172-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư31-7-2019
HOÀNGYẾN
T
AND Cấp cao tại
TP.HCM vừa xử
phúc thẩm, tuyên
hủy án sơ thẩm, trả hồ
sơ để điều tra, xét xử
lại vụ cựu đại úy công
an bị truy tố về tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo trong vụ án là
Phạm Huy Diễn (SN
1978, cựu đại úy Công
an tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu) và Nguyễn Thị
Ánh Tuyết (SN 1983,
trú xã Láng Dài, huyện
Đất Đỏ).
Kế hoạch
hoàn hảo
Theo hồ sơ, từ năm
2007 đến 2010, Diễn
có quan hệ tình cảm với
chị C. (đang công tác tại
Công an TP.HCM). Sau
khi chia tay, Diễn và chị
C. đều lập gia đình riêng
nhưng vẫn giữ liên lạc
thường xuyên với nhau.
Còn bị cáo Tuyết quen biết với Diễn
khi đang thi hành án về tội trộm cắp
tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài
sản tại trại giam Xuyên Mộc (nơi
Diễn công tác).
Sau đó Tuyết ra tù và cùng Diễn
kinh doanh xe cẩu, làm cát, mở
quán cà phê ở huyện Châu Đức.
Quá trình chung sống và làm ăn với
nhau, Diễn kể về chuyện tình cảm
với chị C. trước đây cho Tuyết nghe.
Một lần Diễn bảo Tuyết gọi điện
thoại cho chị C., giới thiệu là bà
con với vợ Diễn và là em gái của
Trang (một phụ nữ đang công tác
tại Phòng tổ chức thuộc Tổng cục
III Bộ Công an). Bằng lời giới thiệu
này Tuyết nói có thể chạy cho chị
C. về làm việc tại Tổng cục III Bộ
Công an với chi phí 400 triệu đồng.
Tin tưởng lời của Tuyết, chị C. đã
nhiều lần chuyển tiền cho Diễn và
Tuyết.
Ngoài ra, chị C. còn giới thiệu
đồng nghiệp của mình là ông H. để
hai bị cáo chạy việc về Tổng cục
III Bộ Công an. Hai bị cáo đưa ra
giá 160 triệu đồng và chị C. đã ứng
tiền chạy chuyển công tác cho người
này số tiền 15 triệu đồng.
Tiếp theo, Tuyết lại đóng giả
Trang gọi điện thoại cho chị C. và
nói rằng Tổng cục III đang tuyển
dụng cán bộ, ai có nhu cầu thì đưa
tiền. Chị C. đã thông tin đến đồng
nghiệp và được giao 120 triệu đồng
để nhờ chuyển việc. Quá thời hạn
cam kết nhưng không thấy được
Từ đầu đến cuối cựu công an kêu oan, tòa sơ thẩm cho rằng
chứng cứ ngoại phạm là dàn dựng nhằmmục đích chạy tội.
Cựu đại úy công an bị
tố lừa đảo có bị oan?
Bị cáoDiễn tại tòa. Ảnh: HY
Bị tước danh hiệu công an
Sau khi biết mình bị lừa, chị C. và ông H. đã gửi đơn đến ban giám đốc
Côngan tỉnhBà Rịa-VũngTàu tố cáoDiễnvàTuyết chiếmđoạt gần590 triệu
đồng. Giám đốc Công an tỉnh đã giao Thanh tra Công an tỉnh xác minh,
giải quyết sự việc. Tháng 11-2015, Đảng ủy và giám đốc công an tỉnh này
đã ra quyết định khai trừ Đảng, tước danh hiệu công an nhân dân đối với
Diễn. Sau đó, hồ sơ vụ án được chuyển qua cơ quanCSĐT để thụ lý điều tra.
Tòa phúc thẩm hủy án
sơ thẩm cho rằng án sơ
thẩm vi phạm tố tụng và
chưa đủ căn cứ để buộc
tội bị cáo.
20nămtùvì dụdỗhiếpdâm
cháunuôi
Ngày 30-7, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm đã bác
kháng cáo xin giảm nhẹ và y án 20 năm tù đối với Phạm Văn
Thơ (SN 1958, ngụ thị xã Dĩ An, Bình Dương) về tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi.
Theo hồ sơ, năm 2012, chị T. từ quê tại Kiên Giang đến thuê
phòng trọ tại nhà ông Thơ. Trong thời gian ở trọ, chị T. có nhờ
vợ chồng ông Thơ trông giữ con gái chưa đầy sáu tuổi. Do có
mối quan hệ thân thiết nên chị T. đã kết thân với vợ chồng ông
Thơ và con gái chị gọi vợ chồng ông Thơ là ông bà nội.
Khoảng cuối tháng 1-2018 (trước tết Nguyên đán Mậu Tuất),
do cha bệnh nặng, chị T. phải về quê chăm sóc nên gửi con cho
vợ chồng Thơ. Trong thời gian này, bé gái sinh hoạt chung trong
gia đình bị cáo Thơ.
Trưa một ngày (không rõ thời gian cụ thể), sau khi uống rượu,
Thơ nằm ngủ trên lầu. Lúc này, bé gái vào phòng chơi và trèo
lên bụng gọi ông dậy. Tỉnh giấc, ông Thơ nảy sinh ý định giao
cấu với cháu. Sau khi thực hiện xong việc đồi bại, Thơ kêu cháu
vào nhà vệ sinh tắm rửa rồi đi chơi, còn mình thì ngủ tiếp.
Khoảng năm ngày sau, cũng tại phòng riêng, khi thấy cháu
đang ngồi chơi, Thơ lại nảy sinh ý đồ xấu. Tuy nhiên, sau khi rờ
mó nhưng “trên bảo dưới không nghe” nên Thơ đành bỏ cuộc...
Sau khi sự việc xảy ra, cháu bé có kể lại sự việc cho vợ con
ông Thơ biết. Tối 24-3-2018, chị T. khi tắm cho con phát hiện
con kêu đau rát phần âm đạo. Sau khi nghe con kể và đưa đi
khám, chị T. mới biết hành vi đồi bại của Thơ. Qua mạng xã hội
Facebook, con ông Thơ gửi lời xin lỗi đến mẹ con chị T. Hai
ngày sau, chị T. đến công an trình báo. Vào cuộc, công an đã
thực hiện các giám định cũng như lấy lời khai của những người
liên quan, sau đó khởi tố Thơ...
Tại phiên xử sơ thẩm tại TAND
tỉnh Bình Dương, Thơ không thừa
nhận hành vi hiếp dâm mà cho rằng
chỉ có hành vi dâm ô, dùng tay sờ
mó bộ phận sinh dục của cháu bé.
HĐXX sơ thẩm nhận định dù bị
cáo không có tình tiết tăng nặng
nhưng cũng không áp dụng tình tiết
giảm nhẹ thành khẩn khai báo, ăn
năn hối cải vì bị cáo quanh co chối
tội, khai báo không đúng sự thật của
vụ án...
HY
chuyển công tác, hai người mới biết
bị Diễn, Tuyết lừa đảo. Chị C. đã
tự dùng tiền trả cho đồng nghiệp.
Tiếp đó, Diễn đưa Tuyết lên
TP.HCM thuê phòng trọ để ở như
vợ chồng. Để tránh việc người tình
ra đầu thú, Diễn đã nói Tuyết viết
giấy thừa nhận chỉ mình Tuyết lừa
chị C. Tuy nhiên, sau đó cả hai bị
bắt giữ.
Chưa đủ chứng cứ kết tội
Xử sơ thẩm, TAND tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu đã tuyên phạt Diễn 14
năm tù, Tuyết tám năm tù. Trong
đơn kháng cáo, Diễn đề nghị cấp
phúc thẩm tuyên mình không phạm
tội và trả tự do tại tòa. Trái lại với
Diễn, bị cáo Tuyết nhận tội và xin
xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Tại tòa phúc thẩmbị cáoDiễnmột
mực kêu oan, cho rằng cáo trạng
và bản án quy kết mình phạm tội
lừa đảo là không có căn cứ. Luật sư
bào chữa cho Diễn cung cấp cho cơ
quan tố tụng hồ sơ, tài liệu chứng
minh Tuyết lợi dụng quan hệ giữa
Diễn với các nạn nhân rồi dùng thủ
đoạn gian dối lừa đảo chiếm đoạt
tiền của các nạn nhân. Trước đó,
tòa án cấp sơ thẩm cho rằng file
ghi âm mà luật sư cung cấp thể
hiện bị cáo Diễn không phạm tội
là dàn dựng nhằm chạy tội.
Cuối cùng, tòa phúc thẩm hủy
án sơ thẩm, cho rằng án sơ thẩm
vi phạm tố tụng và chưa đủ căn cứ
để buộc tội bị cáo. Cụ thể, cấp sơ
thẩm chỉ dựa vào các lời khai và
một lá thư để xác định bị cáo phạm
tội. Trong khi không đủ chứng
cứ xác định bị cáo nhận tiền của
những người bị hại. Từ đó tòa yêu
cầu cấp sơ thẩm phải điều tra, xét
xử lại từ đầu.•
Bị cáo PhạmVăn Thơ tại tòa.
Ảnh: HY
Hai thiếu niên giết người lãnh án
Ngày 30-7, TAND TP Cần Thơ xử sơ thẩm hai bị cáo Võ Pháp
Tánh (17 tuổi) và Nguyễn Hữu Lộc (16 tuổi) về tội giết người.
Theo cáo trạng, tối 18-3, Tánh đến quán cà phê (quận Cái Răng)
uống nước với bạn. Nạn nhân Nguyễn Dương Tuấn được bạn chở
đi ngang qua, thấy một người đang đứng nói chuyện với Tánh nên
rủ người này đi uống cà phê ở quán khác. Bị cáo Tánh nói: “Vô
đây uống cà phê đi, đi đâu nữa?”. Tuấn đáp: “Ai uống cà phê với
mày. Mày là cái con c... gì mà uống cà phê với mày”. Sau đó, Tuấn
cùng bạn tới quán khác để uống nước.
Tánh thấy bực tức vì câu nói của Tuấn nên thuê xe ôm chở tới
nhà bà ngoại lấy con dao Thái Lan rồi rủ Lộc đi trả thù. Đến nơi
Tánh dùng dao tấn công trúng ngực Tuấn khiến nạn nhân tử vong
sau đó. Sau đó Tánh ra đầu thú, cùng ngày Lộc cũng bị bắt giữ.
Tại tòa, hai bị cáo nhiều lần khóc và thừa nhận hành vi phạm
tội. Khi được hỏi về yêu cầu bồi thường của gia đình nạn nhân thì
người đại diện hợp pháp là mẹ bị cáo Lộc nói không có khả năng
bồi thường.
Mẹ nuôi của bị cáo Tánh trình bày, bị cáo được cha mẹ ruột gửi
lên chùa từ lúc mới năm tháng tuổi, bà thương nên nhận về nuôi.
Bà bị bệnh tim, lại phải nuôi mẹ già là mẹ liệt sĩ. Từ đó bà chấp
nhận bồi thường nhưng xin trả từ từ. Nói rồi bà này quay sang xin
lỗi gia đình nạn nhân.
HĐXX nhận định hành vi của các bị cáo là rất nghiêm trọng
nhưng đều chưa thành
niên, khai báo thành khẩn,
ăn năn hối cải, là con em
hộ nghèo, trình độ văn hóa
thấp…Từ đó tòa tuyên
phạt Tánh 12 năm tù, Lộc
tám năm tù và buộc hai bị
cáo và gia đình cùng liên
đới bồi thường cho phía
nạn nhân hơn 154 triệu
đồng.
NHẪN NAM
Hai bị cáo Tánh và Lộc tại tòa.
Ảnh: NN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...20
Powered by FlippingBook