169-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy27-7-2019
Phía sau lợi nhuận khủng của
các ngân hàng
Việc các ngân hàng đạt lợi nhuận cao sẽ tạo cơ hội giảm lãi suất cho vay, điều này tốt cho nền kinh tế.
THÙY LINH
B
êncạnhhoạt động truyền
thống là cho vay, gần
đây nhiều ngân hàng
tập trung “tấn công” mạnh
vào mảng dịch vụ, nhất là
các dịch vụ mới nhằm lôi
kéo khách hàng.
Đổi mới, chuyển
hướng kinh doanh
Trong nửa đầu năm nay,
Vietcombank dẫn đầu thị
trường khi đạt 11.280 tỉ đồng
lợi nhuận trước thuế, tăng
gần 41% so với cùng kỳ năm
2018. Năm ngoái ngân hàng
này cũng giữ vị trí số một
và duy trì một khoảng cách
xa về lợi nhuận với các ngân
hàng khác.
ACB cũng cho biết lợi
nhuận trước thuế đạt được
trong sáu tháng qua là 3.620
tỉ đồng, hoàn thành 50% chỉ
tiêu cả năm 2019 là 7.200
tỉ đồng. Ngân hàng Quân
đội (MB) công bố lãi trước
thuế đạt 4.306 tỉ đồng, hoàn
thành 50,5% kế hoạch năm,
tăng 22,5% so với cùng kỳ
năm 2018.
Tương tự, VIB ghi nhận lợi
nhuận trước thuế sáu tháng
đầu năm nay cũng ở mức kỷ
lục 1.820 tỉ đồng, tăng 58%
so với cùng kỳ. Ngoài ra,
hàng loạt ngân hàng khác như
Sacombank, An Bình, SCB,
TPBank... cũng công bố đạt
lợi nhuận khủng trong nửa
đầu năm nay.
Đáng chú ý, nhiều ngân
hàng thu lãi lớn chủ yếu nhờ
tín dụng tăng trưởng tích cực
và kiểm soát tốt nợ xấu. Đặc
biệt nhiều ngân hàng đã mạnh
dạn đổi mới như đầu tư mạnh
vào mảng dịch vụ và thu kết
quả khả quan. Ông Nghiêm
Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT
Vietcombank, khẳng định:
“Hiện nayVietcombank đang
tập trung giảm thu nhập từ
tín dụng và đẩy mạnh thu
nhập từ mảng bán lẻ, dịch
vụ và đầu tư kinh doanh vốn.
Qua đó phấn đấu từ nay đến
cuối năm thu nhập phi tín
dụng đạt ít nhất 35%, trong
đó thu dịch vụ phải chiếm tỉ
trọng 25%-26% trong tổng
thu nhập, tương đương hơn
5.000 tỉ đồng”.
Không chỉ ngân hàng lớn,
nhiều ngân hàng có quy mô
nhỏ cũng tung ra nhiều giải
pháp mới để thu hút khách
hàng sử dụng dịch vụ ngân
hàng điện tử, thanh toán
không dùng tiền mặt. Trong
đó phải kể đến các dịch vụ
từ thẻ tín dụng, thẻ ATM,
POS, dịch vụ kiều hối, tham
gia vào kênh phân phối sản
phẩm bảo hiểm.
Ông Hồ Phan Hải Triều,
Phó Tổng giám đốc phụ trách
khối ngân hàng số Vietbank,
cho biết: “Chúng tôi đẩymạnh
số hóa các dịch vụ ngân hàng
truyền thống, đưa các sản
phẩm truyền thống nhưmở tài
khoản, gửi, rút tiết kiệm, vay
tiêu dùng lên các kênh ngân
hàng số đồng nhất (Mobile
Banking, Internet Banking,
website…). Từ đó mang đến
các tiện ích, tiết kiệm thời gian
và tiền bạc cho khách hàng”.
Phải thực chất
TS Bùi Quang Tín, chuyên
gia tài chính, phân tích việc
NgânhàngNhà nước (NHNN)
tăng cường kiểm soát với các
lĩnh vực nhiều rủi ro như
bất động sản, đầu tư chứng
khoán… sẽ khiến lợi nhuận
các ngân hàng bị ảnh hưởng.
Trong bối cảnh đó, các ngân
hàng phải đẩy mạnh mảng
bán lẻ, cạnh tranh phát triển
dịch vụ nhằm gia tăng nguồn
thu và giảm dần sự phụ thuộc
vào tín dụng.
Đây được xem là hướng
đi mới và đúng. Bởi thực tế
cho thấy với nhiều ngân hàng,
phân phối sản phẩmbảo hiểm
đang được xem là “gà đẻ trứng
vàng”. Theo đó, ngân hàng có
thể thu được hoa hồng từ việc
bán các sản phẩm bảo hiểm
và phí ứng trước từ các hợp
đồng độc quyền. Điều quan
trọng hơn, phương thức này
còn giúp phục vụ nhu cầu
đa dạng của người dân lẫn
doanh nghiệp.
Đồngquanđiểm,mộtchuyên
gia kinh tế nhìnnhận thị trường
đang chứng kiến một sự dịch
chuyểnmạnhmẽ trong cơ cấu
kháchhàngởnhữngngânhàng
có lợi nhuận tốt. Đó là thu hẹp
hoạt động bán buôn, mở rộng
hoạt động bán lẻ, tấn công vào
mảng khách hàng cá nhân, hỗ
trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ.
Tuy vậy, tổng giám đốc
một ngân hàng thương mại
lưu ý lợi nhuận hơi cao sẽ
đem đến cơ hội giảm lãi suất
cho vay, điều này là vô cùng
tốt cho các doanh nghiệp và
Tăng trưởng tín dụng cao, nợ xấu giảm
Đếnhết tháng6 vừa qua, nhiềungânhàngđã tăng trưởng
tín dụng rất tốt khi đạt quá nửa chỉ tiêu hoặc dùng gần hết
room được giao. Theo số liệu thống kê từ NHNN, tín dụng
tăng 7,33% trong sáu tháng đầu năm. Mức tăng này xấp xỉ
mức tăng của năm2018. Tốc độ tăng trưởng sáu tháng đầu
năm cao, tập trung các lĩnh vực công nghiệp, chế biến, chế
tạo và xuất khẩu.
Ngoài ra, nợ xấu tại nhiều ngân hàng giảm. Chẳng hạn
tại TPBank, tính đến ngày 31-6, tỉ lệ nợ xấu ở mức 1,47%.
Tại ACB, tỉ lệ nợ xấu là 0,7%. Tại VIB, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư
nợ cho vay giảm từ 2,29% xuống 1,8%. Với Sacombank, tỉ
lệ nợ xấu giảm từ 2,11% xuống 1,96%. Đáng chú ý là ngân
hàng này đã tăng cường thu hồi nợ xấu và tài sản tồn đọng
với hơn 11.000 tỉ đồng đã xử lý trong sáu tháng đầu năm.
Nhờ tín dụng tăng trưởng cao, nợ xấu giảm… nên mới
đâymột số ngân hàng được NHNNnới thêmroomtín dụng.
Ví dụ, VPBank được nâng từ 12% lên 16%, Techcombank từ
13% lên 17%, MB từ 13% lên 17%.
Triệu hồi ô tô lỗi, doanh nghiệp phải
chịu mọi chi phí
Bộ GTVT ban hành thông tư quy định về kiểm tra chất
lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất,
lắp ráp ô tô. Thông tư có hiệu lực từ ngày 25-8-2019.
Thông tư nêu rõ: Doanh nghiệp chịu mọi chi phí liên
quan đến việc triệu hồi sản phẩm. Cụ thể, doanh nghiệp
phải triệu hồi các sản phẩm có khuyết tật do mình sản
xuất, lắp ráp trong các trường hợp sau: Sản phẩm vi phạm
các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành
bắt buộc áp dụng cho đối tượng sản phẩm đó; sản phẩm
gây ra nguy hiểm về tính mạng và tài sản do các lỗi kỹ
thuật trong thiết kế, chế tạo; sản phẩm dù chưa gây tổn
thất về người và tài sản nhưng qua quá trình sử dụng có
thể gây nguy hiểm trong một số điều kiện nhất định. Đối
với các sản phẩm có lỗi không thuộc diện triệu hồi nêu
trên thì cơ sở sản xuất chủ động thực hiện khắc phục lỗi
của sản phẩm.
Trong một diễn biến liên quan, Cục Đăng kiểm Việt
Nam vừa chính thức đăng thông báo triệu hồi gần 2.000 xe
Toyota Rush do lỗi túi khí rèm. Trước đó, Toyota Indonesia
cũng phải triệu hồi 60.000 chiếc Rush do lỗi túi khí rèm có
thể bung ra dù xe chỉ đi qua ổ gà.
QUANG HUY
Vietravel vay 700 tỉ đểmởhãnghàng không
Với quyết tâm tham gia thị trường hàng không đầy màu
mỡ nhưng vốn chưa đủ đảm bảo nên Công ty cổ phần Du
lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel)
vừa thông qua kế hoạch huy động 700 tỉ đồng bằng trái
phiếu nhằm bổ sung vốn cho dự án Vietravel Airlines.
Trước đó, đầu năm 2019, Vietravel Airlines đã được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ đăng
ký ban đầu là 300 tỉ đồng, do Vietravel sở hữu 100% vốn.
Công ty kỳ vọng có thể bay sau 18 tháng tới.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel, từng
lý giải việc thành lập hãng hàng không Vietravel Airlines
là từ việc chứng kiến một hãng du lịch Trung Quốc nhưng
sở hữu máy bay với con số hơn 100 chiếc, lớn hơn cả
hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines. Tất cả máy
bay này dùng để phục vụ khách du lịch công ty và một
phần cho khách vãng lai khác.
Thực tế Vietravel, một đơn vị du lịch lớn tại Việt Nam,
thường phải thuê nguyên chuyến bay cho các đoàn khách
du lịch của mình. Riêng năm 2018, Vietravel đã thuê bao
hơn 300 chuyến bay để đưa khách đi du lịch trong và
ngoài nước.
PHƯƠNG MINH
nền kinh tế. Nhưng điều quan
trọng là mức tăng trưởng lợi
nhuận đó phải thực chất. Bởi
có những ngân hàng vẫn còn
nợ lớn tại Công ty Quản lý
tài sản của các tổ chức tín
dụng Việt Nam (VAMC)
trong khi lợi nhuận vẫn cao
vút thì không hợp lý.
“Do đó, để phát triển một
cách bền vững thì cần phải
xem xét ngân hàng đó đã
trích lập hết dự phòng rủi
ro một cách thực chất hay
chưa. Chỉ khi nào trích lập
dự phòng rủi ro đầy đủ thì
mới đảm bảo sự phát triển
bền vững của ngân hàng nói
riêng và toàn hệ thống ngân
hàng nói chung” - vị lãnh đạo
ngân hàng trên nêu quan điểm.
Đề cập đến vấn đề này,
Chủ tịchHĐQTVietcombank
NghiêmXuân Thành cho hay
cơ chế phân loại trích lập dự
phòng của ngân hàng đưa ra
những tiêu chuẩn cao. Nghĩa
là khách hàng ở ngân hàng
khác có thể chưa bị xếp vào
diện xấu nhưng khi vay vốn
tại Vietcombank có thể đã bị
xem là xấu. “Hiện nay, quỹ
trích lập dự phòng rủi ro của
chúng tôi được tính toán theo
cơ chế cứ 100 đồng nợ xấu đã
có 165 đồng dự phòng. Đây
là hướng trích lập dự phòng
rủi ro an toàn, hiệu quả và
theo thông lệ quốc tế” - ông
Thành nhấn mạnh.
Bên cạnh những ông lớn lời
khủng cũng có không ít ngân
hàng tốp dưới làm ăn không
hiệu quả hoặc lợi nhuận rất
thấp. Báo cáo tài chính sáu
tháng đầu năm nay của một
số ngân hàng nhỏ cho thấy
họ tập trung chủ yếu vào
hoạt động tín dụng, nghiệp
vụ bán buôn, cung ứng vốn
cho những khách hàng quy
mô lớn.
“Nhìn vào hoạt động của
các ngân hàng lợi nhuận
kém cho thấy tính minh bạch
không cao, chậmđổi mới hoạt
động. Một số ngân hàng tốp
dưới thậm chí không công bố
phần thuyết minh báo cáo tài
chính, chỉ công bố vài số liệu
thông thường, khó hiểu” - một
chuyên gia tài chính lý giải vì
sao các ngân hàng trên hoạt
động kém.•
Nhiềungânhàngđẩymạnhhoạtđộngbánlẻ,kháchhàngcánhânvàhỗtrợvốnchodoanhnghiệpnhỏ.
Ảnh: THÙY LINH
Thị trường đang
chứng kiến một
sự dịch chuyển
mạnh mẽ trong cơ
cấu khách hàng ở
những ngân hàng
có lợi nhuận tốt.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook