169-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy27-7-2019
VIẾT THỊNH
N
gày 26-7, HĐXX TAND TP
Hà Nội đã tuyên án đối với
năm bị cáo bảo kê tại chợ
Long Biên về tội cưỡng đoạt tài sản.
Cụ thể, Nguyễn Kim Hưng (tức
Hưng “kính”), tổ trưởng tổ bốc dỡ
hàng hóa số 2 chợ Long Biên, bị
phạt 48 tháng tù. Bốn bị cáo còn
lại từng là nhân viên tổ bốc dỡ
hàng hóa số 2 gồm: Lê Thanh Hải,
NguyễnMạnh Long vàDươngQuốc
Vương cùng bị tuyên phạt 42 tháng
tù. Riêng bị cáo Nguyễn Hữu Tiến
bị phạt 36 tháng tù.
Theo HĐXX, tại CQĐT và tại
phiên tòa, các bị cáo thành khẩn
nhận tội, lời khai của các bị cáo
phù hợp với tài liệu điều tra, lời
khai của người làm chứng và
người liên quan. Việc truy tố các
bị cáo tội cưỡng đoạt tài sản là
đúng người, đúng tội.
Đây là vụ án nghiêm trọng, có
đồng phạm, đã vi phạm quyền sở
hữu công dân, làm mất trật tự xã
hội. Các bị cáo có đủ nhận thức
để biết việc cưỡng đoạt tài sản là
vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực
hiện, gây khó khăn cho việc kinh
doanh của hộ gia đình bị hại khi
buộc họ phải nộp một khoản tiền
lớn trong thời gian dài.
Xét hành vi và vai trò của từng
bị cáo, HĐXX nhận thấy Hưng
“kính” giữ vai trò chính nên cần
có mức án nghiêm khắc nhất. Mặc
dù Hưng không có quyền đuổi xe
nhưng bị cáo đã yêu cầu những bị
cáo khác tạo sức ép, tự ý giao cho
đàn em thu tiền của hộ gia đình
chị Nghiêm Thúy Nga, anh Hoàng
Anh Hà. Các bị cáo khác có vai trò
Hưng “kính” bảo kê ở chợ
Long Biên lãnh án
Dù các bị cáo đã bị xử tù nhưng người bị hại cho biết vẫn cảm thấy bất an trong cuộc sống
và kinh doanh tại chợ.
Hưng “kính”
(phải)
và các bị cáo tại tòa. Ảnh: V.THỊNH
đồng phạm, giúp sức cho Hưng
“kính” thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật.
HĐXX cũng cân nhắc, xem xét
cho các bị cáo là đồng phạm với
Hưng những tình tiết giảm nhẹ như
ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo,
đã có bị cáo khắc phục hậu quả và
bồi thường cho người bị hại.
Về trách nhiệm dân sự, do người
bị hại không yêu cầu bồi thường nên
HĐXX không xem xét.
Trước đó, trình bày trong phần
luận tội, đại diện VKSND TP Hà
Nội cho rằng hành vi của các bị cáo
là rất nghiêm trọng, gây bất bình dư
luận, cần phải áp dụng hình phạt
nghiêm khắc.
VKS xác định từ ngày 14-3 đến
1-9-2018, dưới sự chỉ đạo của
Hưng “kính”, Hải cùng Long,
Vương dùng các thủ đoạn chèn ép,
khủng bố tinh thần để cưỡng đoạt
của chị Nga, anh Hà hơn 28 triệu
đồng. Trong đó, Hải thu được hơn
15 triệu đồng, Long thu được hơn
12 triệu đồng và Vương thu được
740.000 đồng.
Bị cáo Tiến nhận từ Hải, Long
và Vương tổng số tiền hơn 28 triệu
đồng nhưng chỉ nộp về ban quản
lý chợ Long Biên 3,2 triệu đồng,
còn lại gần 25 triệu đồng chiếm
hưởng chia nhau theo chỉ đạo của
Hưng “kính”.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã
phản ánh, năm 2008, chị Nga và
chồng (cùng trú quận Ba Đình, TP
Hà Nội) kinh doanh hoa quả tại
chợ Long Biên. Trong quá trình
kinh doanh tại chợ, vợ chồng
chị Nga bị các đối tượng trên
đe dọa, chèn ép nhằm buộc phải
nộp nhiều loại tiền khác nhau. Vợ
chồng chị Nga tố cáo lên công
an và lần lượt các bị cáo bị khởi
tố, Hưng “kính” được xác định
là người cầm đầu.•
Về trách nhiệm dân sự,
do người bị hại không
yêu cầu bồi thường nên
HĐXX không xem xét.
Người bị hại vẫn cảm thấy bất an
Trả lời báo chí sau khi phiên tòa kết thúc, người bị hại là chị Nga cho
biết không quá quan tâmvềmức ánmà HĐXX đã tuyên với các bị cáo. Về
việc có kháng cáo bản án sơ thẩmhay không thì chị và gia đình sẽ tiếp tục
suy nghĩ nếu cảm thấy bất an đối với gia đình hoặc công việc kinh doanh.
Chị Nga cũng cho biết ngay trước phiên tòa, chị tiếp tục chịu nhiều áp
lực trong công việc khi hoạt động kinh doanh gặp một số cản trở, vị trí
kinh doanh không được sắp xếp ổn định như các hộ kinh doanh khác.
Ngày 26-7, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã tuyên án phúc
thẩm vụ kỳ án buôn lậu kéo dài gần tám năm. Đại biểu
Hoàng Đức Thắng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Quảng Trị, đã tham dự phiên tòa đến cuối.
Theo đó, HĐXX quyết định tăng mức án từ một năm 16
ngày tù lên bảy năm tù đối với Trương Huy Liệu (cựu phó
giám đốc Công ty Ngọc Hưng) và từ chín tháng tù treo lên
ba năm tù treo đối với Trần Thị Dung (cựu giám đốc Công ty
Ngọc Hưng, vợ của Liệu), cùng về tội buôn lậu.
HĐXX cũng tuyên phạt các bị cáo Đỗ Lý Nhi (cựu cán
bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Cửa Việt) và Lê Xuân Thành
(cựu cán bộ Chi cục Hải quan khu thương mại Lao Bảo,
Quảng Trị) mỗi người chín tháng tù treo cùng về tội thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Đối với số tiền gần 64 tỉ đồng thu được từ việc bán lô gỗ
là tang vật vụ án, HĐXX kết luận khi nhập khẩu, xuất khẩu
lô gỗ này, bị cáo Liệu đã không khai báo 78,8 m
3
gỗ, trong
đó có 23,8 m
3
gỗ giáng hương và 55 m
3
gỗ trắc với giá trị
hơn 4,1 tỉ đồng nên sẽ tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số
tiền này. Hơn 59 tỉ đồng còn lại sẽ chuyển cho Tổng cục Hải
quan để xem xét, xử lý về hành vi vi phạm hành chính của
Công ty Ngọc Hưng theo quy định.
HĐXX cũng tuyên hủy phần kiến nghị Tổng cục Hải quan
xem xét, xử lý trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan
đến việc thu giữ lô hàng của Công ty Ngọc Hưng, không lập
biên bản thu giữ vật chứng theo quy định của pháp luật của
bản án sơ thẩm trước đó.
Đồng thời kiến nghị chánh án TAND Tối cao xem xét thủ tục
giám đốc thẩm theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo Nhi,
Thành và Đỗ Danh Thắng (cựu chi cục trưởng Chi cục Hải quan
Khu công nghiệp Đà Nẵng, bị cáo không kháng cáo sau phiên
sơ thẩm) về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo hồ sơ, ngày 17-12-2011, Công ty Ngọc Hưng trụ sở
tại thị trấn Lao Bảo, Quảng Trị nhập lô gỗ gần 614,7 m
3
(gỗ
trắc và gỗ giáng hương) từ Lào qua cửa khẩu Lao Bảo. Hai
ngày sau, lô gỗ được xuất sang Trung Quốc, được làm thủ
tục hải quan ở cảng Cửa Việt.
Khi lô hàng đang vận chuyển vào cảng Tiên Sa (TP Đà
Nẵng) để chuyển đi Trung Quốc thì bị phát hiện có dấu hiệu
vi phạm trong lĩnh vực hải quan nên đã giao cho Chi cục Hải
quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng xử lý.
Sau đó, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan)
vào cuộc và ra quyết định khởi tố vụ án, chuyển hồ sơ cho
Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ -
C46 (Bộ Công an).
Tuy nhiên, C46 kết luận chưa đủ yếu tố cấu thành tội buôn
lậu và trả hồ sơ về Tổng cục Hải quan. Hồ sơ vụ án sau đó
chuyển sang Văn phòng Cơ quan CSĐT (C44) Bộ Công
an. Trong quá trình thụ lý, điều tra vụ án, C44 đã xử lý vật
chứng và tổ chức bán đấu giá lô gỗ vật chứng trái với quy
định của pháp luật và trái với chỉ đạo của liên ngành tư pháp
trung ương.
Mới đây, CQĐT VKSND Tối cao đã ra quyết định khởi
tố vụ án hình sự về tội ra quyết định trái pháp luật xảy ra tại
C44 Bộ Công an và đang tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý theo
quy định của pháp luật.
TÂMAN
Cựu công an lừa hơn 1,6 tỉ đồng
để “chạy việc”
Ngày 26-7, TAND TP Cần Thơ xử sơ thẩm
Huỳnh Thanh Hoàng (45 tuổi) về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Sau nửa ngày xét xử, tòa công
bố tạm dừng phiên tòa đến ngày 2-8 vì vắng mặt
một số người bị hại.
Theo cáo trạng, Hoàng có thời gian công tác
trong ngành công an tỉnh Hậu Giang và TP Cần
Thơ nhưng có quyết định cho xuất ngũ từ ngày
13-11-2015. Hoàng giới thiệu bản thân quen biết
nhiều người giữ chức vụ cao trong ngành, có thể
xin việc cho những người muốn vào biên chế
và thi đậu vào Trường ĐH Cảnh sát nhân dân
(CSND). Bị cáo cam kết nếu không thực hiện
đúng lời hứa sẽ trả lại tiền.
Từ tháng 6-2015 đến tháng 8-2018, có
tám người đưa tiền cho bị cáo để “chạy” cho
người thân vào biên chế hoặc thi đậu vào
Trường ĐH CSND. Khi nhận tiền của người
bị hại, Hoàng không ghi biên nhận, nếu có
ghi thì để là vay tiền. Cũng có trường hợp
Hoàng nhờ người bị hại chuyển tiền vào tài
khoản của người khác.
Số tiền mỗi người bị hại đưa cho Hoàng là 60-
400 triệu đồng. Tổng cộng Hoàng chiếm đoạt của
tám người bị hại số tiền 1,665 tỉ đồng. Tuy nhiên,
Hoàng sử dụng số tiền trên để tiêu xài cá nhân mà
không thực hiện lời hứa với các bị hại.
Tại tòa, nhiều người bị hại cho biết vì tin tưởng
Hoàng công tác trong ngành công an nên mới
chạy tiền đưa cho bị cáo.
NHẪN NAM
Tănghìnhphạt với vợ chồnggiámđốc trong
kỳ án” buôn lậugỗ
Tòa phúc thẩm tăng từmột năm16 ngày tù lên bảy năm tù đối với bị cáo Trương Huy Liệu
về tội buôn lậu.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook