181-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy10-8-2019
Chiều 9-8, mưa dông vẫn trút xuống đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên
Giang) làmmột số nơi tiếp tục ngập sâu. Tại ấp Cây Thông
ngoài, một đoạn đường khoảng 300 m đã ngập đến ngang thắt
lưng khiến việc đi lại của người dân vô cùng khó khăn.
Nhiều con đường lớn ở thị trấn Dương Đông cũng chìm
trong biển nước, các con hẻm dẫn vào nhà dân cũng lênh láng
nước. “Nước đợt trước vừa mới nhấp nhém rút thì đợt sau lại
bắt đầu lên. Nhà ngập hết nên chúng tôi phải dọn qua ở nhờ
nhà người quen” - một người dân ở khu phố 4, thị trấn Dương
Đông buồn rầu nói. Cùng cảnh ngộ nhưng nhiều hộ dân vẫn
phải trụ lại trong nhà mình vì chẳng có nơi nào để tá túc.
Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã huy động
hàng ngàn người gồm: Lực lượng vũ trang địa phương và
các lực lượng đóng trên địa bàn hỗ trợ bà con di dời tài
sản đến nơi an toàn hơn. Lãnh đạo huyện Phú Quốc cũng
đã chỉ đạo dừng tất cả cuộc họp để tập trung ứng cứu, đảm
bảo tính mạng và tài sản cho người dân. Một chiến sĩ thuộc
Công an huyện Phú Quốc cho biết đơn vị đã huy động cán
bộ, chiến sĩ túc trực trên các tuyến đường ngập sâu để hỗ
trợ bà con đi lại bằng xe chuyên dùng. Cũng tại các điểm
này, ban, ngành, đoàn thể huyện cũng chuẩn bị nhiều phần
cơm hộp và nước uống miễn phí cho bà con.
Lý giải nguyên nhân khiến đảo ngọc phải đối mặt với trận
ngập lịch sử này, lãnh đạo huyện Phú Quốc cho rằng do hệ
thống thoát nước của nội ô thị trấn Dương Đông đã có cách đây
hàng chục năm, hiện chưa được nâng cấp để đáp ứng cho nhu
cầu phát triển nhanh về dân số và đô thị. Mặt khác, việc xây
dựng tự phát của nhiều hộ dân đã lấn chiếm các đường thoát
nước. Vì thế khi lượng mưa lớn trút xuống như mấy ngày qua
cùng lúc với nước biển dâng làm khu vực Dương Đông bị ngập.
“Trước mắt, UBND huyện sẽ tổ chức giúp đỡ các hộ
dân ổn định cuộc sống. Song song đó, chỉ đạo các phòng
chức năng tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng và phòng,
chống dịch bệnh. Tiến hành nạo vét, khơi thông cống rãnh,
tập trung xử lý các điểm nóng ở khu vực sông, suối bị lấn
chiếm” - ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó Chủ tịch UBND
huyện Phú Quốc, thông tin.Thống kê sơ bộ cho thấy có
khoảng 3.000 hộ dân bị ảnh hưởng trong trận ngập lịch sử
này. Trong đó, khoảng 600 hộ đang cần hỗ trợ về nhu yếu
phẩm. Dự kiến UBND thị trấn Dương Đông sẽ tiếp cận, hỗ
trợ cho bà con vào ngày 10 và 11-8.
Trong một diễn biến khác, trong ngày 9-8, do mưa lớn
kéo dài đến chiều nên sân bay Phú Quốc phải tạm đóng cửa,
nhiều chuyến bay có lịch trình đến Phú Quốc không thể hạ
cánh. Theo dự kiến, sân bay sẽ hoạt động trở lại vào 13 giờ
ngày 10-8.
CHÂU ANH
ngoài cửa biển Ông Đốc nước
ở đâu ùn ùn đổ vào sông, tràn
lên bờ, ngập đường, ngập hết
nhà cửa. Sau đó cả thị trấn bị
ngập. Tôi ở đây hơn 30 năm,
lầu đầu tiên chứng kiến cảnh
này. Nước dâng cao hơn cả
bão số 5 năm 1997”.
Cùng thời điểm trên, phía
cửa biển Khánh Hội, huyện U
Minh, CàMau nước cũng dâng
ngập hết nhà của người dân ở
khu vực chợ Khánh Hội. Xe
cộ, nhà cửa ngập trong biển
nước. Đồ điện sinh hoạt trong
gia đình hư hỏng hàng loạt vì
ngập nước.
Báo cáo chính thức của
UBND tỉnh Cà Mau trong
ngày cho biết nước dâng đã
Chánh văn phòng Ban chỉ huy
Phòng, chống thiên tai và Tìm
kiếmcứu nạn tỉnhCàMau, nói:
“CàMau thời gianqua rất quyết
liệt chủ động phòng thiên tai
bằng hệ thống kè mềm tạo bãi
khôi phục đai rừng phòng hộ.
Tuy nhiên, diễn biến thiên tai
rất phức tạp, vượt ngoài những
dự tínhbanđầu.Trậnnướcdâng
vừa qua cho thấy cầnđẩynhanh
hơn nữa tiến độ khôi phục đai
rừng phòng hộ ven biển. Việc
này địa phương không đủ sức,
cần sự ưu tiên nguồn vốn từ
trung ương”.
Hiện Sở NN&PTNT tỉnh đã
khoanh vùng đê biển đang bị
sạt lở và có nguy cơ sạt lở, thiết
lậphành lang an toàn. Trongkhi
đó lực lượng khác đang tháo
dỡ các công trình, di dời nhà
cửa, hạ tải trọng trong phạm
vi thiết lập; lắp đặt biển báo
cho khu vực sạt lở; xây dựng
phương án bảo vệ các trọng
điểm, vị trí đê xung yếu để
trình UBND tỉnh phê duyệt,
làm cơ sở tổ chức bảo vệ đê.
UBND tỉnh Cà Mau đã yêu
cầu UBND hai huyện Trần
VănThời và UMinh vận động
người dân di dời tài sản ra khỏi
khu vực sạt lở nguy hiểm và
khu vực có nguy cơ sạt lở. •
Từ ngày 3-8 đến nay luôn có gần 200 người túc trực 24/24 giờ để hộ đê biển Tây. Ảnh: TV
tràn qua đê biển Tây Cà Mau.
Nhiều đoạn nước cao hơn đê
đến 0,4 m, gây hư hại nhiều
đoạn đê, sạt lở, hư hỏng nhiều
vườn rau, ngập nhiều ao cá
của nông dân.
Mức thiệt hại chỉ tính riêng
về các nhà dân bị sập, tốc mái,
hoa màu bị ngập úng trong sáu
ngày qua là 32 tỉ đồng. Con số
này chưa tính đến khoản chi
phí hộ đê còn kéo dài trong
nhiều ngày tới.
Di dời dân cần đến
1.400 tỉ đồng
Từ những đợt tấn công bất
ngờ vì thiên tai, UBND tỉnh
Cà Mau vừa có kiến nghị đến
trung ương xin cơ chế xử lý
khẩn cấp cùng kinh phí lên
đến hàng ngàn tỉ đồng.
Kiến nghị nêu rõ: Hỗ trợ
kinh phí để tỉnh Cà Mau triển
khai thực hiện các công trình
khẩn cấp bảo vệ tuyến đê biển
Tây, bảo vệ tính mạng và tài
sản của nhân dân. Trước mắt,
kiến nghị bộ, ngành trung ương
hỗ trợ 73,9 tỉ đồng. Trong đó,
23,3 tỉ đồng để khắc phục ngay
2.100 m đê đang bị sạt lở rất
nguy hiểm, có nguy cơ vỡ đê
bất cứ lúc nào; 35,4 tỉ đồng để
xử lý sớm trong mùa mưa bão
năm 2019 đối với những đoạn
sạt lở nguy hiểm ảnh hưởng
đến đê biển Tây; 15,2 tỉ đồng
để bơm đất, tạo bãi, phục hồi
đai rừng phòng hộ đoạn Kinh
Hai huyện Trần Văn
Thời và UMinh vận
động người dân di
dời tài sản ra khỏi
khu vực sạt lở nguy
hiểm và khu vực có
nguy cơ sạt lở.
Mới - Đá Bạc, ngọn Tiểu Dừa
với chiều dài khoảng 7.000 m.
Tỉnh kiến nghị Thủ tướng
Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ
Tài chính, Bộ NN&PTNT
hỗ trợ 1.400 tỉ đồng để di dời
dân cư vào sinh sống ổn định
ở các cụm tuyến dân cư mới
giai đoạn 2016-2020, lộ trình
đến năm 2025. Trước mắt, hỗ
trợ 140 tỉ đồng từ nguồn dự
phòng ngân sách trung ương
và các nguồn vốn hợp pháp
khác cho tỉnh Cà Mau triển
khai thực hiện khẩn cấp dự án
đầu tư hạ tầng tái định cư, di
dời dân di cư tự do, dân sinh
sống vùng thiên tai tỉnh Cà
Mau, số lượng khoảng 646 hộ.
Trao đổi với chúng tôi về tình
hình thiên tai những năm gần
đây, ông Nguyễn Long Hoai,
TRẦNVŨ
C
hủ tịch UBND tỉnh Cà
Mau mới đây đã ký báo
cáo tình hình thiệt hại do
thiên tai gây ra trong những
ngày đầu tháng 8. Theo đó,
chỉ trong sáu ngày, từ ngày
2 đến 7-8, tỉnh Cà Mau đã bị
thiệt hại về tài sản do thiên
tai lên đến 32 tỉ đồng.
Trận nước dâng kỳ lạ
Anh Nguyễn Thanh Tâm
ở khóm 6, thị trấn Sông Đốc,
huyệnTrầnVănThời (CàMau)
kể lại: “Lúc đó khoảng 14 giờ
ngày 3-8, chúng tôi đang ngồi
nói chuyện trước nhà. Trời chỉ
mưa lâm thâmbỗng bất ngờ từ
Diện tích mất rừng phòng hộ xung yếu
ven biển ngày càng tăng
Từ những tháng đầu năm2017 đến nay, do ảnh hưởng của
các cơn bão, cộng với giómùaTâyNamhoạt độngmạnh, mưa
lớn kéo dài kết hợp triều cường đã gây sạt lở nhanh nhiều
đoạn đê biển. Đê biểnTây có khoảng 57.000m, đê biểnĐông
có khoảng 48.000 m sạt lở nghiêm trọng. Các đoạn sạt lở này
ảnh hưởng trực tiếp đến 1.250 hộ dân.
Từ thực tế trên, tỉnh Cà Mau đã kiến nghị Thủ tướng Chính
phủ và các bộ, ngành liên quan xemxét cho tỉnh thực hiện thí
điểm cơ chế“giao đất đầu tư các dự án sau khi doanh nghiệp
đầu tư xây dựng kè tạo bãi trồng rừng ven biển” nhằm thu
hút các nhà đầu tư có năng lực thực hiệnmột số dự án đầu tư
phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ..., kết hợp xây dựng
công trình kè chống sạt lở, gây bồi tạobãi trồng rừng, lấnbiển.
Ngoài ra, Cà Mau kiến nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm,
kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ kinh phí cho tỉnh trong
đầu tư xây dựng công trình chống sạt lở khu vực ven biển.
Cà Mau xin
ngàn tỉ
để dời dân
Một trận nước dâng bất ngờ, vượt ngoài tầmkiểm soát
và khả năng phòng vệ khiến CàMau thiệt hại nặng nề.
PhúQuốc lý giải nguyênnhânngậpnặng
Trận ngập lịch sử đã bộc lộ sự thiếu đồng bộ trong xây dựng hạ tầng trong quá trình phát triển nhanh chóng của đảo ngọc PhúQuốc.
Mưa vẫn tiếp tục rơi trong ngày 10-8
Theo báo cáo của huyện PhúQuốc, trong đợt ngập từ ngày
2 đến 5-8 vừa qua có hai địa bàn bị ảnh hưởng nặng là thị
trấnDươngĐông và xã CửaDương.Toàn huyện có khoảng 34
km đường bị ngập, độ sâu trung bình 0,6 m, nơi cao nhất là
khoảng 1,5m. Tổng số nhà bị ngập nước 3.874 căn, vật dụng,
tài sản, hoa màu, gia cầm, thủy sản bị thiệt hại nặng. Theo
thống kê ban đầu, tổng thiệt hại là hơn 68 tỉ đồng.
Theo Đài Khí tượngThủy văn khu vực Nambộ, mây đối lưu
đang phát triển và gâymưa dông trên khu vực đảo PhúQuốc,
tỉnh Kiên Giang và các tỉnh, TP lân cận. Những đám mây đối
lưu này sẽ còn tiếp tục phát triển, gây ra mưa rào và dông,
sau đó mở rộng và dịch chuyển theo hướng đông lan sang
các vùng lân cận khác. Theo dự báo, trong ngày 10-8, huyện
đảo Phú Quốc mưa vẫn tiếp tục nhưng giảm so với ngày 9-8.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook