172-2019 - page 20

16
Quốc tế -
Thứ Tư31-7-2019
Lý do đàm phán thương chiến
Mỹ-Trung dần bế tắc
VĨ CƯỜNG
H
ôm 30-7, các nhà đàm
phán hàng đầu Mỹ và
Trung Quốc (TQ) đã
nối lại vòng đàm phán mới
kéo dài hai ngày về giải quyết
các mâu thuẫn thương mại
giữa hai nước tại nhà khách
quốc gia Tây Giao, Thượng
Hải. Tại cuộc gặp bên lề hội
nghị thượng đỉnh Nhóm các
nền kinh tế phát triển và mới
nổi hàng đầu thế giới (G20)
vào tháng 6-2019, Tổng thống
Donald Trump và Chủ tịch
Tập Cận Bình đã nhất trí nối
lại đàm phán sau quãng thời
gian đình trệ.
Việc thay đổi địa điểm
gặp mặt từ Bắc Kinh sang
Thượng Hải mang nhiều ý
nghĩa hữu nghị khi TP này
từng chứng kiến buổi ký kết
Thông cáo chung Thượng
Hải 1972, cột mốc đánh dấu
nỗ lực bình thường hóa quan
hệMỹ-Trung. Tuy nhiên, dựa
vào diễn biến và các phát
ngôn gần đây của giới chức
hai nước, nhiều chuyên gia
cảnh báo không nên kỳ vọng
đợt đàm phán này có thể tìm
ra lối thoát cho cuộc thương
chiến tốn kém nay đã kéo dài
gần một năm.
Nhiều bất đồng
còn tồn tại
Hôm 26-7, Tổng thống
Donald Trump tuyên bố sẽ
rút lại sự thừa nhận quy chế
đặc biệt của TQ tại Tổ chức
Thươngmại Thế giới (WTO),
cho rằng Bắc Kinh và nhiều
nền kinh tế đang lợi dụng
sơ hở của tổ chức này. Theo
quy chế này, những nước
được đánh giá là đang phát
triển sẽ được phép giữ thuế
nhập khẩu cao và các rào cản
thương mại khác để thúc đẩy
tăng trưởng trong nước. Bộ
Ngoại giao TQ sau đó lên
tiếng chỉ trích Mỹ đã “ích
kỷ” và “phiến diện” khi đơn
phương quyết định một việc
vốn cần sự đồng thuận của
các thành viên WTO khác.
Cùng ngày, ông chủ Nhà
Trắng cũng khẳng định Bắc
Kinh đang cố tình trì hoãn
tiến trình đàm phán đến sau
bầu cử tổng thống Mỹ 2020
với hy vọng ông Trump thất
cử và một tổng thống khác sẽ
thay thế. “Tôi không biết liệu
họ còn muốn đạt được thỏa
thuận hay không. Có thể có
hoặc có thể không. Tôi không
quan tâm, vì Mỹ đã thu hàng
chục tỉ USD tiền thuế” - ông
Trump chia sẻ. Số liệu của đài
NPR
cho thấy giá trị xuất khẩu
của Mỹ sang TQ trong tháng
6-2019 đã giảm gần 30% so
với cùng kỳ năm 2018, trong
khi giá trị nhập khẩu giảm
khoảng 8%.
TheoTSMichael Pillsbury,
GiámđốcTrung tâmchiến lược
TQ thuộc Viện Hudson (Mỹ),
vấn đề kéo lùi vòng đàmphán
Thượng Hải nằm ở sự chia rẽ
giữa hai bên còn tồn đọng về
nội dungcủadự thảo thỏa thuận
hồi tháng 5-2019. Cụ thể, bất
đồng chủ yếu nằm ở việc tài
sản sở hữu trí tuệ của Mỹ sẽ
được bảo vệ thế nào, BắcKinh
sẽphảimuabaonhiêusảnphẩm
Mỹ và liệu ông Trump có bãi
bỏ đợt thuế 300 tỉ USD hàng
TQ sắp tới hay không.
TS Pillsbury nhận định nếu
không đạt được sự đồng thuận
và xóa bỏ các mơ hồ trong nội
dung thỏa thuận, căng thẳng
thương mại nhiều khả năng
sẽ không bao giờ chấm dứt.
“Chúng tôi hy vọng hai bên
sẽ tiếp cận vấn đề một cách
thực tế và nhượng bộ lẫn
nhau” - ông Jake Parker, Chủ
tịch Hội đồng Doanh nghiệp
Mỹ-TQ(USCBC), bày tỏ.Ông
cho rằng trong trường hợp tốt
đẹp nhất của kết quả đàmphán
Thượng Hải, hai bên sẽ cho ra
được một danh sách các mâu
thuẫn được xác định cần giải
quyết trước mắt.
Đồng quan điểm, GS kinh
tế TQ Jian Chang cũng nhận
định vòng đối thoại mới có
thể chỉ điểm lại những nội
dung đã đạt được nhằm xác
định điểm bắt đầu cho đàm
Theo hãng tin
AFP
, các thị trường chứng khoán trên
thế giới xảy ra nhiều biến động trong phiên giao dịch
chiều 29-7. Ở sàn giao dịch New York, chỉ số trung bình
côngnghiệpDowJones tăng0,1%, lên27.221,35điểm lúc
đóng phiên, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 0,2%, xuống
3.020.97điểmvà chỉ sốNasdaqgiảm0,4%, xuống8.293,33
điểm. Các chuyên gia nhận định đây là tín hiệu cho thấy
nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc đàmphán thương
mại tại Thượng Hải và cuộc họp chính sách tiền tệ của
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra cùng thời điểm.
Bất chấp các lệnh trừngphạt
củaMỹ, doanh thu của Huawei
trongnửađầunăm2019vẫnđạt
mức58,28tỉUSD,tăng23,2%so
với cùng kỳ năm ngoái. Trong
đó, doanh số bán điện thoại
thông minh của Huawei đạt
118 triệu chiếc, tăng 24% so
với cùng kỳ năm 2018.
Theo hãng tin
REUTERS
Tiêu điểm
Ông Arthur
Kroeber, trưởng bộ
phận nghiên cứu
tại hãng tư vấn
kinh tế Gavekal
Dragonomics, cho
rằng các cuộc đàm
phán Mỹ-Trung
đang mất dần sức
hút với công chúng.
phán trong tương lai. Do vậy,
không nhiều khả năng hai bên
tiến hành “những đàm phán
chuyên sâu chạm đến các vấn
đề nền tảng và cốt lõi”.
“Hy vọng là chúng tôi sẽ có
thể quay về những gì đạt được
hồi tháng 5. Ngoài ra, chúng
tôi cũng rất mong muốn TQ
sẽ chịu mua nông sản như đã
hứa” - Cố vấn kinh tế Nhà
Trắng Larry Kudlow nói với
đài
Fox News
hôm 29-7.
Bộ trưởngTài chính Steven
Mnuchin mới đây chia sẻ
với hãng tin
CNBC
rằng ông
cũng sẽ không mong đợi một
thỏa thuận thương mại trong
vòng đàm phán lần này. Ông
Mnuchincho rằngcácnhàđàm
phán đang đối mặt với “nhiều
vấn đề” và ông hy vọng sẽ có
thêm các vòng đàm phán tiếp
theo, có thể ở Washington.
“Những điều từng đẩy đàm
phán đi đến thất bại vẫn còn
đó. Dường như không bên
nào chịu nhượng bộ ở các
vấn đề trọng tâm. Rất khó để
thấy họ có thể đạt được thỏa
thuận vào lúc này nếu như họ
đã không thể làm được trước
đó” - hãng tin
AP
dẫn lời ông
Evans Pritchard, chuyên gia
tại Capital Economics.
Hai bên đuối sức?
Theo hãng tin
Reuters
, dù
không có nhiều kỳ vọng xảy
ra đột phá trong cuộc gặp
lần này, các quan chức và
doanh nghiệp hai nước vẫn
hy vọng sẽ có vài động thái
thiện chí từ hai phía nhằmmở
đường cho đàm phán trong
tương lai. Những động thái
thiện chí đó có thể bao gồm
việc Bắc Kinh cam kết mua
nhiều hơn nông sản Mỹ, đổi
lại Washington sẽ cho phép
các công ty bán công nghệ và
thiết bị cho Huawei.
Trong khi đó, ông Arthur
Kroeber, trưởng bộ phận
nghiên cứu tại hãng tư vấn
kinh tếGavekal Dragonomics,
cho rằng các cuộc đàm phán
Mỹ-Trung đang mất dần sức
hút với công chúng.
“ViệcMỹvàTQcóđạt được
thỏa thuận hay không đang trở
thànhmột câu hỏi ít được quan
tâm hơn. Nếu có thỏa thuận,
nó chắc chắn sẽ không khôi
phục được quan hệ thương
mại và đầu tư Mỹ-Trung như
trước đây. Nếu không có thỏa
thuận, khó có khả năng có điều
gì khác hơn sẽ xảy ra ngoài
việc duy trì thuế cao như hiện
nay” - ông Kroeber đánh giá.
“TQ và Mỹ sẽ đối mặt
với các cuộc thương lượng
đầy khó khăn. Khoảng cách
giữa vị trí hai bên hiện tại là
rất lớn” - tờ
Thời Báo Hoàn
Cầu
viết hôm 29-7.
Theo tờ này, Washington
“vẫnhyvọngbuộcTQnhượng
bộ” nhưng Bắc Kinh phản
đối bất kỳ động thái nào can
thiệp quá sâu vào hệ thống
kinh tế của TQ, đồng thời
kêu gọi Washington không
bác bỏ tính hợp pháp của các
yêu cầu từ nước này.•
Theo tờ
Bloomberg
, Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần
thứ 52 sẽ diễn ra từ ngày 29-7 đến 3-8 ở thủ đô Bangkok,
Thái Lan.
Đại diện của hơn 30 quốc gia sẽ đến tham dự, trong đó
có Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp
Trung Quốc (TQ) Vương Nghị.
“Biển Đông sẽ là một vấn đề quan trọng trong chương
trình nghị sự. TQ sẽ tìm cách kiềm chế lập trường cứng rắn
hơn của Philippines. Họ có thể nhắc lại yêu sách chủ quyền
của mình và chỉ trích sự can thiệp từ bên ngoài” - chuyên gia
về quân sự TQAlexander Neill tại Viện Nghiên cứu chiến
lược quốc tế cho biết. Theo một quan chức ASEAN giấu tên,
TQ có thể sẽ tìm cách thúc đẩy Bộ quy tắc ứng xử trên biển
Đông (COC) với khối ASEAN tại hội nghị lần này.
Trong khi đó, GS Harsh Pant, chuyên ngành quan hệ
quốc tế tại Trường King's College London, nhận định việc
đàm phán thương mại Mỹ-Trung được nối lại ở Thượng
Hải ngày 30-7 cũng sẽ được quan tâm.
“ASEAN đang đối mặt với sự căng thẳng bất thường do
cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa Mỹ và TQ. (...)
Các nước này không thể còn hiển nhiên xem Bắc Kinh là
một đối tác kinh tế và Washington là đối tác an ninh nữa”
- ông Pant chia sẻ với tờ
South China Morning Post
. Ông
cũng nhấn mạnh ASEAN muốn cho Mỹ biết về sự bất lợi
của các nước trong khu vực khi bị kẹt giữa cuộc đối đầu
giữa hai cường quốc lớn.
PHẠM KỲ
BiểnĐôngphủbóngHội nghị ngoại trưởngASEAN
Một đội hình tàu chiến TrungQuốc tập trận ở biểnĐông
hồi tháng 1-2017. Ảnh: AFP
Các chuyên gia không đặt nhiều kỳ vọng vào kết quả vòng đàmphán thươngmại Mỹ-Trungmới.
Ảnh: AP
Vòng đàmphán ởThượng Hải từ ngày 30 đến 31-7 nhiều khả năng chỉ dừng lại ởmức nhìn lại kết quả
đạt được nhằmmở đường cho các cuộc đàmphán khác.
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 20
Powered by FlippingBook