175-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứBảy3-8-2019
LƯUĐỨC -ĐẶNG TRUNG
-HẢI HIẾU
B
ộ Công an đang dự
thảo sửa đổi, bổ sung
quy định về quản lý,
bảo quản tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính bị
tạm giữ, tịch thu theo thủ
tục hành chính (Nghị định
115/2013). Theo đó, Bộ Công
an sẽ hoàn thiện quy định về
đặt tiền bảo lãnh thay vì để
CSGT tạm giữ xe của người
vi phạm giao thông.
Dân bớt… xót của
Theo chị LêThuHà (ngụTP
Thanh Hóa), việc hoàn thiện
quy định đặt tiền bảo lãnh
thay vì để CSGT giữ xe của
Bộ Công an là hoàn toàn hợp
lý, bởi phương tiện vi phạm
nhưng họ chứng minh được
đầy đủ nhân thân, giấy tờ thì
nên cho người ta nộp tiền để
bảo vệ tài sản của chính mình
cho đến khi hoàn tất xử phạt.
Anh Phạm Văn Tuấn (ngụ
TPThanhHóa) cho rằng: “Đây
là một trong những đề xuất
rất sát với thực tế bởi theo tôi,
có những chiếc xe lên đến cả
vài chục triệu, trăm triệu, là
một tài sản rất lớn của chính
gia đình đó. Vì khi được nộp
là tài xế lái thuê cho doanh
nghiệp vận tải chuyên phục
vụ du lịch, thì cho rằng hiện
nay tài xế chạy xe rất sợ vi
phạm hành chính và bị giữ
xe. Vì nếu giữ xe sẽ gây khó
khăn cho chủ doanh nghiệp
khi đã tính toán điều phối
xe phục vụ khách. Nếu xe
bị tạm giữ, tài xế còn bị xử
lý kỷ luật, ảnh hưởng đến
lương, thưởng. “Trước giờ
chủ xe rất sợ giam xe, bằng
cách này hoặc cách khác phải
an toàn, tránh trường hợp
xảy ra hư hại, cháy nổ...”.
Một điểmkhác nữa là trong
trường hợp tạm giữ quá nhiều
phương tiện mà cơ quan công
sở không đủ sức chứa thì đơn
vị buộc phải thuê, làm hợp
đồng với các đơn vị khác để
gửi xe vi phạm, vì thế cũng
là khó khăn mà mất tiền của
người vi phạm, cụ thể là trông
giữ xe ở đây.
Theomột trưởng trạmCSGT
ởĐà Nẵng, theo quy định, khi
tạm giữ xe phải niêm phong
xe buộc phải có chữ ký của
người vi phạm. Nhưng lâu nay
đa phần người vi phạm sau
khi bị lập biên bản thường tự
đón xe khác để tiếp tục hành
trình chứ không đến điểm tạm
giữ để ký vào.
“Chữkýniêmphongxe toàn
của CSGT với người giữ bãi
xe. Chúng tôi thường yêu cầu
người vi phạmgomhết đồ đạc
giá trị trong xe ra ngoài trước
khi đưa phương tiện về tạm
giữ” - vị trạm trưởng CSGT
này chia sẻ.
Ông này cho rằng dự thảo
cần phải cho phương tiện bị
tạm giữ được lưu hành. Nếu
người điều khiển một xe vi
phạm hành chính, người đó là
chủ thể vi phạm chứ xe không
liên quan gì. Nếu tạm giữ xe
để chắc chắn rằng người vi
phạm sẽ nộp phạt thì theo dự
thảo này đã có tiền tạm ứng
lỗi trước. Các đơn vị kinh
doanh vận tải vẫn có thể đưa
tiền tạm ứng để lấy xe ra và
cho tài xế khác lái để tiếp tục
kinh doanh mới hợp lý.
Thêm vào đó, nhiều người
vi phạm có xe trị giá cả chục
tỉ đồng, lực lượng chức năng
tạmgiữ xe của họ cũng lo lắng
nếu hư hỏng hoặc bị mất cắp
phụ tùng sẽ phiền phức. •
Đặt tiền bảo lãnh xe vi phạm:
Thuận cho dân, tiện cho CSGT
tiền, tự giữ phương tiện thì
người dân bớt xót cho tài sản
của mình. Người dân cũng
không phải mất thêm khoản
phí trả cho các đơn vị trông
giữ xe mà chưa chắc tài sản
được đảm bảo. Cạnh đó, biện
pháp này còn giảm bớt những
gánh nặng cho cơ quan, đơn
vị xử lý vi phạm về thời gian,
mất diện tích trụ sở để làm
kho, bãi giữ xe”.
Còn anhNguyễnTấnThành
(quận Hải Châu, Đà Nẵng),
lấy xe ra, kể cả chung chi.
Nếu dự thảo được thực hiện
thì sẽ giảm đi tiêu cực đáng
kể” - anh Thành nói.
CSGT: Bớt lo cháy
nổ, mất phụ tùng…
Trung tá Phạm Hồng Hải,
Đội trưởng Đội CSGT Công
an TP Thanh Hóa, nói về
hạn chế trong việc tạm giữ
các phương tiện vi phạm:
“Việc tạm giữ phương tiện
giao thông vi phạm tại các
cơ quan, đơn vị công an là
khá chật chội, mà quá trình
tạm giữ tài sản của người
dân phải được đảm bảo và
“Song song với
hoàn thiện quy định
đặt tiền bảo lãnh thì
cũng cần bỏ bớt các
lỗi phải tạm giữ xe
mà tăng mức phạt
tiền lên.”
Đội trưởng một đội
CSGT ở TP.HCM
Đặt tiền bảo lãnh thì dân đemxe về nhà bảo quản, tự giữ, không lo xe để ở bãi bị sứt mẻ, mất mát…,
còn CSGT thì bớt lo cháy nổ ở kho, bãi tạmgiữ xe.
Dùng tiềnbảo lãnh“xe cưng”khi vi phạm:Giải pháphay!
(Tiếp theo trang1)
Thực ra vấn đề này đã nằm
trong Nghị định 115/2013
quy định về quản lý, bảo
quản tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính,
có hiệu lực thi hành từ ngày 18-11-2013.
Về phía Bộ Công an, sau hơn năm năm thi hành Nghị định
115/2013, Bộ Công an nhận thấy việc tạm giữ xe đã phát sinh
một số hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
với yêu cầu thực tiễn như chưa quy định cụ thể việc xử lý tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ khi hết thời hạn
tạm giữ; phạm vi áp dụng hình thức đặt tiền bảo lãnh cần được
mở rộng để hạn chế việc cơ quan có thẩm quyền phải quản lý,
bảo quản quá nhiều phương tiện vi phạm bị tạm giữ…
Về phía người vi phạm, việc tạm giữ xe vi phạm cũng nảy sinh
nhiều hành vi, cách ứng xử khác nhau: Với người sở hữu các xe
có giá trị lớn thì thực sự không an tâm khi đưa “xe cưng” của
mình cho CSGT bỏ vào những bãi tang vật lồng lộng gió, dầm dề
nắng mưa; với người vi phạm nhiều lỗi mà tổng mức phạt tiền
lớn hơn chiếc “xe cùi bắp” thì có xu hướng “bỏ thí” luôn cho CSGT
giữ giùm đến ngày nào thì… tùy.
“Soi” kỹ Nghị định 115/2013 thấy một số lỗ hổng mà người có
“xe cưng” quan ngại. Đó là quy định về nơi tạm giữ xe còn chung
chung (chỉ cần bảo đảm về an toàn phòng chống cháy nổ, bảo
vệ môi trường).
Tại dự thảo Nghị định 115 sửa đổi, bổ sung mà Bộ Công an
có quy định điều kiện đối với nơi tạm giữ là nhà, kho, bãi là: 1/
Phải bảo đảm an toàn, an ninh trật tự. Trường hợp nơi tạm giữ
tang vật, phương tiện ở ngoài trời thì phải bố trí mái che hoặc
phương tiện chống mưa, nắng khác; 2/ Phải bảo đảm khô ráo,
thoáng khí; có hệ thống thiết bị chiếu sáng; 3/ Xung quanh phải
có hàng rào bảo vệ an toàn, có hệ thống thoát nước; 4/ Phải có
nội quy ra vào, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, trang bị
phương tiện phòng cháy, chữa cháy phù hợp.
Với nhữngquy địnhmới về điều kiện về nhà, kho, bãi tạmgiữ xe
củangười vi phạmgiao thông trên có lẽ sẽ cónhiềungười an tâmkhi
giao “xe cưng” choCSGT “giữgiùm”. Nhưng trong tâm lý người Việt
vàgiao tiếp, xử lý các vấnđề xãhội thì hình thức bảo lãnh vẫn là văn
minh, thuận lợi hơn. Nóđápứngđược tâm lý “yêu, giữ xe như con”
của không ít khổ chủ và cũnggiúp choNhànước khôngphải đầu tư
quánhiều tiền vàohệ thốngnhà, kho, bãi tạmgiữ theođúng chuẩn.
Vài năm trước, CSGT ởmột tỉnh đưa ra “ý tưởng” tháo, tạmgiữ
biển số rồi cho khổ chủmang xe về cất ở nhà. Nay với ý định hoàn
thiện quy định bảo lãnh xe cũng có ý kiến cho rằng khi cho người vi
phạmđóng tiền bảo lãnh, đemxe về nhà thì họ sẽ chạy tiếp. Có lẽ
quan ngại này hơi…bị thừa. Vì đã ở vào thời buổi 4.0 và Cục CSGT
(C08) đã xây dựng hệ thống dữ liệu xe đang lưu hành, xe vi phạm
trên toàn quốc thì xe đã vi phạmmà còn nhú ra đường là bị…tuýt
còi ngay.
Điều người dân băn khoăn vàmong Bộ Công an sớmsửa đổi,
bổ sung là các điều kiện, trình tự, thủ tục đặt tiền bảo lãnh cần quy
định cụ thể hơn nữa để thuận tiện áp dụng. Cùng với đó là trình tự,
thủ tục đã đặt tiền bảo lãnh, đã chấp hành xong quyết định xử phạt
thì “giải tỏa” xe ra sao…
LƯU ĐỨC - HOÀNG TUYÊN
Tiêu điểm
17,5
triệu xe là số xe tang vật, xe vi
phạm giao thông bị tạm giữ,
tịch thu từ năm 2013 đến nay,
trong đó đã trả lại 4.056.000
tangvật,phươngtiệnchochủsở
hữu; chuyển điều tra, xácminh
gần 190.000 tang vật, phương
tiện; tiêu hủy 5.040.000 tang
vật, phương tiện và bán sung
công quỹ nhà nước 5.065.000
tang vật, phương tiện, nộp vào
ngân sách nhà nước hơn 1.940
tỉ đồng…
Theo Bộ Công an
CSGT xử
lý người vi
phạmgiao
thông và tới
đây có thể
cho đóng
tiền bảo
lãnh thay vì
tạmgiữ xe.
Ảnh:
LƯUĐỨC
Theo một sĩ quan một đội thuộc Phòng
CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an
TP.HCM), nhiều năm qua các đội, trạm gặp
rất nhiều khó khăn trong việc tạm giữ xe vi
phạm giao thông. Lý do là mặt bằng các đội,
trạm CSGT ở TP.HCM không đủ chỗ để các
loại xe nghiệp vụ nên với vi phạm đều phải
đi thuê kho, bãi ở cách địa bàn 10-20 km. Vì
thế ngoài việc tốn kém thời gian vận chuyển
xe vi phạmcòn tốn thêm thời gian bảo quản,
bàn giao xe cho chủ kho, bãi…
Vì thế, theo vị sĩ quan trên, song song với
hoàn thiện quy định đặt tiền bảo lãnh thì
cũng cần bỏ bớt các lỗi phải tạm giữ xe mà
tăng mức phạt tiền lên. Chỉ nên tạm giữ xe
với các trường hợp là tang vật trong các vụ án
liênquanđếngiao thônghoặc tổ chức đua xe
trái phép, đánh bạc dưới hình thức đua xe…
Tăng phạt tiền, bỏ bớt tạm giữ xe
Một bãi tạmgiữ xe của CSGT ở TP.HCM.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook