170-2019 - page 9

9
chờ lực lượng xe công cộng tốt hơn
đã. Nhà nước chưa làm được điều
cần làm thì chưa nên đưa ra chính
sách đó vào thời điểm này” - TS
Thủy nhấn mạnh.
Ông Thủy cho hay phần lớn các
TP lớn trên thế giới đưa ra quy định
thu phí phương tiện vào nội đô đều
có lượng phương tiện khá đông đúc
nhưng hạ tầng giao thông công cộng
của cácTPnày đáp ứng đến 80%-90%
nhu cầu đi lại của người dân. Vì vậy
giải pháp cốt lõi cho Hà Nội là phải
hạn chế xe cá nhân có lộ trình, thực
hiện đồng bộ với việc tăng cường
phương tiện vận tải công cộng.
Không được thu tràn lan
Ủng hộ chủ trương thu phí phương
tiện vào nội đô để giảm ùn tắc và ô
nhiễm nhưng ông Bùi Danh Liên,
nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải
Hà Nội, cho rằng Hà Nội phải làm
hết sức thận trọng, có cơ sở khoa học, phải lấy ý kiến đồng thuận của
người dân - đối tượng bị tác động
chính. “Thu phí ô tô vào nội đô đồng
nghĩa với việc người dân sẽ phải
gánh thêm chi phí. Không chỉ chi
phí đi lại trực tiếp mà hàng hóa vận
chuyển vào nội đô sẽ bị tăng giá, rất
nhiều người dân sẽ chịu ảnh hưởng.
Do đó thu phí thế nào phải tính toán
rất khoa học, đảm bảo công bằng với
người dân” - ông Liên phân tích.
Theo đó, ông Liên đề nghị Hà Nội
nghiên cứu thực hiện thu phí phương
tiện vào nội đô theo giờ, theo khu
TRỌNGPHÚ
H
à Nội đang dự kiến sẽ thu phí
ô tô vào nội đô từ đường vành
đai 3 nhằm kéo giảm ùn tắc
và ô nhiễm môi trường. Ủng hộ chủ
trương này nhưng nhiều chuyên gia
giao thông và đô thị cho rằng triển
khai chính sách trên tại thời điểm
hiện nay là chưa hợp lý vì phải thực
hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác,
trong đó đặc biệt cần đầu tư hệ thống
giao thông công cộng để đáp ứng
nhu cầu đi lại của người dân và vận
chuyển hàng hóa…
Xe công cộng thiếu,
cấm xe cá nhân làm gì…
TSNguyễnXuânThủy, chuyên gia
nghiên cứu về giao thông, cho hay
lâu nay Hà Nội đã muốn thực hiện
chủ chương thu phí vào nội đô với ô
tô cá nhân để giảm ùn tắc và chống
ô nhiễm. Tuy nhiên, ông Thủy cho
rằng Hà Nội làm vào thời điểm này
là chưa hợp lý vì phương tiện giao
thông công cộng đang rất yếu kém,
mới đáp ứng được 10%-12% nhu
cầu đi lại của người dân, gần 90%
người dân vẫn phải sử dụng phương
tiện cá nhân để đi lại. Do đó nếu tiến
hành thu phí phương tiện vào nội đô
sẽ bắt người dân phải gánh thêm chi
phí cho nhu cầu đi lại trong nội đô.
“Ai cũng biết hạn chế phương tiện
cá nhân để người dân đi lại bằng
phương tiện công cộng nhưng phải
Việc thu phí phương tiện vào nội đô cần phải làmthận trọng, khoa học vì ảnh hưởng nhiều đến người dân. Ảnh: TRỌNGPHÚ
Hà Nội thu phí ô tô vào nội đô:
Phải đảm bảo công bằng
Các chuyên gia đồng tình chủ trương nhưng cho rằng thực hiện vào thời điểmhiện nay là chưa phù hợp…
vực, tuyến đường…, chứ không thu
tràn lan. Cụ thể, thực hiện thu phí
phương tiện tại các tuyến đường hay
xảy ra ùn tắc, các tuyến phố có nhiều
nhà hàng, khách sạn; thực hiện thu
phí phương tiện giờ cao điểm hay
tắc đường...
“Ở Singapore, họ áp dụng thu
phí phương tiện giao thông cá
nhân giờ cao điểm hoặc khu phố
nhà hàng, dịch vụ… Để tránh mất
phí thì người dân sẽ lựa chọn đi lại
ngoài giờ cao điểm hoặc lựa chọn
các phương tiện đi lại khác hợp lý
hơn” - ông Liên ví dụ.
Bên cạnh đó, ông Liên cũng cho
hay Hà Nội phải tiến hành đồng bộ
các giải pháp khác như phát triển
giao thông công cộng, có biện pháp
hạn chế đăng ký phương tiện mới…,
nếu không sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn.
“Phương tiện cá nhân của Hà Nội
ngày càng gia tăng, đường sá và vận
tải hành khách công cộng không đáp
ứng nổi trong khi lại áp dụng biện
pháp hành chính thu phí vào nội đô
thì sẽ không thuyết phục” - ông nói.•
Hà Nội phải tiến hành
đồng bộ các giải pháp
khác như phát triển giao
thông công cộng, có biện
pháp hạn chế đăng ký
phương tiện mới…, nếu
không sẽ rơi vào vòng
luẩn quẩn.
Quốc lộ91 cónguy cơđổ xuống sôngHậu
Vết nứt dọc quốc lộ 91 dài khoảng 30m, ăn sâu vào 1/3mặt đường vàmiệng có dấu hiệumở rộng thêm...
Khu vực xuất hiện vết nứt trênQL91 đã được rào chắn
nhằmngăn các phương tiện đi vào. Ảnh: H.DƯƠNG
Ngày 28-7, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn
Thanh Bình đích thân cùng đoàn công tác gồm nhiều ngành
chức năng của tỉnh đã trực tiếp khảo sát tình hình rạn nứt
mặt đường quốc lộ (QL) 91 cặp bờ sông Hậu đoạn qua ấp
Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú (An Giang).
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
- phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang,
vết rạn nứt được phát hiện lúc 7 giờ 30 ngày 27-7, cách vụ sạt
lở năm 2010 khoảng 100 m. Vết nứt có chiều dài khoảng 30 m,
chiều rộng ban đầu 1 cm, ăn sâu vào 1/3 mặt đường. Vết nứt có
thể làm đoạn QL91 này có nguy cơ sạt lở xuống sông Hậu.
Qua khảo sát, vết nứt có dấu hiệu tiếp tục mở rộng. Đến 6
giờ sáng 28-7, chiều dài vết nứt không thay đổi nhiều nhưng
chiều rộng mở rộng thêm 1,5-2 cm. Nguyên nhân ban đầu
được xác định là do chế độ dòng chảy thay đổi qua đoạn
sông cong, áp sát bờ, nền đất yếu.
Trước nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm trên QL91, Chủ
tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình yêu cầu
lãnh đạo huyện Châu Phú và xã Bình Mỹ khẩn trương thiết
lập vùng cảnh báo không đảm bảo an toàn, đồng thời chỉ
đạo lực lượng công an, xã đội đến hỗ trợ di dời các hộ dân
có nhà bị ảnh hưởng đến nơi an toàn. Hiện ngành chức
năng đã xác định có hai căn nhà, hai lều quán cần được di
dời và đã tổ chức di dời cùng tài sản đến nơi an toàn. Song
song đó, các lực lượng địa phương phối hợp với ngành giao
thông kéo dây, lắp đặt biển báo tạm và phân luồng giao
thông nhằm giảm tải trọng trên đoạn đường rạn nứt; bố trí
lực lượng trực, đồng thời tiếp tục theo dõi, cảnh báo cho
người dân biết để không đi vào khu vục nguy hiểm này.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cũng đề nghị Sở GTVT
phối hợp với Sở TN&MT khảo sát, báo cáo ngay cơ quan
chủ quản quản lý QL91 biết để có hướng xử lý kịp thời,
đảm bảo giao thông được an toàn trong thời gian tới.
QL91 là tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh An Giang,
kết nối Long Xuyên, Châu Đốc và Campuchia.
HẢI DƯƠNG
Tiêu điểm
Sở GTVT TP Hà Nội vừa thống nhất
với đơn vị tư vấn là Viện Chiến lược và
phát triển GTVT hoàn thành đề cương
trình UBND TP Hà Nội dự thảo thu phí
phương tiện cơ giới vào khu vực nội
thành. Theo đó, Hà Nội sẽ nghiên cứu
chính sách thu phí phương tiện vào
nội đô để trìnhHĐNDTP Hà Nội thông
qua vào kỳ họp cuối năm 2019. Theo
phương án đề xuất, Hà Nội dự kiến
sẽ tiến hành thu phí đối với ô tô tính
từ đường vành đai 3 trở vào. Cụ thể,
sẽ lập các trạm thu phí tự động, chủ
phương tiện sẽ mở tài khoản tại ngân
hàng. Khi các phương tiện vào nội
thành, các thiết bị thu phát tín hiệu
sẽ tự động nhận biết phương tiện để
trừ tiền trong tài khoản.
KTSĐàoNgọcNghiêm, nguyênGiámđốc SởQuyhoạch
- Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển
đô thịViệt Nam, cho rằng phương án thu phí phương tiện
vào nội đô của Hà Nội từ đường vành đai 3 trở vào chưa
hợp lý vì tại khu vực này hạ tầng giao thông công cộng
chưa đáp ứng. Theo ông, tại các khu vực này đang thiếu
trầmtrọngcácđiểmđỗxe, điểmkết nối đếncác tuyếngiao
thông công cộng như BRT, đường sắt đô thị, xe buýt…
Bên cạnh đó, ông Nghiêm cũng cho rằng Hà Nội cần
khảo sát, điều tra đánh giá tác động của chính sách này
vì hiện nay cómột số lượng lớn các bộ, công chức, người
đi làm đang sống trong khu vực nội thành nhưng hằng
ngày vẫn đi làm việc tại ngoại thành. Nếu tiến hành thu
phí sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ. Theo đó,
ông đề nghị Hà Nội thực hiện thí điểm thu phí phương
tiện vào nội thành từ tuyến đường vành đai 2 trở vào, tại
những tuyến phố có mật độ giao thông cao thực hiện
thu phí vào giờ cao điểm.
Thu từ đường vành đai 3 là chưa hợp lý
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook