186-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu16-8-2019
Tiêu điểm
Luật Thi hành án không quy định về phóng xạ
Luật THADS hiện chưa có quy định riêng đối với trường hợp cưỡng chế
tài sản là nguồn nguy hiểm đặc thù như trường hợp hai nguồn phóng xạ
tại BV PhúThọ. Do đó về cơ bản, việc THA vẫn phải tuân theo các quy định
của Luật THADS và có sự phối hợp với các cơ quan.
Trongvụviệc này, tài sảnbị cưỡng chếTHAđược điều chỉnhbởi Luật Năng
lượng nguyên tử, quy định về cách thức, quy trình lưu trữ, di dời... nhằm
đảm bảo an toàn. Do vậy, cơ quan THA khi lập kế hoạch cưỡng chế cần
phối hợp với các cơ quan chuyênmôn để thực hiện việc cưỡng chế. Việc để
Viện Nghiên cứu hạt nhân trực tiếp di dời các nguồn phóng xạ nguy hiểm
về nơi an toàn để lưu trữ là bắt buộc để đảm bảo an toàn cho người dân.
ThS
HUỲNH THỊ NAM HẢI
,
Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM
Hy hữu: Cưỡng chế
hai nguồn phóng xạ
nguy hiểm
Thi hành án không thể di dời, vận chuyển nguồn phóng xạ nếu
không có giấy phép và hỗ trợ của các cơ quan có chuyênmôn.
MINHCHUNG- CÙHIỀN
C
hiều 15-8, Cục Thi hành án dân
sự (THADS) TP.HCMđã hoàn
tất việc cưỡng chế THAđể giao
tài sản là Bệnh viện (BV) đa khoa
Phú Thọ tại 298 Độc Lập, phường
Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM
cho người mua trúng giá.
Thi hành án tài sản
đặc biệt
Từ sáng sớm, các con đường quanh
BVnàybị lực lượng chức năngphong
tỏa, bảo vệ nghiêm ngặt. PVbáo chí
không được phép tác nghiệp.
Theo hồ sơ, Công tyTNHHBVđa
khoa Phú Thọ có khoản nợ tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Phương Nam
(nay là Ngân hàng Sacombank) cả
gốc và lãi tính đến ngày 28-4-2011
là hơn 192 tỉ đồng. Bản án năm2011
của TAND TP.HCM cho phép ngân
hàng có quyền đề nghị Cục THADS
TP phát mại tài sản thế chấp của BV
này là quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền với đất (tại trụ sở BV) để
đảmbảo nghĩa vụ thanh toán nói trên.
Sauđó, hết thời hạn tựnguyệnTHA
nên Cục THADS TP đã cưỡng chế
kê biên và bán đấu giá tài sản là BV
này. Người mua trúng đấu giá BV là
Công ty cổ phần BV Vạn Phúc Sài
Gòn nhưng việc bàn giao tài sản bất
thành do đại diện của BV Phú Thọ
vắng mặt.
Đáng chú ý, trước khi cưỡng chế
THA, phía BV đa khoa Phú Thọ đã
có đơn gửi các cơ quan chức năng để
Lực lượng bảo vệ tại hiện trường buổi cưỡng chế.
Ảnh: Cục THADS TP.HCMcung cấp
Ông Lã Trường Giang, cán bộ Cục An toàn bức xạ
và hạt nhân, cho biết hai nguồn phóng xạ tại BV Phú
Thọ gồm nguồn Cobalt 60 (Co-60) và nguồn phóng xạ
Iridium 192 (Ir-192). Nguồn Cobalt 60 (Co-60 là nguồn
xạ trị từ xa, khoảng cách từ nguồn phóng xạ đến bệnh
nhân là 1,2-1,3 m) dùng để xạ trị bệnh nhân ung thư.
Nguồn này có hoạt động rất lớn, rất nguy hiểm nên sử
dụng và quản lý phải được tuân thủ nghiêm ngặt và
chặt chẽ.
Nguồn phóng xạ Iridium 192 (Ir-192) là nguồn dùng
kỹ thuật xạ trị áp sát, phải đưa vào trong cơ thể bệnh
nhân, thường điều trị những bệnh phụ nữ hay mắc phải.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ phải luồn sâu luồng xạ
trị vào cơ thể bệnh nhân. Nguồn này mức độ nguy hiểm
thấp hơn so với nguồn Co-60.
Sau khi BV đa khoa Phú Thọ ngưng hoạt động đến nay
hơn 10 năm thì nguồn phóng xạ Ir-92 đã phân rã xuống
mức hoạt độ thấp bởi chu kỳ bán rã của nguồn này chỉ
có 72-74 ngày (sau 72-74 ngày, hoạt độ giảm còn một
nửa). Nếu Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp giấy phép
vận chuyển và di dời nguồn này thì phí thẩm định và lệ
phí cấp giấy phép sẽ được miễn, chỉ thu phí với nguồn
Co-60.
Trong khi nguồn Co-60 là nguồn nguy hiểm nên
không được để nhiễm vào cơ thể người. Chất phóng xạ
của nguồn này được bao gói, che chắn, cô lập trong vỏ
chứa bằng thép không gỉ để không được tiếp xúc với môi
trường. “Nếu nguồn phóng xạ ra khỏi vỏ bọc bảo vệ,
tiếp xúc với con người ở cự ly gần (1 m) trong thời gian
1-2 giờ đồng hồ sẽ bị bỏng phóng xạ, tiếp xúc trong thời
gian dài có thể gây tử vong” - ông Giang cho biết.
Nguồn phóng xạ phải đảm bảo luôn nằm trong thiết
bị đầu chứa nên khi vận chuyển cần có một container
chuyên dụng để che chắn, giữ nguồn phóng xạ ổn định,
không xê dịch. Container chuyên dụng vận chuyển
nguồn phóng xạ được cấu tạo bởi uran nghèo cùng một
lớp chì dùng để che chắn nhằm đảm bảo sự chiếu xạ ra
bên ngoài ở mức thấp nhất, an toàn cho con người.
Ông Giang lưu ý: “Nguồn phóng xạ được vận chuyển
trên xe phải được cố định chắc chắn. Trong quá trình vận
chuyển, nguồn bức xạ sẽ dao động theo phương thẳng
đứng, phương nằm ngang. Vì vậy, quá trình di dời hai
nguồn phóng xạ phải có lực lượng cán bộ có năng lực,
có chuyên môn để xử lý các tình huống bất trắc”.
C.HIỀN - M.CHUNG
Những thông tin ít biết về hai nguồnphóng xạnguyhiểm
Khi chưa có giấy phép
của Cục An toàn bức xạ
và hạt nhân, đề nghị
các bên liên quan không
chuyển giao, thực hiện
việc di dời ra khỏi khu
vực đang lưu trữ.
Sở Y tế TP.HCM không
còn quản lý BV Phú Thọ
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh
Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết
BV đa khoa Phú Thọ đã đăng ký giải
thể cách đây 10 năm nên Sở Y tế TP
không còn quản lý công tác khám,
chữa bệnh đối với cơ sở này. Vì vậy,
việc cưỡng chế THA do Sở KH&CN
TP phối hợp với các đơn vị khác thực
hiện.
HOÀNG LAN
Lực lượng cưỡng chế đang đo đạc, niêmphong khu vực chứa
nguồn phóng xạ. Ảnh: Cục THADS TP.HCMcung cấp
khiếu nại về việc trong số các tài sản
của BV hiện có hai máy dùng để xạ
trị cho các bệnh nhân ung thư. Hai
máynàyđượccục trưởngCụcAn toàn
bức xạ và hạt nhân (BộKH&CN) cấp
giấy phép và có quy định điều kiện
sử dụng nguồn phóng xạ rất nghiêm
ngặt. Đây là nguồn nguy hiểm cao
độ, có khả năng gây ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe và môi trường.
Theo hồ sơ tại Công văn số 856
ngày 6-8 (phúc đáp cho Công ty
TNHH BV Phú Thọ), Cục An toàn
bức xạ và hạt nhân cho biết khoản
3 Điều 12 Luật Năng lượng nguyên
tử năm 2008 quy định: Nghiêm cấm
hànhvi tiếnhành côngviệc bức xạmà
không được cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy phép. Vì vậy khi chưa có
giấy phép của CụcAn toàn bức xạ và
hạt nhân, đề nghị các bên liên quan
không chuyển giao, thực hiện việc
di dời ra khỏi khu vực đang lưu trữ.
Cũng theo công văn, ngày 1-8,
Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có
công văn gửi CụcTHADSTP.HCM,
BVPhúThọ vàViện Nghiên cứu hạt
nhân tại Đà Lạt (LâmĐồng) về việc
hướng dẫn tháo dỡ, vận chuyển và
lưu trữ nguồn phóng xạ. Theo đó,
Cục THADS phải thỏa thuận với
Viện Nghiên cứu hạt nhân tháo dỡ,
di dời vận chuyển và lưu trữ. Đồng
thời phải lập hồ sơ đề nghị Cục An
toàn bức xạ và hạt nhân cấp giấy phép
cho các hoạt động này theo quy định.
Các bên liên quan nói gì?
Trao đổi với PV tại hiện trường,
một thành viên trong đoàn cưỡng
chế thuộc Cục THADS TP cho biết
cơ quan này tiến hành cưỡng chế theo
quy định. Đáng lo ngại nhất là việc
hai nguồn phóng xạ có thể gây nguy
hiểm thì đã được cán bộ kỹ thuật của
ViệnNghiên cứu hạt nhân kiểmtra kỹ
lưỡng, không phát hiện rò rỉ và đang
tiến hành di chuyển về nơi lưu trữ an
toàn. Một lãnh đạo Cục THADS TP
cho biết thêm, đây được xem là lần
cưỡng chế có huy động lực lượng lớn
nhất từ trước đến nay với sự thamgia
tổng cộng của gần 300 người.
Trong khi đó, ông Tô Huy Thông,
trợ lý giámđốc BVPhúThọ, cho biết
thôngbáocưỡngchế là8giờ30nhưng
từ sáng sớm lực lượng chức năng đã
tiến vào cưỡng chế, họ yêu cầu bảo
vệ và cán bộ, nhân viên ra ngoài và
“có gì cứ khiếu nại sau”. Đại diệnBV
Phú Thọ thông tin không có bất kỳ
cán bộ, nhân viên nào của BV tham
gia và giám sát quá trình cưỡng chế
THAtrong cả ngày 15-8. Đồng thời,
BV Phú Thọ sẽ có khiếu nại về việc
cưỡng chế của Cục THADS.
Ngoài ra, phía BV này còn cho
rằng tổng giá trị các tài sản của đơn
vị có giá thị thường vào khoảng 800
tỉ đồng nhưng công ty thẩm định giá
chỉ thẩm định 450 tỉ đồng. Cạnh đó,
CụcTHADSTPcòn sử dụng kết quả
thẩm định giá từ năm năm trước để
làm cơ sở cho việc đấu giá vào cuối
tháng 3-2019, khi người mua trúng
đấu giá chỉ phải bỏ 273 tỉ đồng để
nhận toàn bộ tài sản của BV…
Đại diệnCụcTHADSTPcũng cho
biết ngày 29-7 đơn vị này đã có công
văn đề nghị Cục An toàn bức xạ và
hạt nhân hỗ trợ, phối hợp để có biện
pháp đảmbảo an toàn cho việc di dời
hai nguồn phóng xạ. CụcAn toàn bức
xạ và hạt nhân sau đó đã đề nghịViện
Nghiên cứu hạt nhân lập phương án
tháo dỡ và đưa hai nguồn phóng xạ
vào lưu trữ an toàn. Vị đại diện này
cũng cho biết trong cuộc họp trù bị
cưỡng chế ngày 12-8, Cục THADS
TP, Viện Nghiên cứu hạt nhân đã
thống nhất đưa các nguồn phóng xạ
này tới lưu trữ tại Viện Nghiên cứu
hạt nhân (có sự phối hợp của Sở
KH&CN TP.HCM).
Cùngngày, ôngPhanSơnHải,Viện
trưởngViệnNghiên cứuhạt nhân, cho
biết đoàn công tác của đơn vị đã di
chuyển đi TP.HCM từ đêm trước để
phối hợp cùng Cục THADS TP tổ
chức vận chuyển nguồn phóng xạ
về nơi lưu trữ tại Đà Lạt.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook