172-2019 - page 15

11
Kinh tế -
Thứ Tư31-7-2019
Xử lý vụ Asanzo
một cách khách quan
CHÂNLUẬN
“P
hải xử lý nghiêm
những hành vi vi
phạm để bảo vệ
thương hiệu Việt Nam (VN)
và quyền lợi người tiêu dùng”.
Ông ĐàmThanh Thế, Chánh
Văn phòng Ban chỉ đạo quốc
gia về phòng, chống hàng giả,
gian lận thương mại (Ban
chỉ đạo 389 quốc gia), cho
biết như vậy tại cuộc họp
báo về triển khai công tác
chống buôn lậu sáu tháng
cuối năm, diễn ra sáng 30-7
tại Hà Nội.
Phát hiện cất giấu
vàng, ngoại tệ
Trả lời câu hỏi của báo chí
về vụ việcAsanzo; hàngTrung
Quốc đội lốt hàngVN…, ông
ĐàmThanhThế cho hay: Ban
Chỉ đạo 389 đã giao các lực
lượng chức năng như công
an, tài chính, hải quan, thuế…
xemxét. Các cơ quan đang tập
trung làm rõ hành vi đúng, sai
của Asanzo.
“Kết quả sẽ được thông báo
cho các cơ quan truyền thông
với tinh thần nghiêm túc,
quyết liệt, khách quan, toàn
diện. Nếu Asanzo có hành vi
vi phạm, phải xử lý nghiêm
bảo vệ thương hiệu VN cũng
như lợi ích người tiêu dùng”
- ông Thế nói và khẳng định
lại vụ việc này đang được chỉ
đạo xử lý quyết liệt.
Về vấn đề hàng giả, không
rõ nguồn gốc, hàng dán nhãn
mác VN, ông Thế đánh giá
đang nổi lên tình trạng vận
chuyểnma túy, buôn bán hàng
hóa sản xuất từ nước ngoài,
hàng giả, hàng nhái, giả mạo
xuất xứ, nhãn mác “Made in
VN” để gian lận thương mại,
gây thất thu cho ngân sách,
ảnh hưởng đến uy tín doanh
nghiệp VN và gây thiệt hại
cho người tiêu dùng.
Ví dụ, tại các cảng hàng
không quốc tế Nội Bài, Tân
SơnNhất vàĐàNẵng; bưuđiện
quốc tế, chuyển phát nhanh tại
Hà Nội, TP.HCM và các TP
lớn thì nhiều gói hàng cất giấu
vàng, ngoại tệ, mỹ phẩm, tân
dược, thực phẩm chức năng,
thời trang cao cấp, thiết bị công
nghệ, rượu ngoại, thuốc lá, xì
gà... vẫn lọt qua. Điểnhìnhnhư
hồi tháng 3, hải quan cửa khẩu
sân bay quốc tế Đà Nẵng phát
hiện, bắt giữ 3.000 điếu xì gà
của một hành khách mang từ
Cuba về VN.
Tạm giữ hàng ngàn
sản phẩm tại chợ
Bến Thành
Ông Nguyễn Hữu Linh,
Tổng cục trưởng Tổng cục
Quản lý thị trường, Bộ Công
Thương, nhận
đ ị nh : “T ì nh
trạng hàng giả,
nhái các nhãn
hiệu nước ngoài
sản xuất trong
nội địa vẫn xảy
ra. Hồi tháng
1-2019 có mấy vụ liên quan
đến làm giả rượu vang. Lực
lượng quản lý thị trường vừa
rồi cũng kiểm tra, xử phạt
nhiều tụ điểm, ổ, nhóm liên
quan đến các loại hàng giả
như đồng hồ, kính mắt, túi
xách, hóa mỹ phẩm. Các
mặt hàng này trà trộn, bán
công khai”.
Ông Linh cho hay thời
gian qua, lực lượng quản
lý thị trường tiến hành các
chuyên đề kiểm tra. Chẳng
hạn, Cục Quản lý thị trường
TP.HCM đã tiến hành nhiều
đợt truy quét hàng giả với
quy mô lớn tại các chợ truyền
thống, trung
tâm thương
mại,cácđiểm
sảnxuất,kinh
doanh trên
địa bàn và
tịch thuđược
số lượng lớn
hàng hóa vi phạm.
Điển hình là vào trung tuần
tháng 7-2019, Cục Quản lý
thị trường TP.HCM đã kiểm
tra 34 vụ tại chợ Bến Thành
và 10 vụ tại trung tâm thương
mại Sài Gòn Square. Kết quả,
đã tạm giữ 1.834 đơn vị sản
phẩm đồng hồ, bút, giày dép,
quần áo, túi xách, bóp, ví có
dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
nổi tiếng như Chanel, Mont
Blanc, Hermes... Hàng hóa
bị tạm giữ không có hóa đơn,
chứng từ, tổng trị giá hàng hóa
vi phạm hơn 256 triệu đồng.
“Chính phủ đã có ý kiến chỉ
đạo. Mới đây Ban chỉ đạo 389
quốc gia cũng có kế hoạch
tăng cường chống buôn lậu,
sản xuất, kinh doanh hàng hóa
giả mạo nhãn mác, xuất xứ
VN. Qua đó nhằm ngăn chặn,
không để sản xuất, kinh doanh
hàng hóa giả mạo nhãn mác
tiếp tục hoành hành” - ông
Thế thông tin.•
Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 cho thấy trong sáu tháng
đầu năm, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ, xử
lý 85.892 vụ buôn lậu, gian lận thươngmại và hàng giả, thu
nộp ngân sách nhà nước trên 6.165 tỉ đồng.
Chẳng hạn, Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện,
kiểm tra bảy tàu Trung Quốc vận chuyển số lượng lớn nội
tạng động vật đông lạnh, có hành vi quay lại vùng biển VN
để thẩm lậu; Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện, điều tra,
triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán xăng giả với quy
mô lớn, liên quan nhiều tỉnh, TP, tạm giữ hơn 3.000.000 lít
hỗn hợp pha chế thành xăng giả; đã khởi tố 23 bị can và
lệnh bắt bị can tạm giam 14 bị can.
Không để sản xuất,
kinh doanh hàng
hóa giả mạo nhãn
mác tiếp tục hoành
hành.
Sửdụnghóađơnđiện
tử tiết kiệm80%chi phí
Áp dụng hóa đơn điện tử
(HĐĐT) sẽ tiết kiệm
được nhiều chi phí, cứ làm sẽ có lợi. Quan điểm
này được nhiều đại biểu nêu ra tại hội thảo “Tháo
gỡ vướng mắc trong triển khai HĐĐT”, tổ chức
ngày 30-7 ở Hà Nội. Chủ tịch Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc nhận định:
Kinh doanh hiện nay cần một môi trường minh
bạch. Bởi minh bạch cũng là yếu tố để bảo vệ người
yếu thế. Trong đó, chuyển đổi số, số hóa là cách để
minh bạch hóa. Do đó, chuyển đổi số càng cần thiết
với khu vực doanh nghiệp vừa nhỏ, siêu nhỏ.
“Ứng dụng HĐĐT là một phương pháp để minh
bạch hóa. Có thể nói rằng áp dụng HĐĐT là xu thế
tất yếu khi doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số”
- ông Lộc nói.
Theo ông Lộc, việc sử dụng HĐĐT giúp doanh
nghiệp tiết kiệm tới 70% các bước quy trình phát
hành và 90% các tranh chấp liên quan đến hóa đơn;
rút ngắn tới 99% thời gian thanh toán, quản lý hóa
đơn; tiết kiệm 80% chi phí cho mỗi hóa đơn.
“Đây thực sự là con số có ý nghĩa lịch sử với
doanh nghiệp. Khi sử dụng HĐĐT, doanh nghiệp
không cần chờ đợi nhận được hóa đơn theo đường
bưu điện như cách làm truyền thống. Chỉ trong vài
cú nhấp chuột, người mua hàng sẽ nhận được hóa
đơn dù đang ở bất cứ nơi nào nếu có Internet” - ông
Lộc nói.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Tân, Phó Vụ trưởng
Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế), sau khi lược
qua những tiến bộ về hóa đơn cho hay: Nghị định
119/2018 về HĐĐT khi bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ đã có hiệu lực từ ngày 1-11-2018. Nhưng
nghị định này để ngỏ thời điểm chuyển tiếp tới 24
tháng để các doanh nghiệp và cơ quan thuế chuẩn bị
các điều kiện về cơ sở vật chất và con người để áp
dụng HĐĐT.
Nếu đến ngày 1-11-2020, cơ sở kinh doanh chưa
đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin
mà tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy theo các hình thức
đặt in, tự in thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ
liệu hóa đơn đến cơ quan thuế cùng với việc nộp tờ
khai thuế giá trị gia tăng. 
Về mặt thực tiễn, ông Tân cho hay: Tính đến
tháng 7-2019, số lượng doanh nghiệp đã đăng ký
phát hành HĐĐT có mã của cơ quan thuế là 279
doanh nghiệp. Trong đó, số lượng doanh nghiệp đã
xuất HĐĐT có mã là 255 doanh nghiệp.
“Tổng số hóa đơn được xác thực là 8.111.337 hóa
đơn/255 doanh nghiệp, Tổng cục Thuế đã xác nhận
8.033.386.244.730 VND” - ông Tân nêu con số.
Đối với cá nhân, theo ông Tân, số lượng người
nộp thuế đã thông báo phát hành HĐĐT đến hết
ngày 22-7 cũng có những tín hiệu khả thi. Theo đó,
số lượng người nộp thuế đang hoạt động có thông
báo phát hành HĐĐT là 118.620. Số lượng HĐĐT
của người nộp thuế đang hoạt động tính đến thời
điểm ngày 30-6 là 2,3 tỉ hóa đơn.
CL
Người Thái đang thu tiền khủng
từ công ty bia lớn nhất Việt Nam
Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát
Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố báo cáo tài chính quý
II-2019. Theo đó, doanh thu dù giảm nhẹ nhưng lợi
nhuận sau thuế đang tăng rất cao, lên đến 1.437 tỉ
đồng, trong khi quý I-2019 là 1.220 tỉ đồng. Đây
là mức lãi hằng quý cao nhất sau hơn 18 tháng Tập
đoàn Thaibev của Thái Lan sở hữu vốn với tỉ lệ
53,59% tại Sabeco.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, Sabeco ghi nhận
18.420 tỉ đồng doanh thu thuần và 2.658 tỉ đồng lợi
nhuận sau thuế, tương ứng hoàn thành 47% và 56%
kế hoạch cả năm.
Theo báo cáo của Thaibev, các doanh nghiệp Việt
Nam đóng góp 25.300 tỉ đồng doanh thu cho tập
đoàn này trong bán niên tài chính 2018-2019. Nguồn
thu chủ yếu đến từ việc hợp nhất doanh thu của
Sabeco và một số công ty khác hoạt động trong lĩnh
vực thực phẩm, đóng gói, sản xuất đồ thủy tinh.
PHƯƠNG MINH
Nhà đầu tư Trung Quốc đổ gần 1,8 tỉ USD vào Việt Nam
Các cơ quan đang tập trung làm rõ hành vi đúng, sai của Asanzo.
Họ đã nói
Hoàn tất dự thảo hàng
“Made in Vietnam”
BộCôngThươngđã hoàn tất
dự thảo văn bản quy định tiêu
chí xác định thế nào là hàng
“Made inVietnam”tiêu thụ nội
địa. Dự thảo này sẽ được công
bố và lấy ý kiến rộng rãi trong
tháng 8 này.
Ông
TRẦN HỮU LINH
,
Tổng cục
trưởng Tổng cục Quản lý thị trường
ÔngĐàmThanh Thế cho hay: Các cơ quan chức năng đang làmrõ đúng, sai của Asanzo và
sẽ thông tin kết quả cho báo chí. Ảnh: CHÂN LUẬN
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT), tính
đến ngày 20-7, Việt Nam thu hút hơn 2.060 dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) cấp phép mới với số vốn đăng
ký đạt 8,3 tỉ USD, tăng 25% về số dự án và giảm 37% về
vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
Vốn FDI đổ nhiều nhất vào ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo với vốn đăng ký dự án được cấp phép mới
đạt 6,1 tỉ USD, chiếm 73% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Trong 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư
được cấp phép mới tại Việt Nam trong bảy tháng, Trung
Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,8 tỉ USD, chiếm 22%
tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Hàn Quốc 1,5 tỉ
USD, chiếm 18% và xếp thứ ba là Nhật Bản 1,1 tỉ USD,
chiếm 14%.
QUANG HUY
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook