186-2019 - page 9

9
Họ đã nói
Một góc khu dân cư PhùngHưng đang xây dựng nhà cửa. Ảnh: TẤNVIỆT
Đà Nẵng lý giải việc
gỡ vướng hai dự án
Các động thái liên quan đến những dự án bất động sản có sai phạm tại Đà
Nẵng khiến dư luận đặt dấu hỏi về quan điểmxử lý của chính quyền TP này.
TẤNVIỆT
M
ới đây, trả lời
Pháp
Luật TP.HCM
, ông
Lê Văn Tuấn, Chánh
Thanh tra Sở Xây dựng TPĐà
Nẵng, cho biết: “Một dự án
phải có chấp thuận chủ trương
đầu tư rồi mới làm được các
bước tiếp theo. Tuy nhiên,
có một giai đoạn mình đã để
nhiều dự án bất động sản bị
hổng. Các bộ, ngành, trung
ương chưa có hướng dẫn nên
còn thiếu hình thức để quản
lý nhà nước được tốt hơn”.
Cởi trói dự án?
Đầu tháng 8, UBND TPĐà
Nẵng ra Quyết định 3387/QĐ-
UBND quy định giá đất cụ thể
đối với dự ánkhunhà ởPhúGia
(Phú Gia Compound, phường
TamThuận, quận Thanh Khê)
để làm cơ sở xác định nghĩa
vụ tài chính do chuyển mục
đích sử dụng từ đất thương
mại dịch vụ sang đất ở. Quyết
định này quy định giá đất ở tại
dự án Phú Gia Compound là
hơn 69 triệu đồng/m
2
, giá đất
thương mại dịch vụ là hơn 35
triệu đồng/m
2
.
Theo tìm hiểu của chúng
tôi, Phú Gia Compound có
diện tích hơn 2 ha. Năm 2007,
khu đất này được TP chuyển
quyền cho Công ty cổ phần
Thành phố Mặt trời với giá
100 tỉ đồng. Dự án sau đó được
chuyển nhượng lại cho Công
ty TNHH Phú Gia Compound
và hiện đã hoàn thành, đưa vào
sử dụng với 137 căn hộ. Được
biết mức giá nhà tại đây là 10
tỉ đồng/căn bán theo hình thức
góp vốn.
Đáng nói dự án từng được
SởXây dựngTPĐà Nẵng phát
hiện là bàn giao, đưa vào sử
dụng khi chưa đủ điều kiện
và quận Thanh Khê đang lập
thủ tục xử phạt theo quy định.
Phú Gia Compound cũng nằm
trong số chín dự án và 31 nhà
công sản tại Đà Nẵng thuộc
diện thanh tra, điều tra của
cơ quan chức năng do có liên
quan tới vụ án Phan VănAnh
Vũ (Vũ “nhôm”).
Trước đó TPĐà Nẵng cũng
gây bất ngờ khi ra quyết định
chấp thuận chủ trương đầu tư
dự án khu dân cư Phùng Hưng
(phường HòaMinh, quận Liên
Chiểu) hiện do PGT Group
làm chủ đầu tư (CĐT).
Thanh tra Sở đã gửi
câu hỏi cho Thanh
tra Bộ Xây dựng để
xin hướng dẫn xử lý
các hợp đồng đặt cọc,
đặt chỗ nhưng vẫn
chưa có kết quả.
Vềnguyêntắc,nếucódựánmà
đất nhà nước quản lý thì doanh
nghiệp phải tham gia đấu giá,
đấu thầu. Sauđómới được công
nhận CĐT hoặc chấp thuận chủ
trương đầu tư. “Đây được xem
như là giấy khai sinh củamột dự
án. T đó CĐT mới có thể thực
hiện các bước tiếp theo đúng
quy định pháp luật trước khi
được phép bán nhà hình thành
trong tương lai hoặc được huy
động vốn để hình thành nhà ở
trong tương lai.
Ông
LÊ VĂN TUẤN
,
Chánh
Thanh tra Sở Xây dựng Đà Nẵng
Dự án có quy mô khoảng 1
ha với 78 lô gồm nhà ở thương
mại đểbánhoặc chuyểnnhượng
quyền sử dụng đất cho người
dân tự xây dựng, thời gian
thực hiện dự án là 50 năm.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của
chúng tôi, từ năm 2014-2015,
CĐT đã phân lô, bán nền với
giá gần 700 triệu đồng/lô khi
chưa có đủ chủ quyền với
khu đất.
Thiếu cơ sở xử lý
hợp đồng đặt cọc
Lý giải về trường hợp dự
án khu dân cư Phùng Hưng,
lãnh đạo Sở Xây dựng TP Đà
Nẵng cho biết khi tiếp nhận
hồ sơ đề xuất của CĐT, đơn
vị đã lấy ý kiến các cơ quan
liên quan. Kết quả thẩm định
cho thấy thành phần hồ sơ phù
hợp với quy định tại khoản 2
Điều 10 Nghị định 99/2015.
Cụ thể, CĐT đã hoàn thành
nghĩa vụ tài chính về đất đai,
hoàn thành thủ tục đăng ký kế
hoạch bảo vệ môi trường dự
án theo quy định.
Theo Sở Xây dựng, khu dân
cư Phùng Hưng phù hợp với
quy hoạch 1/500 đã được TP
phê duyệt. Hơn nữa kế hoạch
phát triển nhà ở Đà Nẵng đến
năm 2020 sẽ tiếp tục triển khai
22 dự án. Căn cứ tình hình thực
tế, có thể xem xét bổ sung một
số dự án cung cấp được sản
phẩm trong giai đoạn này và
giai đoạn sau.
“22 dự án trong kế hoạch
phần lớn đều đang trong quá
trình thanh tra, điều tra hoặc
chậm triển khai, khó có thể
hoàn thành theo đúng tiến độ.
Do đó, Sở Xây dựng đề nghị
UBNDTPxemxét, thống nhất
bổ sung dự án trên vào danh
mục dự án nhà ở thương mại
đến năm 2020” - lãnh đạo Sở
Xây dựng lý giải.
Trả lời câu hỏi dự án khu
dân cư Phùng Hưng và nhiều
dự án khác bị tố huy động vốn
trái phép, việc kiểm tra, xử
lý như thế nào, ông Lê Văn
Tuấn, Chánh Thanh tra Sở
Xây dựng, cho rằng: “Hiện
nay rất nhiều dự án như vậy.
Toàn bộ là hợp đồng đặt cọc,
chưa có hợp đồng mua bán
nên lúc kiểm tra thì chưa đủ
cơ sở xử lý”.
Theo ông Tuấn, đơn vị đã
có nhiều văn bản xin ý kiến
Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp
nhưng đến nay chưa có câu trả
lời dứt khoát. Mới đây nhất,
Thanh tra Sở Xây dựng cũng
tham mưu gửi câu hỏi cho
Thanh tra Bộ Xây dựng để có
hướng dẫn xử lý đối với các
hợp đồng đặt cọc, đặt chỗ…
nhưng vẫn chưa có kết quả.
“Hợp đồng đặt cọc liên
quan luật dân sự. Luật không
quy định rõ đặt cọc tối đa bao
nhiêu nên có nơi đặt cọc đến
90%-95% giá trị bất động sản.
Với người dân, chúng tôi chỉ
có thể hướng dẫn nếu trong
hợp đồng có điều khoản không
thỏa thuận được thì hai bên ra
tòa xử lý thôi” - ông Tuấn nói.
Đối với dự án Phú Gia
Compound, ông Trần Văn
Miên, Phó Chủ tịch UBNDTP
Đà Nẵng, khẳng định: “Quyết
định chỉ quy định về giá để tính
tiền sử dụng đất mà thôi. Nếu
suy diễn đây là hợp thức hóa
dự án thì không đúng”. Cụ thể,
Phú Gia Compound vẫn đang
được xem xét, xử lý, không
phải từ quyết định này của
TP mà người dân được nộp
tiền chuyển đổi để cấp sổ đỏ.
“Hiện chưa thể làm như vậy
được vì dự án làm sai phép,
vi phạm pháp luật và CQĐT
đang làm việc” - ông Miên
nhấn mạnh.•
Việc không thu phí đã khiến lưu lượng xe tăng cao
so với trước đây. Ảnh: HTD
Khẩn trươnghoàn
thiệnđề ánkhai thác
cao tốcTP.HCM-
TrungLương
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
về việc có nhiều
ý kiến cho rằng cao tốc TP.HCM - Trung Lương đang
xuống cấp và cần thực hiện thu phí trở lại trên tuyến cao
tốc này, ngày 15-8, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt
Nam nhấn mạnh: “Dù thu phí hay không thì đơn vị quản
lý cũng phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham
gia giao thông như đường được êm thuận, hệ thống
chiếu sáng đầy đủ... Còn xe đông thì chúng ta phải điều
chỉnh tốc độ cho phù hợp”.
Đơn vị này thừa nhận việc không thu phí đã khiến lưu
lượng xe tăng cao so với trước đây. Tổng cục giao trách
nhiệm cho Cục Quản lý đường bộ IV (đơn vị quản lý
cao tốc TP.HCM - Trung Lương) theo dõi, kịp thời sửa
chữa các hư hỏng nếu có nhằm đảm bảo an toàn cho các
phương tiện.
Bộ GTVT đã có công văn yêu cầu Tổng cục Đường
bộ Việt Nam khẩn trương hoàn thiện đề án khai thác
đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Trước đó Bộ đã giao Tổng cục nghiên cứu giải pháp
để thực hiện việc thu phí sử dụng đường bộ đối với
người sử dụng đường cao tốc. Tuy nhiên, giải pháp do
Tổng cục trình hồi cuối tháng 7 lại chưa có các nội dung
về cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và đề xuất hoàn thiện
quy định pháp luật để có thể thực hiện việc thu phí. Hơn
nữa, Tổng cục chưa đưa ra cơ sở để làm rõ việc mức phí
đề xuất không trùng lặp với thu phí sử dụng đường bộ
theo đầu phương tiện hiện nay đang áp dụng.
Để khẩn trương hoàn thiện đề án khai thác đường
cao tốc TP.HCM - Trung Lương theo chỉ đạo của Phó
Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ GTVT yêu cầu Tổng
cục phải căn cứ trên cơ sở kết quả xác định về tỉ lệ kinh
phí quản lý, bảo trì giữa tuyến cao tốc và đường quốc
lộ thông thường, kết quả xác định lợi ích người sử dụng
cao tốc so với đường quốc lộ thông thường.
Trên cơ sở phân tích chi tiết các quy định pháp luật
hiện hành và các tồn tại, vướng mắc, Tổng cục đề xuất
cụ thể về các quy định pháp luật cần hoàn thiện, bổ sung
(hình thức văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan có thẩm
quyền ban hành...) nhằm đảm bảo việc tổ chức thu phí
được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Nguyễn Văn Thành, Cục trưởng Cục
Quản lý đường bộ IV (đơn vị quản lý cao tốc TP.HCM -
Trung Lương), cho biết đơn vị đã hai lần đề xuất để thu
phí trở lại.
“Về góc độ quản lý, trong quá trình khai thác, khi thấy
các bất cập thì chúng tôi đề xuất sớm thu phí trở lại. Cao
tốc dừng thu phí từ đầu tháng 1 thì đến tháng 3 phương
tiện bắt đầu tăng lên đột biến. Chúng tôi lo lắng vì lưu
lượng xe quá đông, đã hai lần đề xuất thu phí trở lại vào
tháng 4 và tháng 6” - ông Thành nói.
Theo ông Thành, các vấn đề về phương án tài chính,
kế hoạch… sẽ do Tổng cục Đường bộ trình Bộ GTVT.
Bộ GTVT là đơn vị quyết định.
Trong khi đó, ông Đặng Hoàng Tuấn, Phó Giám đốc
Sở GTVT tỉnh LongAn, cho biết từ khi không thu phí,
lưu lượng phương tiện đổ về cao tốc rất lớn. Xe lớn và
nhiều nên các phương tiện lưu thông không đảm bảo tốc
độ tối thiểu cũng như giới hạn tốc độ tối đa. Từ đó gây ra
những vị trí ùn tắc cục bộ, rất nguy hiểm.
“Đường cao tốc có những xe chạy tốc độ trên 100
km/giờ và có xe chạy 60 km/giờ nên rất nguy hiểm khi
chuyển làn. Sở đề nghị các ngành chức năng tăng cường
kiểm tra, xử lý vi phạm về tốc độ trên đường cao tốc” -
ông Tuấn nói.
VIẾT LONG - KIÊN CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook