí năm học 2019-2020 khu
vực thành thị sẽ tăng thêm
40% và khu vực nông thôn
tăng 26,7% so với năm trước.
Được biết sáu tháng đầu
năm 2019 tổng sản phẩm trên
Vay gần 100 triệu USD để vận hành
đường sắt Cát Linh - Hà Đông
kế hoạch trả nợ của TP theo
quy định của Luật Quản lý
nợ công.
“Khoản vay lại không làm
vượt hạnmức dư nợ hằng năm
của TP và không tính vào bội
chi ngân sách địa phương. Ban
Kinh tế - Ngân sách thống
nhất với chủ trương thực hiện
vay lại vốn vay nước ngoài
theo chỉ đạo của Chính phủ
như UBND TP trình” - báo
cáo này nêu.
Tại cuộc thảo luận tại hội
trường cùng ngày, ôngDương
Đức Tuấn, Bí thư quận Hoàn
Kiếm, cũng đề xuất TP Hà
Nội nghiên cứu cống hóa các
dòng sông để chống ô nhiễm.
Ông Tuấn đề nghị UBNDTP
Hà Nội nghiên cứu các giải
pháp bền vững, đảm bảo đa
mục tiêu như có thể xem xét
khả năng cống hóa đối với
một số sông có tính chất kênh
mương thoát nước, ngay cả
như Tô Lịch, Kim Ngưu…
địa bàn Hà Nội (GRDP) tăng
7,21%; tổng thu ngân sách
nhà nước trên địa bàn ước đạt
132.134 tỉ đồng, tăng 12,8%
so với cùng kỳ năm trước; thu
hút vốn đầu tư nước ngoài ước
đạt 5,3 tỉ USD, tiếp tục dẫn
đầu cả nước; chỉ số PCI năm
2018 xếp thứ 9/63, tăng bốn
bậc so với năm trước…Cũng
theo UBND TP Hà Nội, để
đạt mức tăng trưởng cả năm là
7,4%-7,6%, sáu tháng cuối
năm 2019, Hà Nội cần đạt
mức tăng trưởng 7,6%-8%.•
Phương án vay lại
này được HĐND
TP Hà Nội quyết
nghị là căn cứ để
cân đối nguồn lực
và kế hoạch trả
nợ của TP theo
quy định của Luật
Quản lý nợ công.
Nguồn tiền vay này sẽ được sử dụng để vận hành, kinh doanh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông gồm
nhiều hạngmục.
HĐND TP Cần Thơ sẽ nhận trực
tiếp ý kiến cử tri trong kỳ họp
Ngày 8-7, HĐND TP Cần Thơ tổ chức họp báo
thông tin về những nội dung tại kỳ họp thứ 13
HĐND TP Cần Thơ khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021
(thời gian kỳ họp sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 12-7).
Theo đó, kỳ họp sẽ bao gồm các việc như
thông qua các báo cáo của thường trực HĐND TP,
các báo cáo của các cơ quan tư pháp, ý kiến tham
gia xây dựng chính quyền, việc thực hiện lời hứa
tại các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ
họp thứ 10 HĐND TP, thông qua các văn bản của
UBND TP…
HĐND TP cũng cho biết kỳ họp này dự kiến
các ĐB sẽ chất vấn chủ tịch, phó chủ tịch và ủy
viên UBND TP, chánh án TAND TP, viện trưởng
VKSND TP và thủ trưởng các sở, ban, ngành của
TP trên tám lĩnh vực. Ngoài ra, kỳ họp này còn
thực hiện công tác về nhân sự thuộc thẩm quyền
của HĐND TP.
Kỳ họp có tổ chức đường dây điện thoại trực tiếp,
số điện thoại 02922249990 để ghi nhận ý kiến của
bà con cử tri đóng góp cho hoạt động của HĐND,
UBND, các ngành, các cấp của TP.
NHẪN NAM
Thanh Hóa sắp xếp 143 xã,
phường... còn 67 đơn vị cấp xã
Cùng ngày, tại Thanh Hóa, kỳ họp thứ 9, khóa
XVII, HĐND tỉnh Thanh Hóa khai mạc xem xét nhiều
vấn đề, trong đó có việc đề nghị sắp xếp các đơn vị
hành chính cấp xã của tỉnh này.
Hiện Thanh Hóa chỉ có hai đơn vị hành chính
cấp huyện và 23 đơn vị hành chính cấp xã đạt
cả hai tiêu chí về diện tích tự nhiên và dân số,
các đơn vị còn lại đều chưa đạt. UBND đã trình
phương án sắp xếp 143 xã, phường, thị trấn và
điều chỉnh địa giới ba xã thành 67 đơn vị hành
chính cấp xã, thành lập mới một thị trấn. Sau khi
HĐND tỉnh quyết nghị chủ trương sắp xếp các xã,
UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ lập đề án báo cáo Chính
phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét,
quyết định.
ĐẶNG TRUNG
Dự án đường sắt Cát Linh - HàĐông. Ảnh: NT
Bắt 2 thợ điện dỏm lừa bán dây
giá gấp 13 lần
Công an
phường Hòa
Hải (quận Ngũ
Hành Sơn, Đà
Nẵng) đã bàn
giao Phạm Văn
Đông, Vũ Văn
Dương (quê
Hà Nội và Hải
Phòng) cho
công an quận
xử lý theo thẩm quyền về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra, đầu tháng 6, Đông gọi điện thoại rủ
Dương từ Hải Phòng lên Hà Nội làm ăn. Dương theo
Đông thuê ô tô lên huyện Thường Tín (Hà Nội) mua 40
cuộn dây điện dỏm giá 200.000 đồng/cuộn. Sau đó, hai
người phù phép nhái thương hiệu của một hãng uy tín trên
thị trường, có giá 2,7 triệu đồng/cuộn.
Cả hai đưa số dây điện dỏm vào Đà Nẵng, đóng giả
thợ điện tiếp cận nhiều người. Dương, Đông nói vừa làm
xong công trình, cần thanh lý hàng xịn giá rẻ để về quê.
Sau khi bán được bốn cuộn, cả hai vào Bình Dương để
tránh bị phát hiện.
Khi tiêu thụ gần hết các cuộn dây điện dỏm, cả hai quyết
định trở lại Đà Nẵng vào ngày 27-6. Họ gặp anh Nguyễn
HB (ngụ quận Thanh Khê), nói giá thị trường 2,7 triệu đồng
nhưng cần tiền về quê nên giảm một nửa, còn 1,35 triệu
đồng. Lúc này, anh B. nói chỉ còn 500.000 đồng nhưng
Đông dụ dỗ anh B. đặt cọc 500.000 đồng kèm theo một
điện thoại Samsung, rồi đưa cuộn dây điện cho nạn nhân đi
bán. Hai bên thống nhất nếu anh B. bán được 2,5 triệu đồng
thì chia đôi.
Khi anh B. về nhà thì phát hiện cuộn dây điện dỏm nên
trình báo Công an phường Hòa Hải. Công an đang tạm
giữ bốn cuộn dây điện giả, ô tô cùng nhiều tang vật khác.
HẢI HIẾU
Người phụ nữ lái xe gây tai nạn ở
quận 5 không có nồng độ cồn
Ngày 8-7, Công an quận 5 TP.HCM cho biết vẫn đang
lấy lời khai với bà Võ Thị Tâm Huyền (40 tuổi, ngụ TP
Hà Nội, tạm trú quận 4, TP.HCM) để điều tra vụ tai nạn
xảy ra tối hôm trước.
Theo CQĐT, tối 7-7, bà Huyền chạy ô tô 51F-138.10
trên đường Nguyễn Tri Phương hướng từ Trần Hưng Đạo
về Nguyễn Trãi.
Khi đến giao lộ Nguyễn Tri Phương - Trần Phú (quận
5) thì ô tô bà Huyền va chạm với xe máy 60B7-313.36 do
anh Phạm Nhật Trường chở theo chị Nguyễn Thị Hồng
Gấm (cùng ngụ phường 11, quận 8) cùng chiều.
Chiếc ô tô sau đó rú ga, lao lên tông xe máy 61K-
010.20 do anh Lê Hoàng Long chạy cùng chiều bên trái.
Chưa dừng lại, ô tô tiếp tục lao lên vỉa hè, va trúng ông
Thái Duy Nhân và tông trúng bốn xe máy đang đậu trên
vỉa hè khiến anh Đinh Phát Đạt và chị Nguyễn Thúy
Quỳnh và Nguyễn Khánh Vy bị thương… Theo Công an
quận 5, vụ tai nạn khiến tám người bị thương với nhiều
tình trạng khác nhau.
“Hiện chúng tôi vẫn đang lấy lời khai với tài xế để
phục vụ công tác điều tra. Xét nghiệm ban đầu, người này
không vi phạm nồng độ cồn” - một cán bộ điều tra nói.
NGUYỄN TÂN
Hai thợ điện dỏmkhi bị bắt. Ảnh: CA
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook