175-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy3-8-2019
Tiêu điểm
Điều58Thông tư13/2019/TT-BGTVT
áp dụng chế tài, không chấp nhận
chuyên chở hành kháchmất khả năng
làm chủ hành vi do sử dụng rượu bia
hoặc các chất kích thích.
Luật pháp tại nhiều nước đã có những quy định rõ ràng về việc cấm
hoặc từ chối phục vụ người say xỉn (hoặc có dấu hiệu say xỉn) lên máy bay.
Mỹ
: Theo quy định của Luật Hàng không Liên bang Mỹ, phi hành đoàn
không được cho phép người say xỉn hoặc có dấu hiệu say xỉn lên máy bay.
Nếu hành khách có hành vi tấn công, gây rối hoặc cản trở công việc của phi
hành đoàn sẽ nhậnmức phạt nặng nhất là 5 tỉ đồng và án tù tối đa 20 năm.
Úc
: Quy định của Cục An toàn hàng không dân dụng Úc ghi rõ hành
khách say xỉn trước khi lên máy bay hoặc say xỉn trên máy bay có thể bị
cảnh cáo hoặc bị truy tố. Hành khách chỉ được sử dụng chất có cồn do phi
hành đoàn phục vụ và không được uống rượumua từ trước khi lênmáy bay.
Anh
: Cục Hàng không dân dụng Anh quy định các hãng bay có quyền
từ chối vận chuyển hành khách có biểu hiện hoặc hành vi đe dọa đến sự
an toàn của phi hành đoàn và chuyến bay. Việc say xỉn trên máy bay có thể
bị phạt tối đa 147 triệu đồng và hai năm tù tùy mức độ vi phạm. Người có
hành vi gây hại đến an toàn bay có thể bị phạt tù đến năm năm. Những
hành khách gây rối cũng có thể bị buộc bồi thường toàn bộ chi phí thiệt
hại gây ra trên chuyến bay.
VĨ CƯỜNG
rối”. Chị Vi kiến nghị các hãng hàng
không cần phải có biện pháp điểm
mặt “ma men” ngay từ đầu, ví dụ
như đặt máy đo nồng độ cồn tại các
sân bay để ngăn chặn những người
này lên máy bay.
Nó i về vấn nạn “ma men”
trên máy bay, ông Vương Trần
Quang Tuấn, Trưởng đại diện
hãng Bamboo Airways tại Cảng
hàng không Quy Nhơn, cho biết
hiện tại trước khi hành khách lên
máy bay phải qua ba bước giám
sát và kiểm tra. Bước thứ nhất là
khâu làm thủ tục check in, nhân
viên hãng bằng nghiệp vụ cơ bản
sẽ nhận diện hành khách có hành
vi bất thường thông qua một số
câu hỏi. Bước thứ hai là bộ phận
kiểm tra an ninh hàng không kiểm
tra trực quan sự tuân thủ của hành
khách xem có bất thường không,
có đủ năng lực lên máy bay không.
Bước thứ ba là khi hành khách vào
khu vực chờ cũng được giám sát
trước khi kiểm tra vé lên máy bay.
Theo ông Tuấn, ngành hàng không
luôn đặt an toàn lên hàng đầu nên
sẽ không có sự nhân nhượng nào
khi nhận thấy khách có hành vi bất
thường, mất kiểm soát. Hãng bay có
thể dựa vào hợp đồng vận chuyển
hoặc vận dụng các chế tài về kiểm
soát chất lượng an ninh hàng không
để lập biên bản ngay tại mặt đất để
từ chối vận chuyển “ma men”. “Tuy
nhiên, trên thực tế vẫn còn một số
trường hợp nhân viên cả nể, có sự
du di để xảy ra nguy cơ mất an toàn
trên chuyến bay” - ông Tuấn nói.
Khó xác định hành vi
say xỉn
Theo ông Hoàng Văn Thư, Giám
đốc Cảng hàng không quốc tế Vinh,
dù đã có quy định từ chối vận chuyển
“ma men” nhưng để nhận biết hành
khách có say xỉn, mất khả năng làm
chủ hành vi hay không thì hiện chỉ
quan sát hành vi, lời nói. Để kết luận
chính xác mức độ phải có công cụ để
đo nồng độ cồn nhưng việc này lại
chưa được áp dụng tại các sân bay.
Trong khi đó, một phó giám đốc
phụ trách an ninh sân bay ở miền
Trung cho biết ngành hàng không
hiện chưa áp dụng đo nồng độ cồn
hành khách, cũng không có quy định
uống rượu bia hoặc các chất kích
thích thì không được đi máy bay.
PHONGĐIỀN
M
ới đây, cơ trưởng chuyến bay
VN253 từHàNội đi TP.HCM
của VietnamAirlines vừa từ
chối phục vụ hành khách Vũ Anh
Cường có biểu hiện say xỉn, có
hành vi quấy rối một nữ hành khách
đi cùng chuyến. Vụ việc đã khiến
chuyến bay bị chậm trễ.
Cực hình ngồi cạnh
“ma men”
Nữ hành khách bị quấy rối trên
chuyến bay VN253 ngày 26-7 kể
lại: “Tôi vừa ngồi xuống ghế được
vài phút thì ông ấy đi qua rồi bất ngờ
sờ vào vai tôi, sau đó lần xuống phía
sườn. Quá hốt hoảng, phải mất vài
giây tôi mới định thần và nói to: Chú
làm cái gì đấy. Tôi thấy ông ấy lúc
đó có vẻ đã say rượu, vẫn cười và
luôn mồm nói chú có làm gì đâu”.
Cũng từng bị “ma men” làm phiền
khi bay, chị Vi Ngô (TP.HCM) bức
xúc: “Đúng là cực hình, cả chuyến
bay bị mùi rượu bia nồng nặc tra
tấn, tôi không dám ngủ vì sợ bị quấy
Hành khách làmthủ tục trước khi lênmáy bay. Ảnh: PHONGĐIỀN
Ba lớp kiểm tra có ngăn được
“ma men” lênmáy bay?
Trước khi lênmáy bay, hành khách phải qua ba lớp kiểm tra, giám sát khách có hành vi bất thường,
mất kiểm soát để có phương án xử lý kịp thời.
Việc từ chối vận chuyển “ma men”
chỉ khi hành khách có hành vi mất
kiểm soát nhưng khái niệm và cách
nhận diện hành vi thì lại chưa được
giải thích cụ thể. Việc này chỉ có thể
giám sát, kiểm tra từ khâu làm thủ
tục check in đến khi vào cách ly để
ngăn chặn kịp thời.
TS Ngô Hữu Phước, Phó Trưởng
khoa Luật quốc tế, giảng dạy bộ
môn Hàng không dân dụng quốc tế,
Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng
hàng không dân dụng quốc tế đã có
quy định từ chối vận chuyển hành
khách say xỉn nhưng lại không cấm
hành khách có nồng độ cồn đi máy
bay. Các nước cũng chưa áp dụng
máy đo nồng độ cồn bởi hành khách
là đối tượng được vận chuyển.
“Người có nồng độ cồn cao, thấp
trong máu vẫn chưa thể khẳng định
người đó có say xỉn hay không là
do cơ địa mỗi người. Vì thế, việc
từ chối vận chuyển nên hướng đến
đối tượng say xỉn, chứ khó có thể áp
dụng việc đo nồng độ cồn để từ chối
vận chuyển” - ông Phước góp ý.•
“Trên thực tế vẫn còn
một số trường hợp nhân
viên cả nể, có sự du di để
xảy ra nguy cơ mất an
toàn trên chuyến bay”.
Thủ tướng: Khẩn trương báo cáo
thẩm định sân bay Long Thành
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản
gửi Bộ KH&ĐT về tiến độ thẩm định báo cáo, nghiên cứu
khả thi dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không (CHK)
quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng Bộ KH&ĐT khẩn
trương thực hiện hoàn thiện nội dung báo cáo thẩm định,
báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để báo cáo Thủ tướng.
Đồng thời đảm bảo tiến độ Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ
họp thứ 8 (tháng 10-2019).
Trước đó, Bộ GTVT có báo cáo nghiên cứu khả thi dự
án CHK quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Theo đó, sân bay
Long Thành xây dựng một đường cất, hạ cánh có chiều dài
4.000 m và chiều rộng 45 m, một nhà ga hành khách và các
công trình phụ trợ đồng bộ với công suất phục vụ 25 triệu
hành khách/năm có diện tích khoảng 373.000 m
2
.
Xây dựng đài kiểm soát không lưu có chiều cao khoảng
123 m đảm bảo công tác điều hành, quản lý bay. Xây dựng
các nhà ga hàng hóa cùng các công trình tiện ích hàng hóa
đáp ứng công suất khai thác khoảng 1,2 triệu tấn hàng hóa
mỗi năm. Xây dựng trạm điện đáp ứng công suất tiêu thụ
điện khoảng 50 MVA.
Bên cạnh đó, xây dựng trạm phân phối nước, hệ thống bể
ngầm và đường ống đáp ứng công suất sử dụng nước khoảng
13.000 m
3
/ngày đêm. Xây dựng nhà máy xử lý nước thải đáp
ứng công suất 5.700 m
3
/ngày đêm… Dự án có tổng mức đầu
tư hơn 112.000 tỉ đồng (tương đương 4,8 tỉ USD).
Về giao thông, sân bay sẽ kết nối với các đường được xây
dựng trong tương lai. Cụ thể, quốc lộ 51 cao tốc TP.HCM -
Long Thành - Dầu Giây, Dầu Giây - Phan Thiết. Bên cạnh
đó có tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, được
quy hoạch trên đường trục chính của sân bay (chiều dài
tuyến từ TP.HCM đến CHK quốc tế Long Thành khoảng 33
km). Tiếp đến, tuyến đường sắt nhẹ vận chuyển hành khách
từ ga Thủ Thiêm (TP.HCM) đến sân bay Long Thành…
VIẾT LONG
Cổng công trình ở quận 1 ngã,
một phụ nữ thoát chết
Chiều 2-8, một phụ nữ đi xe máy trên đường Võ Văn
Kiệt hướng về quận 5. Khi đến khu vực trước cổng công
trình thuộc dự
án cao ốc 43
tầng Saigon One
Tower (phường
Nguyễn Thái
Bình, quận 1) thì
người này dừng
lại bên đường
mặc áo mưa. Bất
ngờ cổng công
trình đổ sập trúng
người chị.
Tại hiện trường,
phần kết cấu thép của cổng công trình choán hết làn đường,
sức nặng của cổng thép khiến đường dây điện ngang qua
khu vực bị đứt. Lực lượng chức năng sau đó có mặt, một
đoạn đường qua khu vực được phong tỏa để xử lý.
May mắn người phụ nữ không bị nguy hiểm đến tính
mạng nhưng gặp một phen hoảng loạn. Chồng nạn nhân
sau đó có mặt cho biết may mắn vợ mình chỉ bị điện
giật nhẹ...
NGUYỄN TÂN
Hiện trường xảy ra vụ việc.
Ảnh: NGUYỄNTÂN
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook