175-2019 - page 12

12
HỒNGMINH
A
nh Nguyễn Quốc Hiệp
(ChâuThành,TâyNinh),
hiện đang làm chủ một
cửa hàng cung cấp dịch vụ
sự kiện, đãi tiệc cưới, chia
sẻ với
Pháp Luật TP.HCM
:
“Tôi từng thi rớt đại học
(ĐH) và cuối cùng nhận ra
cũng… không sao cả. Tôi đã
tìm được hướng đi ở ngành
dịch vụ, thu nhập khá, lo
được cho gia đình, giúp đỡ
mọi người, phát triển bản
thân dù không học ĐH”.Anh
hy vọng câu chuyện của bản
thân sẽ có ích đối với những
bạn trẻ đang rất hoang mang
khi biết mình cầm chắc “suất
rớt” ĐH.
Có rất nhiều conđường
thú vị để đi
Anh Hiệp sinh ra trong
gia đình đông anh em, nhiều
người phải nghỉ học sớm để
bươn chải kiếm sống.Anh đặt
mục tiêu thi vào ĐH Sư phạm
TP.HCM vì anh mong muốn
trở thành thầy giáo, đồng thời
có một lý do khác: Trường sư
phạmmiễn học phí. Kết quả:
Anh thi rớt. Anh phải lao vào
cuộc sốngmưu sinh với nhiều
công việc khác nhau.
Anh Hiệp cho rằng các bạn
trẻ sinh ra trong nhà nghèo
khó như anh chính là một…
lợi thế. Bởi vì tay trắng nên
không sợ thất bại. Rớt ĐH,
anh lao vào làm việc ngay
nên cũng không có thời gian
hàng nếu khó khăn là có thể
đến chỗ tôi nhận việc, không
lo thất nghiệp, thu nhập đủ lo
cho gia đình. Đây là điều tôi
vui nhất”.
“Tôi cũng đã từng
rớt ĐH”
Chị Như Quỳnh, đang định
cư tại Hàn Quốc, hiện kinh
doanh online, cho biết trước
đâyởViệt Nam, chị làmthưký
cho một công ty nước ngoài,
công việc khá tốt. Trong khi
đó, nhiều bạn cùng trang lứa
của chị cầm tấm bằng ĐH
chính quy vẫn chật vật không
xin được việc. Chị từng thi
rớt ĐH một năm, thời gian
đó quả thực rất khó khăn
bởi: “Các bạn trong xóm đã
đi học ĐH hết rồi. Tôi mang
tiếng học giỏi mà rớt ĐH, nó
như là cái gì đó kinh khủng
lắm với tôi và gia đình tôi”.
Một năm trời rớt ĐH, chị
không dám bước chân ra
ngoài gặp gỡ mọi người,
quyết tâm ôn thi lại. Năm
sau chị thi đậu Trường ĐH
Hồng Bàng, ngành quản trị
kinh doanh. Do muốn đi làm
sớm để có kinh nghiệm, chị
xin được việc làm khi chưa
tốt nghiệp. Trong tuyển dụng
nhân sự ở công ty, nhiều
người không có bằng ĐH
nhưng có các chứng chỉ phù
hợp, họ vẫn được cân nhắc
và thăng tiến. Bên cạnh đó,
có những người có bằng cấp
của những trường ĐH lớn
nhưng vẫn loay hoay không
làm tốt, không phù hợp với
vị trí công việc. Sau một
thời gian, chị ra ngoài kinh
doanh riêng. Chị nói: “Phải
ra đi làm, có đủ trải nghiệm
rồi tôi mới biết là rớt ĐH thật
ra không sao cả. ĐH chỉ là
một trong những con đường.
Nếu đã ở trên con đường ấy
rồi mà không biết mục tiêu
của mình thì cũng mất thời
gian mà thôi”.•
Rớt đại học thì đã sao?
Nhiều trường
ĐHhiện đang
công bố điểm
chuẩn đầu
vào. Nhiều
học sinh vui
mừng vì cánh
cửaĐHđã
mở ra thì
cũng có nhiều
người bế tắc
vì rớt ĐH.
Hãy có mục tiêu cụ thể
Anh K’Voi (dân tộc K’Ho, xã
Liên Đầm, Di Linh, Lâm Đồng)
là cựu sinh viên Trường ĐH
Y Dược TP.HCM, được đi du
học ở Úc. Nhiều phụ huynh
trong buôn làng luôn lấy anh
làm gương cho con em mình
học tập. Tuy nhiên, khi hướng
nghiệp cho bọn trẻ trong gia
đình và dòng họ, anh K’Voi nói
rõ: “Mấy đứa không nhất thiết
phải lao đầu vào ĐH. Các em
phấn đấu khổ cực để vào ĐH
làmbác sĩ, kỹ sư cũng tốt, chọn
học nghề để làm thợ cũng tốt
hoặc ở lại buôn làng đi làmrẫy,
nuôi heo cũng tốt luôn. Quan
trọng là các emphải biết mình
thích làmviệc gì, phấn đấu thế
nào và nhìn xem công việc ấy
có nuôi sống được bản thân và
gia đình sau này”.
Tiêu điểm
rảnh để buồn. Tuy nhiên, anh
vẫn nghĩ rằng có bằng cấp thì
tương lai sẽ sáng sủa hơn. Do
đó, anh vừa đi làm công nhân
lại vừa tranh thủ ôn thi. Anh
vạch ra kế hoạch rõ ràng:
Kiếm tiền tích lũy để năm
sau thi tiếp, nếu thi rớt tiếp
thì vẫn có một số vốn làm ăn.
Khi làm công nhân, anh
học thêm nghiệp vụ kế toán
rồi nhận làm kế toán cho
doanh nghiệp, đi học lái xe
rồi chạy xe thuê. Chưa dừng
ở đó, anh còn tìm xin đi làm
phục vụ nhà hàng, theo các
nhóm nấu ăn đi phục vụ đám
cưới. Trong những ngày lăn
lộnmưu sinh, anh nhận ra anh
rất có duyên với việc phục vụ
Rớt ĐH, anh Hiệp
lao vào làm việc
ngay nên không có
thời gian rảnh
để buồn.
tiệc cưới. Bà chủ nhóm nấu
ăn thấy anh chăm chỉ, ham
học hỏi đã không giấu nghề
mà chỉ hết cách thức làm ăn
cho anh.
Nhận thấy hướng đi này rất
phù hợp, anh bỏ ý định thi
lại. Anh thành lập nhóm nấu
ăn phục vụ đãi tiệc. Dần dần
anh mở rộng thêm các dịch
vụ như trang trí, thiết kế sân
khấu cho các sự kiện, cung
cấp âm thanh, ban nhạc…
Công việc kinh doanh rất
thuận lợi, tuần nào cũng có
hợp đồng. Từ hai bàn tay
trắng, anh tạo lập được cơ
ngơi khang trang, lo cho gia
đình, cuộc sống thoải mái.
Anh cho biết: “Anh em họ
Đời sống xã hội -
ThứBảy3-8-2019
Một tiết học nghề đầu bếp của TrườngNghiệp vụ nhà hàng TP.HCM. Ảnh: AN
Hà Nội cấm hội phụ huynh thu
bảy khoản tiền
Sở GD&ĐT TP Hà Nội vừa có công văn yêu cầu hội
đại diện cha mẹ học sinh (hội phụ huynh) không được
phép thu bảy khoản tiền. Cụ thể là bảo vệ cơ sở vật chất,
bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi xe của học sinh; vệ
sinh lớp học, trường; khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân
viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị dạy học
cho trường, lớp; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học
và các hoạt động giáo dục.
Sở GD&ĐT TP Hà Nội yêu cầu hội phụ huynh chỉ được
thu các khoản tiền phục vụ trực tiếp cho hoạt động của
hội, tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa hội phụ
huynh để thu các khoản ngoài quy định. Việc thu, chi của
hội phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ. Sau khi
chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các
cuộc họp phụ huynh của lớp, của trường. Không được quy
định mức kinh phí ủng hộ bình quân.
Trưởng hội phụ huynh lớp cần phối hợp với giáo viên
chủ nhiệm dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng
hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các
thành viên của hội thống nhất ý kiến. Trưởng hội phụ
huynh trường thống nhất với hiệu trưởng để quyết định kế
hoạch sử dụng kinh phí và chỉ sử dụng sau khi được toàn
thể hội phụ huynh trường thống nhất ý kiến.
Trước đó Sở GD&ĐT TP Hà Nội đã có văn bản yêu
cầu thực hiện chỉ đạo điều hành giá và thực hiện các
khoản thu trong lĩnh vực GD&ĐT năm 2019-2020. Sở
yêu cầu các cơ sở giáo dục công lập đảm bảo điều kiện
cơ sở vật chất, trường học cho năm học mới, thực hiện
quy định về cơ chế thu, quản lý học phí và chính sách
miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo đúng
quy định.
HX
Góp yêu thương gửi đảo xa qua
bức tranh gạo đặc biệt
Với mong
muốn tôn
vinh giá trị
hạt gạo Việt
Nam, đội
ngũ nghệ
nhân của
tranh gạo
Quỳnh Vy
đã cho ra đời
những bức
tranh gạo thể
hiện những
danh lam
thắng cảnh,
các di tích
lịch sử, tranh
nghệ thuật
và tĩnh vật,
tranh chữ thư
pháp.
Đúng dịp
sinh nhật năm năm Câu lạc bộ (CLB) “Vì Hoàng Sa -
Trường Sa thân yêu”, tranh gạo Quỳnh Vy đã gửi tặng
CLB tác phẩm tranh gạo “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân
yêu” (kích thước lọt lòng 45 x 60 cm và kích thước phủ bì
60 x 75 cm) với hơn 30.000 hạt gạo được xếp thủ công rất
cẩn trọng và tỉ mỉ.
Tác phẩm được chuyển thể từ bức ảnh nổi tiếng với
hình tượng người chiến sĩ đang bồng súng bên cột mốc
chủ quyền của đảo Trường Sa. Các nghệ nhân của tranh
gạo Quỳnh Vy đã hoàn tất được 95% và 5% còn lại sẽ
được các vị khách mời tự tay xếp gạo, hoàn tất tác phẩm
tại chương trình “Dấu ấn năm năm vì biển đảo quê
hương” của CLB “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”
diễn ra sáng nay, 3-8.
Tác phẩm sẽ được đấu giá tại chương trình để ủng hộ
hoạt động của CLB nhằm chăm lo cho chiến sĩ, ngư dân,
các em học sinh là con chiến sĩ hải quân và gia đình ngư
dân có hoàn cảnh khó khăn.
NGUYỄN THẮM
Ngành du lịch: Cần 40.000 lao động,
chỉ cung cấp được 15.000
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo khoa học quốc
tế “Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong
bối cảnh hội nhập quốc tế” do Trường ĐH Văn Hiến phối
hợp cùng Vụ Đào tạo, Bộ VH-TT&DL tổ chức sáng 2-8
tại TP.HCM.
Sự tăng trưởng của ngành du lịch đặt ra nhu cầu về số
lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Tổng cục Du lịch
cho biết mỗi năm toàn ngành cần 40.000 lao động nhưng
lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng
15.000, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại
học trở lên. Trong 1,3 triệu lao động du lịch của cả nước,
chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ
các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào
tạo chính quy.
Các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng ngành du lịch
cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như xây dựng đội
ngũ giáo viên đủ chuẩn, đây là khâu đột phá. Đồng thời
đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; đẩy mạnh liên kết
đào tạo trong nước với các cơ sở đào tạo du lịch có uy tín
ở nước ngoài; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá và
tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học…
P.ANH
Bứctranhgạo“VìHoàngSa-TrườngSathânyêu”
của gia đình tranh gạoQuỳnh Vy.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook