186-2019 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN
Đ
ào tạo đội ngũ giáo
viên tiếngAnh; cơ chế,
chính sách; hệ thống
quản trị đại học (ĐH), hội
nhập quốc tế là những vấn đề
được các đại biểu đặt ra tại
hội thảo “Đào tạo nhân lực
trình độ quốc tế ở TP.HCM
giai đoạn 2020-2030” diễn
ra ngày 15-8.
Đào tạo nhân lực
quốc tế phải có
giảng viên quốc tế
Tham dự hội thảo, PGS-
TS Vũ Hải Quân, Phó Giám
đốc thường trực ĐH Quốc
gia TP.HCM, đặt ra câu hỏi
nhân lực quốc tế nằm ở đâu
trong chiến lược phát triển
của TP.HCM. Dưới góc độ
của ĐH Quốc gia TP.HCM,
nhân lực chính là điểm tựa,
khoa học côngnghệ là đònbẩy.
NếuTP.HCMsử dụng nhân
lực phục vụ cho sự phát triển
của mình thì TP nên có một
cơ chế đặt hàng các đơn vị
đào tạo nhân lực. Bên cạnh
đó, TP cần nâng cao hiệu quả
dạy và học tiếngAnh. Bởi hội
nhập quốc tế, trình độ nhân
lực quốc tế, ngoại ngữ sẽ là
yếu tố then chốt. Thực tế hiện
nay, khi học ĐH, sinh viên
thường yếu nhất ở môn tiếng
Anh. “Cho nên tôi hy vọng
chương trình đào tạo tiếng
Anh sẽ được bắt đầu sớm để
đáp ứng nhu cầu phát triển
của xã hội” - ông Quân nói.
Ông Quân đề xuất TP và
các trường ĐH nên xây dựng
trung tâm cải tiến các phương
pháp và công nghệ giảng
dạy. Đây là điều quan trọng,
bởi muốn có nhân lực quốc
tế cần phải có phương pháp
mới, công nghệ mới để đào
tạo. Song song đó nên hình
thành mô hình ĐH dựa trên
nền tảng công nghệ để các
trường có thể chia sẻ kinh
nghiệm, bài giảng, phương
pháp, tài liệu.
Trong khi đó, TS Hà Thúc
Viên, PhóHiệu trưởngTrường
ĐH Việt Đức, cho rằng để
thúc đẩy và nâng cao chất
lượng giáo dục Việt Nam,
một trong những yêu cầu là
hội nhập quốc tế và quốc tế
hóa hệ thống giáo dục.
Để thực hiện điều này cần
có chính sách quốc gia, cũng
như chính sách của TP.HCM
về quốc tế hóa. Quốc tế hóa
giáo dục ĐH đòi hỏi một sự
đầu tư mạnh mẽ trong hoạt
động đào tạo nghiên cứu.
Mặt khác, vấn đề cơ chế,
chính sách rất quan trọng.
“Trong quá trình triển khai
dự án ĐHViệt Đức, chúng tôi
thấy cơ chế, chính sách là vấn
đề rất lớn, có những lúc đã tạo
ra những rào cản trong quá
trình hợp tác quốc tế về giáo
dục ĐH. Chính vì thế, TP cần
cómột khung pháp lý cởi mở,
rõ ràng. Bên cạnh đó, trong
quá trình hợp tác quốc tế cần
quan tâm đến chất lượng học
thuật của các chương trình,
dù hợp tác chương trình đào
tạo ở cấp khoa hay thành lập
ĐH quốc tế theo mô hình thì
chất lượng học thuật đặt lên
hàng đầu” - ông Viên nói.
Cần có hội đồng
tư vấn đào tạo
nhân lực quốc tế
Phát biểu chỉ đạo tại hội
thảo,Bí thưThànhủyTP.HCM
Nguyễn Thiện Nhân khẳng
Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễn ThiệnNhân trò chuyện với các đại biểu bên lề hội thảo.
Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Đời sống xã hội -
ThứSáu16-8-2019
“TP.HCM phải đi đầu về
chất lượng giáo dục”
TP.HCMsẽcómột chương trìnhđồngbộđểhướngđếnđàotạonhânlực trìnhđộquốc tế trêncác lĩnhvựcchọnlọc.
định: Với sự cần thiết về
nguồn nhân lực trình độ
quốc tế của TP.HCM, TP sẽ
có một chương trình đồng bộ
để hướng đến đào tạo nhân
lực trình độ quốc tế trên các
lĩnh vực chọn lọc.
Trước hết, nên chăng cần
có một hội đồng tư vấn đào
tạo nhân lực quốc tếTP.HCM.
Hội đồng tư vấn sẽ bao gồm
10 người trong nước, 10 người
nước ngoài. Bởi muốn có
trình độ quốc tế thì phải có
chuyên gia nước ngoài tham
gia. Việc có hội đồng tư vấn
sẽ giúp cho các chương trình
được triển khai đồng bộ.
Thứ hai, TP nên có một
chương trình cho vay để sinh
viên học trường chất lượng
cao. Thực tế, nhiều sinh viên
khá, giỏi muốn học trường
chất lượng cao nhưng không
đủ điều kiện. Với nguồn vốn
trên, các em sẽ được vay tiền
đóng học phí và cam kết trả
sau khi có việc làm. Song
song đó, TP nên có chương
trình cho vay kích cầu để hình
thành các trường ĐH có trình
độ quốc tế.
Bên cạnh đó, TP cần phải
phát triển mạnh mẽ hợp tác
công tư theo từngnhómchuyên
đề khác nhau như tăng tốc
nâng cao trình độ tiếngAnh;
đào tạo giáo viên thực hiện
chương trình quốc tế; triển
khai các chương trình đào
tạo quốc tế; kiểm định chất
lượng giáo dục; hợp tác trong
việc nâng cao trình độ quản
lý của nhà trường. Cùng đó
là việc triển khai các chương
trình khởi nghiệp sáng tạo;
chuyển giao công nghệ mới
và phát triển công nghệ mới.•
TP nên có một
chương trình cho
vay để sinh viên
học trường chất
lượng cao.
Ý tưởng của tôi đương nhiên là có vẻ thú
vị nhưng bất khả thi vì chưa có những quy
định và hệ thống chưa đủ “thông minh” để
có thể quản trị được mạng lưới học sinh đi
lại như mạng nhện trên địa bàn TP.
Tất nhiên, khó thì cũng phải làm, trước
mắt cứ tập trung vào những việc đơn giản
và khả thi.
. Chẳng hạn những việc gì, thưa bà?
+Ví dụ, cầnminh định quan hệ pháp lý giữa
công ty vận tải, nhà trường, phụ huynh, cô
trông trẻ. Ai là người chịu trách nhiệm chính,
ai liên đới, dựa trên cơ sở nào, trong trường
hợp nào. Ví dụ, khi dừng, đỗ mà có tai nạn
do trẻ bị xe bên ngoài va quẹt, hoặc xe chở
trẻ em lại va quẹt vào người khác, hoặc…
vô vàn các tình huống phát sinh.
Hay thiết lập quy trình vận hành hoạt động
chuyên chở học sinh. Ai nhận, ai ký, kiểm
đếm, nhận diện, chỗ nào phải có camera,
hành trình nào phải tuân thủ…Quy định chất
lượng của chiếc xe chuyên chở học sinh, các
thiết bị phòng, chống rủi ro như búa phá kính,
chuông báo động khi còn người trong xe đã
dừng mà đóng cửa… Quy định về trình độ,
và quan trọng hơn là thái độ, hành vi, thói
quen sống của tài xế, khả năng
chịu áp lực khi lái xe và khả
năng kiểm soát điều chỉnh
cảm xúc…
Luật của trái tim mới
là luật cao nhất
. Tôi gọi ý tưởng có một đạo
luật mang tên Lê Hoàng Long
về an toàn trường học là một “sáng kiến lập
pháp”. Nhưng bà chỉ là đại biểu HĐND, bà
sẽ thúc đẩy “sáng kiến lập pháp” này như
thế nào?
+ Tôi coi đây là một kiến nghị về luật chứ
không phải là một sáng kiến lập pháp, bởi cá
nhân tôi không có đủ thẩm quyền lẫn năng
lực để xây dựng một dự án luật trình Quốc
hội. Ở cương vị mình, tôi có trách nhiệm phải
nói lên kỳ vọng và mong đợi của người dân
mà tôi đại diện.
Việc có một luật như vậy là cần thiết và
là thực tiễn tốt đang được triển khai tại các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Quan
trọng nhất là nó đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn
đời sống của Việt Nam.
. Dù vậy, tôi thấy đây là một kiến nghị thời
sự, tốt lành cho tương lai học
sinh. Bà sẽ đưa kiến nghị lên
cấp cao hơn chứ?
+ Tôi có điều kiện tiếp xúc
với các đại biểu Quốc hội có
cùng mối quan tâm tới giáo
dục, trẻ em, y tế và sức khỏe.
Nói đúng hơn, tôi tin tất cả
đại biểu Quốc hội đều quan
tâm tới an toàn của tương lai Việt Nam, tôi
sẽ cố gắng thu xếp để các ý tưởng được viết
thành một đề xuất sơ bộ gửi tới các đại biểu
Quốc hội và theo đuổi nó theo cách của mình.
“Tôi luôn cho rằng: Luật là tối thiểu, phạm
luật là đã thành tội phạm, đạo đức là mức cao
hơn của luật, trái timcon người thực thi làmức
cao nhất chomọi hành động.Vậy nên việc tiếng
nói của tôi chạm tới trái tim mọi người thì tôi
tin rằng con đường này sẽ có người tiếp sức”.
. Xin cám ơn bà.•
“Vậy nên việc tiếng
nói của tôi chạm tới
trái tim mọi người
thì tôi tin rằng con
đường này sẽ có
người tiếp sức.”
BàĐỗ Thùy
Dương, đại
biểuHĐND
TPHàNội.
Ảnh: NVCC
Mong muốn TP.HCM đi đầu trong
đào tạo nhân lực
TP.HCM tiếp tục hỗ trợ các cơ sở giáo dục ĐH nâng cao
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; quan tâm, xem xét có
những chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp trên địa bàn
TP.HCM tham gia với các cơ sở giáo dục ĐH trong việc phát
triển và đánh giá chương trình đào tạo, hỗ trợ quá trình đào
tạo, tạo môi trường sinh thái khởi nghiệp.
Đặc biệt, với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong giai
đoạn tới, TP.HCMđưa ra các dự báo đào tạo nguồn nhân lực
cho TP đáp ứng sự phát triển kinh tế-xã hội trong thời đại
cách mạng công nghiệp 4.0.
Bộ GD&ĐT mong muốn TP.HCM sẽ đi đầu trong đào tạo
nhân lực có khả năng hội nhập quốc tế để cạnh tranh với
các trường ĐH trong khu vực, phục vụ phát triển kinh tế-xã
hội không chỉ cho TP mà cho cả nước.
Ông
LÊ HẢI AN
,
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook