183-2019 - page 3

3
Bộ Nội vụ yêu cầu kiểm tra vụ đám cưới
xa hoa ở Sóc Trăng
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa vừa ký
văn bản đề nghị UBND tỉnh Sóc Trăng kiểm tra và xử lý
việc bà Hồ Thị Cẩm Đào, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy,
Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, tổ chức
đám cưới rình rang, xa hoa cho con trai. “Bộ Nội vụ cũng
đề nghị tỉnh báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý thông tin về
Bộ trước ngày 20-8…” - ông Thừa thông tin.
Theo đó, tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ, PV
có phản ánh việc bà Đào tổ chức đám cưới nhiều ngày với
nhiều xe biển xanh, biển đỏ đến dự đám cưới trong bối
cảnh Bộ Chính trị đã ban hành và nhiều lần quán triệt quy
định nêu gương, yêu cầu cán bộ, đảng viên không được
sống xa hoa, lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa cho rằng nếu đúng
thông tin báo chí đưa tin thì phải xem xét tổng thể vi phạm
quy định văn hóa tổ chức hiếu, hỉ tại địa phương, vi phạm
đến đâu xử lý đến đó. Bộ Nội vụ sẽ làm việc với tỉnh Sóc
Trăng và xem xét cụ thể về trường hợp của bà Đào.
Cũng liên quan đến việc này, ngày 22-7, Phó Bí thư
Tỉnh ủy Sóc Trăng Huỳnh Văn Sum cho biết đã yêu cầu
bà Hồ Thị Cẩm Đào viết kiểm điểm sau khi có dư luận
phản ánh nữ cán bộ này tổ chức bốn lần tiệc trong ba ngày
diễn ra đám cưới con trai. Đối với chuyện sử dụng xe
công để đi đám cưới, ông Sum cho biết sẽ yêu cầu kiểm
điểm, người nào đi sẽ bị kỷ luật.
Theo phản ánh, từ ngày 19 đến 21-7, bà Đào tổ chức
đám cưới cho con trai. Trong những lần bà Đào đãi tiệc
đều có xe công chở cán bộ đến dự, trong đó gồm nhiều xe
biển xanh, biển đỏ của các địa phương khác nhau như Bến
Tre, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cần Thơ…
T.NGUYỆT
Hơn 1.400 phạm nhân người nước ngoài
đang chấp hành án tại Việt Nam
Theo dự thảo báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về
chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, tính đến
đầu tháng 5-2019, hơn 1.400 phạm nhân là người nước
ngoài thuộc 30 quốc tịch khác nhau đang chấp hành án
hình sự tại các cơ sở giam giữ trên lãnh thổ Việt Nam. Số
phạm nhân đang chấp hành án phạt tù là trên 500 người.
Đa số các phạm nhân bị kết án liên quan đến các tội
phạm về ma túy và kinh tế. Về quốc tịch, số phạm nhân
mang quốc tịch Lào và Trung Quốc (bao gồm cả Đài
Loan, Hong Kong, Macau) là nhiều nhất, tiếp đến là phạm
nhân quốc tịch Nigeria, Campuchia, Úc.
Ngược lại, có hơn 4.000 người Việt Nam đang chấp
hành án phạt tù có thời hạn, chung thân hoặc các hình
phạt tước tự do khác ở Trung Quốc, Cộng hòa Czech,
Campuchia, Đức.
Bộ Công an đã nhận 16 đề nghị của phía nước ngoài về
việc chuyển giao công dân Việt Nam đang chấp hành án
phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam để tiếp tục chấp hành
hình phạt và đã tiếp nhận bốn người bị tòa ở Anh tuyên
hình phạt tù chung thân về tội giết người.
Bộ Công an kiến nghị cần sớm ban hành một đạo luật
riêng về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù để
phân biệt giữa các hoạt động nhân đạo với các hoạt động
mang tính cưỡng chế cao như dẫn độ, tương trợ tư pháp
về hình sự.
Cơ quan chức năng cũng cần khảo sát, thống kê, đánh
giá thực trạng, tình hình người Việt Nam đang chấp hành
án tại nước ngoài và nhu cầu được chuyển giao về Việt
Nam để tiếp tục chấp hành án và khả năng đáp ứng yêu
cầu tiếp nhận của các trại giam trong trường hợp họ mong
muốn được trở về Việt Nam để chấp hành án.
T.PHAN
toán, chất lượng các cuộc
kiểm toán trong kế hoạch để
có căn cứ trình UBTVQH,
QH xem xét, quyết định” -
ông Hải nói.
Phó Chủ tịch QH Uông
Chu Lưu đồng ý mở rộng
thẩm quyền đề nghị kiểm
toán cho các chủ thể nhưng
có thực hiện hay không thì
phải theo kế hoạch kiểm toán
đã được QH phê duyệt. “Đề
nghị đó phải được bổ sung
trong kế hoạch” - Phó Chủ
tịch QH nhấn mạnh.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị
Kim Ngân lưu ý, kế hoạch
kiểm toán hằng năm do QH
thảo luận, thông qua và ra
nghị quyết. “KTNN trước hết
phải thực hiện nghị quyết của
QH” - bà Ngân nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch QH, trong
quá trình chỉ đạo, điều hành,
quản lý, Chính phủ, Thủ
tướng phát hiện có những
vấn đề nên yêu cầu kiểm toán
là “nhu cầu chính đáng, yêu
cầu đúng. Tuy nhiên, dự án
luật phải có cơ chế để tránh
việc “ai cũng có thể chỉ đạo
kiểm toán”. Mặt khác, hằng
năm, KTNN đã thực hiện rất
nhiều nhiệm vụ nên không
thể đáp ứng được hết các yêu
cầu ngoài kế hoạch.
“Nếu quá nhiều chỉ đạo
ngoài kế hoạch của kiểm
toán thì nghị quyết của QH
thế nào?”, bà Ngân nêu vấn
đề và đề nghị phải xử lý vấn
đề này trong luật để tránh
mâu thuẫn với nghị quyết
của QH.
Chỉ cần một sở giao
dịch chứng khoán
Cho ý kiến về dự án Luật
Chứng khoán (sửa đổi), các
đại biểu cho rằng chỉ nên có
một sở giao dịch chứng khoán
và giao cho Chính phủ quyết
định là nên đặt ở đâu, trên cơ
sở tổng kết hoạt động của hai
sàn giao dịch chứng khoán
Hà Nội, TP.HCM.
“Sở giao dịch chứng khoán
ĐỨCMINH
N
gày12-8,ỦybanThường
vụQuốchội(UBTVQH)
đã thảo luận về dự án
Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Kiểm toán
Nhà nước (KTNN), Luật
Chứng khoán (sửa đổi)… và
thống nhất nhiều vấn đề còn
ý kiến khác nhau mà trước
đó đã bàn thảo.
Lo kiểm toán không
kham hết nghị quyết
của Quốc hội
Theodự thảo, KTNN“Thực
hiện kiểm toán theo yêu cầu
của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ”. Đây là nội dung
vừa được bổ sung so với dự
thảo luật đã trình QH cho ý
kiến lần đầu tại kỳ họp thứ
7 (tháng 5-2019).
Nêu quan điểm của cơ
quan thẩm tra dự án luật, ông
Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm
Ủy ban Tài chính Ngân sách,
cho biết: Thường trực Ủy ban
thống nhất với đề xuất trên
để KTNN bảo đảm nguồn
lực, chủ động hơn trong thực
hiện kế hoạch kiểm toán đã
được quyết định.
Tuy nhiên, theo ông, KTNN
cần giải trình rõ hơn và tổng
hợp, thống kê, đánh giá tác
động khi thực hiện các nhiệm
vụ mà Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ đã yêu cầu kiểm
toán thực hiện từ khi Luật
KTNN năm 2015 có hiệu
lực đến nay.
“Cần làm rõ mức độ ảnh
hưởng đến kế hoạch kiểm
Chủ tịchQHNguyễn Thị KimNgân đang phát biểu tại phiên họp. Ảnh: QH
Tránh việc ai cũng có thể
chỉ đạo kiểm toán
Không chào bán chứng khoán riêng lẻ
Các đại biểu thống nhất không cho phép doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo chào bán chứng khoán riêng lẻ bởi
phần lớn nó là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu cho phép
chào bán chứng khoán riêng lẻ có thể sẽ có nhiều rủi ro,
dẫn tới hiệu ứng domino trên thị trường. Các doanh nghiệp
này cần vốn, có thể huy động qua các kênh khác để tránh
rủi ro cho thị trường tài chính.
Phân tích thêm, ChủnhiệmỦy banKinh tếVũHồngThanh
nói: Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo đã được cụ thể hóa trong nhiều luật hiện hành.“Nếu cho
phép chào bán chứng khoán ra công chúng sẽ ảnh hưởng
đến tính an toàn của thị trường và không bảo đảmtính bình
đẳngđối với các thành viên thị trường khác”- ôngThanhnói.
Thời sự -
ThứBa13-8-2019
Kiểm toán thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội, nếu “ai cũng chỉ đạo” mà không có cơ chế,
cơ quan này không khamnổi.
Sở giao dịch chứng
khoán sẽ được đặt
tại Hà Nội để quản
lý, điều hành, giám
sát, ứng phó với mọi
bất bình thường.
nên đặt ở nơi trung tâm tài
chính giao dịch sôi động nhất,
không nhất thiết đặt tại thủ
đô” - Chủ tịch QH phát biểu.
Giải trình sau đó, Bộ trưởng
Tài chính Đinh Tiến Dũng
đồng tình với đa số ý kiến
cho rằng chỉ nên thiết kế
“một sở, hai sàn giao dịch
chứng khoán”.
Ông Dũng cho biết Bộ Tài
chính đã hoàn chỉnh đề án sở
giao dịch chứng khoán để
trình Thủ tướng quyết định.
Sở giao dịch chứng khoán sẽ
được đặt tại Hà Nội để phù
hợp quản lý, điều hành, giám
sát, ứng phó với mọi bất bình
thường. Việc phân chia này
cũng phù hợp với mô hình
sàn giao dịch TP.HCM là nơi
tập hợp các doanh nghiệp cổ
phần lớn, còn sàn Hà Nội sẽ
là nơi giao dịch cổ phiếu, trái
phiếu chính phủ...
“Ủy ban Kinh tế đề nghị
bổ sung quy định theo hướng
Chính phủ quyết định hình
thức tổ chức, thành lập, giải
thể, cơ cấu của sở giao dịch
chứng khoán, trong đó bảo
đảm Nhà nước nắm giữ trên
50% vốn điều lệ. Quan điểm
bộ trưởng thế nào?” - Phó
Chủ tịch QH Phùng Quốc
Hiển hỏi.
Đáp lại, Bộ trưởng Đinh
Tiến Dũng cho rằng Thủ
tướng quyết định là đúng
nhưng không nên quy định
Nhà nước nắm giữ trên 50%
vốn điều lệ vì còn phụ thuộc
từng điều kiện kinh tế - xã
hội, từng thời kỳ. “Thông lệ
quốc tế là Nhà nước không
nắm cổ phần chi phối” - ông
Dũng nhấn mạnh.•
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...17
Powered by FlippingBook