183-2019 - page 10

9
Lấp suối xây nhà, trồng rau,
Đà Lạt cứmưa là ngập
Với tốc độ bê tông hóa khắp nơi, xây dựng, phát triển nhà kính
không kiểm soát như hiện nay, việc Đà Lạt ngập nước vàomùamưa là
điều không thể tránh khỏi.
BÌNHAN
N
hững trận mưa không
lớn nhưng kéo dài trong
những ngày qua đã gây
ngập úng cục bộ ở khu vực
Mạc Đĩnh Chi, Cam Ly và
một số tuyến đường ở trung
tâm TP Đà Lạt. Điều này một
lần nữa khiến nhiều người lo
lắng và đặt câu hỏi về hiệu quả
của việc quy hoạch phát triển
TP Đà Lạt hiện nay. Nơi đây
một thời đã được mệnh danh
là tiểu Paris với vẻ đẹp thơ
mộng, khí hậu trong lành, mát
mẻ khó nơi đâu sánh bằng.
Nhiều con suối bỗng
biến khỏi bản đồ
Người dân sinh sống dọc bên
suối Mạc Đĩnh Chi, Cam Ly,
Mê Linh, khu dân cư ở chân
đèo Prenn những ngày qua
liên tục chứng kiến cảnh nước
đỏ ngầu chảy cuồn cuộn như
lũ tràn lên cả mặt đường, gây
ngập úng cả khu vực. “Nhà tôi
ở đây lâu rồi. Trước đây con
suối rộng lắm, nhà cửa không
khang trang như bây giờ, nhà
gỗ nhiều, suối chưa bị bê tông
hóa nhưng mưa lớn mấy cũng
chưa thấy cảnh tượng như lũ
cuốn mấy ngày qua. Nhiều
đoạn suối khi xây dựng đã bị
nắn dòng, chảy rất xiết, nước
đập vào thành kênh tràn cả
lên mặt đường nguy hiểm vô
cùng” - anhDươngQuangNhật,
một người dân sống bên suối
Mạc Đĩnh Chi, nói. Tình trạng
lấn chiếm suối để xây nhà đã
diễn ra ở nhiều nơi suốt một
thời gian dài không được quản
lý. Lâu dần nhiều con suối ở
trung tâm TP bỗng nhiên biến
khỏi bản đồ, thay vào đó là nhà
cửa mọc lên san sát.
Nguyên nhân gây ra
tình trạng ngập
Theo PGS-TSNguyễnMộng
Sinh, nguyênChủ tịchLiên hiệp
Các hội khoa học kỹ thuật tỉnh
LâmĐồng,trongrấtnhiềunguyên
nhân đã được
các chuyên
gia trong và
ngoài nước
chỉ ra thì cóba
nguyên nhân
chính gây ra
tìnhtrạngngập
cục bộ ở Đà
Lạt. Đó là tốc
độbêtônghóa
quá nhanh và mất kiểm soát;
nhà kính, nylon mọc lên tràn
lan không có quy hoạch và hệ
thống các con suối, hồ đập rải
rác khắp nơi từ thượng nguồn
xuống hạ lưu ở vùng đất cao
nguyênnàyđểđiều tiết lưu lượng
nước đã bị lấn chiếm hoặc lấp
đất làm đường đi, nhà ở, trồng
rau, trồng hoa…“Quá trình đô
thị hóa ồ ạt khiến TP đang phải
chịu nhiều hệ lụy. Nhiều cánh
rừng thông ven TP và nội đô
đang dần biến mất, thay thế bởi
các công trình xây dựng. Việc
quản lý lỏng lẻo, cấp phép xây
dựng thiếu quy hoạch và quy
củ khiến kiến trúc đô thị Đà Lạt
chịu nhiều biến dạng. Khu vực
trung tâmTPken cứng nhà cao
tầng, nhà hộp, khắp nơi bê tông
hóa, mảng xanh ít dần khiến khu
vực trung tâmTP
mất đi diện tích
bề mặt để thẩm
thấu nước. Mỗi
khitrờimưa,nước
mưachảytrànlan,
lênhlángtrênmặt
đường, từ cao đổ
xuống thấp gây
ngập và sạt lở ở
vùng thấp là điều
khó tránh” - TS Sinh nhận định.
Còn theo ông Lại Thế Hưng,
Chi cục trưởng Chi cục Trồng
trọt và bảo vệ thực vật tỉnh
Lâm Đồng, việc phát triển
nhà kính tràn lan, mạnh ai
nấy làm thời gian qua cũng
là một trong những nguyên
nhân chính gây ảnh hưởng rất
lớn đến môi trường và sự phát
triển bền vững của Đà Lạt. Việc
xây dựng nhà kính làm nông
nghiệp tuy mang lại hiệu quả
khá cao trong canh tác nhưng
chưa được quy hoạch và tính
toán khoa học để phù hợp ở
từng khu vực. Việc thả lỏng
cho người dân muốn làm nhà
kính, nhà nylon kiểu gì cũng
được dẫn đến hậu quả là nước
bị chiếmmất không gian thẩm
thấu. Do đó, khi mưa xuống là
đổ dồn qua hệ thống mái che
nylon rơi vào một chỗ và gây
ngập úng cục bộ. “Hiện ngành
nông nghiệp tỉnh LâmĐồng đã
xây dựng hệ thống quy chuẩn
về việc xây dựng nhà kính để
đảm bảo khả năng thoát nước
nhanh khi trời mưa lớn. Tuy
nhiên, quy định này đến nay
vẫn chưa được áp dụng và
địa phương cũng chưa có quy
hoạch những khu vực được xây
dựng nhà kính và công khai
đến người dân” - ông Hưng
nói. Bên cạnh đó, theo ông
Hưng phong trào phát triển
homestay có view núi, quán
cà phê cũng phải có view núi,
ngắm rừng khiến nhiều người
săn lùng đất rừng, đất nông
nghiệp ở cả ngoại ô. Nhiều
cánh rừng thông ở Mănglin,
Tà Nung, Trại Mát, Xuân Thọ,
Thái Phiên nham nhở vì nhà ở
và nhà kính… “Với tốc độ bê
tông hóa khắp nơi, xây dựng,
phát triển nhà kính không kiểm
soát như hiện nay thì rõ ràng
tới mùa mưa Đà Lạt sẽ ngập
như chúng ta đang thấy” - ông
Hưng cho hay.•
Nhà kính phát triển tràn lan tại Đà Lạt. Ảnh: BÌNHAN
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng, mưa lớn trong những
ngày qua đã gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện, TP
của tỉnh Lâm Đồng khiến hơn 2.430 căn nhà bị ngập, 548 hộ
phải di dời; nhấn chìmhơn 2.558 ha cây trồng; gây ngập và thiệt
hại hàng trăm hecta nhà kính sản xuất công nghệ cao; 52,2 ha
nuôi trồng thủy sản bị ngập, hơn 310 tấn cá tầm bị cuốn trôi;
các tuyến giao thông bị sạt lở, chia cắt; nhiều ô tô bị ngập, cuốn
trôi. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 130 tỉ đồng.
Việc quản lý lỏng
lẻo, cấp phép xây
dựng thiếu quy
hoạch và quy củ
khiến kiến trúc đô
thị Đà Lạt chịu
nhiều biến dạng.
Kýkết phụlụchợpđồng
dựáncao tốcTrung
Lương -MỹThuận
Ngày 12-8, UBND tỉnh Tiền Giang, Liên doanh
nhà đầu tư dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
cùng Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã
ký phụ lục hợp đồng (PLHĐ) dự án cao tốc Trung
Lương - Mỹ Thuận.
PLHĐ dự án được ký kết nhằm điều chỉnh, sửa
đổi, bổ sung một số nội dung của hợp đồng và các
PLHĐ được ký trước đó. Đây cũng là cơ sở pháp lý
quan trọng để doanh nghiệp dự án vận hành dự án,
để hai bên ràng buộc trách nhiệm và hợp tác, cơ sở
để các ngân hàng thẩm định, giải ngân vốn tín dụng.
PLHĐ này xác định tổng mức đầu tư của dự án là
12.668 tỉ đồng (tổng mức đầu tư ban đầu của dự án
là 14.678 tỉ đồng), trong đó vốn ngân sách nhà nước
(NSNN) hỗ trợ là 2.186 tỉ đồng; nguồn vốn BOT
10.482 tỉ đồng (vốn vay từ các ngân hàng thương
mại là 7.694 tỉ đồng). Trong trường hợp có thay đổi
về tổng vốn đầu tư, vốn BOT thì vốn chủ sở hữu sẽ
được điều chỉnh theo cho phù hợp.
PLHĐ được ký kết lần này cũng xác định trường
hợp nguồn vốn hỗ trợ từ NSNN 2.186 tỉ đồng không
hoặc chưa được bố trí giải ngân trong năm 2019
theo kế hoạch tiến độ của dự án thì nhà đầu tư có
quyền đề xuất gia hạn hoặc hoãn, tạm dừng dự án.
Mặt khác, trường hợp các ngân hàng thương mại
không thu xếp nguồn vốn vay cho dự án (mà lỗi
không thuộc về nhà đầu tư) hoặc các yêu cầu giải
ngân bắt buộc với dự án mà nhà đầu tư không thể
thực hiện được thì nhà đầu tư và UBND tỉnh thống
nhất báo cáo Chính phủ, Thủ tướng xem xét giải
quyết. Đồng thời đề xuất Chính phủ bố trí nguồn vốn
khác để thực hiện dự án.
Tại buổi ký kết, ông Lưu Xuân Thủy, Phó Chủ
tịch HĐQT Công ty BOT Trung Lương - Mỹ Thuận,
cho biết để đi đến ký kết hợp đồng này, BOT Trung
Lương - Mỹ Thuận đã cơ bản hoàn thiện các khung
pháp lý cho việc triển khai dự án bao gồm kể cả
khung pháp lý cho việc giải ngân nguồn vốn của
NSNN và khung pháp lý quan trọng cho việc thẩm
định phương án tín dụng của các ngân hàng tài trợ
vốn cho dự án.
“Việc ký kết PLHĐ này không có nghĩa là trách
nhiệm của cơ quan nhà nươc có thẩm quyền và chủ
đầu tư đến đây hoàn thành. Đây mới là cơ sở pháp
lý rất quan trọng cho việc thẩm định nguồn vốn tín
dụng cho dự án. Sau buổi ký kết này, chúng tôi cũng
sẽ tiếp tục cùng cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đảm bảo nguồn vốn tín dụng cho thực hiện dự án
trong thời gian tới” - ông Thủy cho biết.
Ông PhạmAnh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền
Giang, cho biết việc ký kết PLHĐ là sự nỗ lực rất lớn
của hai bên để chuẩn bị cho nhiều công việc khác, đặc
biệt là nguồn vốn cho dự án. “Chúng ta cần phải nỗ
lực nhiều hơn bởi thời gian còn lại rất ngắn trong khi
khối lượng công việc rất lớn. Về phía tỉnh Tiền Giang,
chúng tôi sẽ cố gắng cùng với nhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án cùng sát cánh hoàn thành tốt tiến độ dự
án” - ông Tuấn nói.
Ông Tuấn thông tin tỉnh Tiền Giang sẽ làm việc
với trung ương để sớm phân vốn ngân sách cho dự
án trong năm 2019 này nhằm đáp ứng điều kiện để
dự án về đích đúng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ
tướng cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận phải thông
tuyến vào cuối năm 2020.
ĐÔNG HÀ
Các công nhân thi công trên công trường cao tốc
Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17
Powered by FlippingBook