169-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy27-7-2019
Duy Thanh (giám đốc Công ty Vệ
sĩ ST) và không trực tiếp tham gia
nên phạm tội thuộc trường hợp ít
nghiêm trọng và không mang tính
chất côn đồ, sử dụng vũ khí nguy
hiểm. Sau khi vụ án xảy ra, các bị
cáo đã giao nộp lại số tiền thu bất
chính và có nhiều tình tiết giảm
nhẹ khác.
Đối với bà Trần Hoa Sen, HĐXX
đồng tình với VKS, CQĐT về
việc không khởi tố về tội cố ý
gây thương tích với vai trò giúp
sức là có căn cứ. Bởi quá trình
điều tra xác định được Ngọc và
Thanh thỏa thuận chém ông Thái
tại phòng ngủ nhà bà Sen và bà
này có nhận số tiền 500 triệu
đồng của Ngọc gửi cho Thanh.
Tuy nhiên, cơ quan chức năng
không đủ căn cứ xác định bà Sen
biết được việc Ngọc đưa tiền cho
Thanh và thuê chém BS Thái.
Cuối cùng tòa phạt Ngọc 18 tháng
tù, bị cáo Thanh 15 tháng tù; các
bị cáo Nguyễn Thanh Phong, Phạm
Văn Ngôn, Nguyễn Trần Thanh
Tuấn, Chống Thín Sáng và Danh
Tiến cùng bị phạt 16 tháng tù về
tội cố ý gây thương tích.
Trong kháng nghị, VKSND Cấp
cao tại TP.HCM cho rằng bị cáo
Ngọc thuê bị cáo Thanh là người
chủ mưu, khởi xướng nhưng án sơ
thẩm chỉ xử phạt 18 tháng tù là
chưa tương xứng với hành vi phạm
tội, không nghiêm. Bị cáo Thanh
tổ chức chặt chẽ, cầm đầu, chỉ huy
các bị cáo còn lại thực hiện hành
vi chém ông Thái ngay tại trung
tâm TP, đông người thể hiện sự
coi thường pháp luật, mang tính
côn đồ nhưng mức án lại nhẹ hơn
các bị cáo còn lại.
Đồng thời, các bị cáo thực hành,
giúp sức có nhân thân khác nhau,
thực hiện hành vi với vai trò và sự
nguy hiểm khác nhau nhưng án sơ
thẩm tuyên xử cùng một mức án và
cao hơn bị cáo Thanh là không phân
hóa vai trò và hình phạt của từng bị
cáo trong vụ án. Tòa sơ thẩm đã bỏ
lọt tình tiết định khung có tổ chức,
có tính chất côn đồ.
Nghi lọt hai người
phạm tội
Trong khi ba bị cáo nhân thân
xấu (trước đó đã phạm tội và bị
kết án) nhưng án sơ thẩm lại áp
dụng tình tiết giảm nhẹ phạm tội
lần đầu và thuộc trường hợp ít
nghiêm trọng là không đúng quy
định, có sai lầm trong việc áp
dụng pháp luật.
Đồng thời, theo sự phân công
của Thanh, Tú (tự Tú “chùa”) là
người trực tiếp chở bị cáo Ngôn
đi chém người bị hại. Tuy nhiên,
CQĐT chưa tiến hành đầy đủ, kịp
thời các hoạt động điều tra làm rõ
về lai lịch, khởi tố và truy bắt đối
tượng này để xử lý là có dấu hiệu
bỏ lọt đối tượng phạm tội.
Cạnh đó, kháng nghị nhận thấy có
đủ căn cứ xác định vai trò liên quan
của bà Trần Hoa Sen trong vụ án.
Tuy nhiên, quá trình điều tra, truy
tố, thu thập và đánh giá chứng cứ
về vai trò của bà Sen chưa được kịp
thời, đầy đủ và toàn diện, có dấu
hiệu bỏ lọt tội phạm.
Tuy bà Sen không thừa nhận,
Ngọc và Thanh thay đổi lời khai
HOÀNGYẾN
N
gày 25-7, sau đúng một tháng
xét xử sơ thẩm, VKSND Cấp
cao tại TP.HCM đã có quyết
định kháng nghị bản án vụ vợ cũ
thuê người chém BS Chiêm Quốc
Thái trên phố đi bộ Nguyễn Huệ
(quận 1) với giá 1 tỉ đồng.
Kháng nghị đề nghị TAND cùng
cấp xử phúc thẩm theo hướng tuyên
hủy án sơ thẩm của TANDTP.HCM
vì có nhiều sai sót, có dấu hiệu bỏ
lọt tội phạm.
Án sơ thẩm xử quá nhẹ
Trước đó, ngày 26-6, TAND
TP.HCM đã xử sơ thẩm, nhận định
bị cáo Vũ Thụy Hồng Ngọc (SN
1978, vợ cũ của BS Thái) là người
chủ mưu. Tuy nhiên, bị cáo chỉ
bàn bạc với bị cáo Phan Nguyễn
Bị cáoVũ ThụyHồngNgọc
thuê người chémchồng cũ
với giá 1 tỉ đồng. Ảnh: HY
Nghi lọt tội
phạm vụ chém
BS Chiêm
Quốc Thái
Cả VKSNDTP.HCMvà VKSNDCấp cao
tại TP.HCMđều đề nghị tòa phúc thẩm
hủy án sơ thẩm.
nhưng tài liệu, chứng cứ khách
quan, hợp pháp trước khi thay đổi
lời khai có trong hồ sơ vụ án đã thể
hiện bà Sen là người gọi điện thoại
cho Ngọc và Thanh đến nhà. Việc
này đã tạo điều kiện cho Ngọc và
Thanh vào phòng ngủ để bàn bạc,
thỏa thuận việc chém BS Thái.
Bà Sen nhận tiền của Ngọc, đưa
tiền cho Thanh cũng tại nhà của
bà này, từ đó vụ án xảy ra, sau đó
còn xác định với Ngọc là Thanh
đã làm xong việc.
Ngoài ra, theo VKS, đây là vụ án
được nhiều đối tượng thực hiện, các
lời khai của bị cáo có nhiều mâu
thuẫn với nhau và mâu thuẫn với
lời khai của nạn nhân. Nhưng quá
trình điều tra chưa tiến hành thực
nghiệm điều tra để làm rõ các bị
cáo thực hiện hành vi chém người
bị hại thế nào, cách cầm dao, cách
thức di chuyển tiếp cận, cách chém,
tư thế và phản ứng của nạn nhân
khi bị chém.
Hung khí dùng để chém bị hại
cũng chưa được xác định chính
xác kích thước và chủng loại để
từ đó xác định chính xác tội danh
cũng như tính chất, mức độ hành
vi phạm tội của các bị cáo. Cấp
tòa sơ thẩm cũng chưa làm rõ động
cơ gây án của các bị cáo trong vụ
án nhằm xác định tính chất, mức
độ, vai trò của từng bị cáo làm cơ
sở xét xử đúng pháp luật.•
VKSND TP.HCM cũng kháng nghị
Trong vụ án này, sau khi xử sơ thẩm, VKSNDTP.HCM cũng đã có kháng
nghị một phần bản án sơ thẩm theo hướng đề nghị tăng hình phạt đối
với bị cáo Thanh.
Người bị hại là BS Chiêm Quốc Thái thì kháng cáo cho rằng HĐXX đã
không xem xét đến hành vi của bà Sen trong vụ án là bỏ lọt tội phạm.
HĐXX đã dùng lời khai không đúng của bà Ngọc về việc bà bị ông đánh
và ông bị công an phạt 700.000 đồng. Ngoài ra, theo ông Thái, HĐXX đã
không làm rõ nguyên nhân, bản chất sự việc về động cơ bà Ngọc thuê
người chém ông. Hành vi của các bị cáo đã dùng dao chém, truy sát ông
không thể nào gọi là chém dằn mặt nhưng HĐXX đã không làm rõ có
phải cố sát hay không.
Quá trình điều tra, truy
tố, thu thập và đánh
giá chứng cứ về vai trò
của bà Sen chưa được
kịp thời, đầy đủ và toàn
diện, có dấu hiệu bỏ lọt
tội phạm.
Asanzokhởi kiệnbáo
Tuổi Trẻ
yêu cầuxin lỗi, bồi thường
Công ty Asanzo yêu cầu cải chính, công khai xin lỗi và bồi thường, trong khi báo
Tuổi Trẻ
chưa phản hồi vì chưa nhận được thông báo chính thức từ tòa.
Ngày 26-7, nguồn tin từ TAND quận 11, TP.HCM cho
biết cơ quan này đã nhận được đơn của Công ty cổ phần
Tập đoàn Asanzo khởi kiện báo
Tuổi Trẻ
vì cho rằng báo
này thông tin không chính xác, gây thiệt hại cho mình.
Theo giấy xác nhận đơn khởi kiện của TAND quận 11
thì sau tám ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn kiện, tòa sẽ
thông báo kết quả xử lý đơn.
Trước đó, ngày 25-7, Công ty Asanzo đã nộp đơn khởi
kiện yêu cầu báo
Tuổi Trẻ
phải cải chính thông tin, công
khai xin lỗi, đồng thời công ty bảo lưu quyền yêu cầu báo
bồi thường thiệt hại (bao gồm tổn thất doanh thu, tổn thất
về hình ảnh, chi phí luật sư suốt quá trình tố tụng)...
Đặc biệt, Asanzo chọn nơi khởi kiện là TAND quận 11
chứ không phải TAND quận Phú Nhuận (nơi báo
Tuổi
Trẻ
đặt trụ sở). Hiện trụ sở của Asanzo đặt tại tòa nhà
Lemington Tower, đường Lê Đại Hành, phường 15, quận
11, TP.HCM.
Trong đơn khởi kiện khá dài, Công ty Asanzo cho rằng
loạt bài trên báo
Tuổi Trẻ
đăng giả xuất xứ hàng điện gia
dụng và mô tả quá trình sản xuất tivi của Asanzo chỉ là lắp
ráp bốn khối linh kiện đơn giản nhập về từ Trung Quốc rồi
gắn xuất xứ Việt Nam khiến người tiêu dùng hiểu nhầm…
Theo công ty, dù đã làm việc với báo này về những thông
tin trên là cáo buộc sai sự thật nhưng phía báo
Tuổi Trẻ
không nghe lời trình bày của họ.
Công ty cho rằng họ bị thiệt hại nặng khi một số hệ thống
siêu thị điện máy lớn trên cả nước như Điện máy Nguyễn
Kim, Điện máy Xanh, Điện máy Chợ Lớn... đã ra thông
báo thu đổi các sản phẩm tivi nhãn hiệu Asanzo khiến
thương hiệu điện máy này sụt giảm mạnh về doanh thu.
Chiều 26-7, chúng tôi liên hệ với báo
Tuổi Trẻ,
quan này cho biết chỉ mới nghe thông tin về việc bị
khởi kiện chứ chưa có thông báo chính thức. Một đại
diện của báo
Tuổi Trẻ
cho biết báo đã cử một người phụ
trách riêng vụ việc.
Sau đó, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, nhà báo Tăng
Quỳnh, Trưởng Ban bạn đọc báo
Tuổi Trẻ
, cho biết trước
mắt báo chưa nhận được thông báo chính thức từ TAND
quận 11 về việc khởi kiện của Công ty Asanzo. Vì chưa
biết cụ thể nội dung vụ việc khởi kiện thế nào nên báo
chưa đưa ra những phản hồi về sự việc này.
Cũng trong ngày 26-7, Công ty Asanzo có thông cáo gửi
các cơ quan thông tấn báo chí dài hai trang để thông tin về
vụ việc...
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook