188-2019 - page 8

8
Tiêu điểm
Đô thị -
ThứHai 19-8-2019
“Sức chịu tải của đất
là có hạn, túi nước
ngầm còn bị khai
thác thì sẽ không có
sức nâng nên lún là
tất yếu.”
GS-TSKH
Lê Huy Bá
Báo động sụt lún đang tăng nhanh
ở TP.HCM
PHANCƯỜNG
“T
hờ i g i an qua Bộ
TN&MTđã chủ động
thựchiệnmộtsốnhiệm
vụ khảo sát, thu thập thông
tin liên quan đến sụt lún đất
để có giải pháp thích ứng ở
TP.HCM và ĐBSCL. Theo
đó, TP.HCM thuộc vùng có
biên độ hạ, chỉ một phần diện
tích ở đông bắc TP có biên độ
nâng” - ông Hoàng Văn Bẩy,
Cục trưởng Cục Quản lý tài
nguyên nước (Bộ TN&MT),
cho biết trong báo cáo mới
đây về tài nguyên nước và giải
pháp ứng phó với sụt lún đất.
Lún nhanh và
trên diện rộng
Kết quả đo đạc của Bộ
TN&MT tại 347 mốc từ năm
2005 đến 2017 ở TP.HCMcho
thấy lún biến đổi 1,1-81,4 cm,
trung bình 23,27 cm, tốc độ
lún 0,09-6,78 cm/năm (trung
bình 1,99 cm/năm). Mức độ
lún nhất ở phường An Lạc,
quận Bình Tân với 81,4 cm.
Ngoài báo cáo mới nhất của
BộTN&MT, nhiều nghiên cứu
thời gianquacũngchỉ rõmứcđộ
lún đáng báo động ởTP.HCM.
Điển hình như nghiên cứu của
Tập đoàn CLS (Pháp) thực
hiện từ năm 2015 đến 2017
cho thấy việc lún bề mặt đất
trên địa bàn TP hiện không có
dấu hiệu dừng lại. Thậmchí tốc
độ lún còn tiếp tục tăng nhanh
theo từng năm. Tùy theo khu
vực mà tốc độ lún bề mặt đất
dao động 0,04-6,87 cm/năm,
trung bình lún là 1,11 cm/năm.
Nghiên cứu Ứng dụng kỹ
thuật Insar vi phân trong quan
trắc biến dạng mặt đất của TS
Lê Văn Trung (ĐHBách khoa
TP.HCMđang ngày càng lún khiến tình trạng ngập ở các vùng trũng như quận 7 ngày càng nặng.
Ảnh: PHANCƯỜNG
Traođổi với
PhápLuậtTP.HCM
,
bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó
Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM,
cho biết lún còn nhiều nguyên
nhân chứ không chỉ do khai
thác nước ngầm. Có khu vực lún
không phải do khai thác nước
ngầmmà còn do đô thị hóa, do
tự nhiên…
“Hiệnnay chính sách củaTP là
có lộ trình, vận động người dân
khôngkhai thácnướcngầmquá
mức như hạn chế sử dụng nước
giếng… Sụt lún còn nhiều vấn
đề cần phải giải quyết đồng bộ
khác” - bà Mỹ nói.
SởTN&MTTP.HCMcho biết hiện tổng lượng nước ngầm trên
địa bàn TP khai thác trung bình hơn 700.000 m
3
/ngày đêm.
Theo đó, hộ dân khai thác hơn 300.000 m
3
, còn lại là doanh
nghiệp sản xuất và các đơn vị cấp nước của TP.
Theo Bộ TN&MT, TP.HCM có gần 2.000 giếng với lưu lượng
khai thác 519.000 m
3
/ngày. Tổng thể chung toàn vùng ĐBSCL
và TP.HCM, bộ này cho biết vùng không bị lún thì có mật độ
khai thác nước ngầm nhỏ, vùng lún cao nhất (trên 10 cm) có
mật độ khai thác lớn nhất (111 m
3
/km
2
/ngày).
TP.HCM) và Hồ Tống Minh
Định cho thấy TP cũng đang
lún trên diện rộng với mức
độ cao.
Khu vực biến dạng lún
trên 20 cm xảy ra tại các đô
thị mới quận 2, quận 7, quận
Bình Thạnh; nơi lún 15 cm
đến 20 cm ở các quận 1, 3,
4, 5, 8, 9, 12, Gò Vấp, huyện
Bình Chánh. Thấp hơn ở mức
10-15 cm là các quận 6, 10,
11, Tân Bình, Tân Phú, Phú
Nhuận, Thủ Đức.
Một nghiên cứu khác của
TS Tạ Thị Thoảng, Trường
ĐHTài nguyên vàMôi trường
Hà Nội, đã dự báo ở khu vực
trung tâm TP.HCM, nếu duy
trì khai thác nước ngầm như
giai đoạn 1999-2009 thì lún do
khai thác nước ngầm cộng dồn
lớn nhất cho các năm 2020,
2040 và 2100 lần lượt là con
số “khủng khiếp”: 63,8 cm,
85,2 cm và 97,6 cm.
Không dễ giải
bài toán lún
Theo ông Hoàng Văn Bẩy,
tình trạng sụt lún đất tại từng
khu vực là hệ quả tổng hợp của
các yếu tố nhân tạo và tự nhiên.
Về yếu tố nhân tạo, theo ông
Bẩy, TP.HCM sụt lún do các
hoạt động xây dựng công trình
tập trung, độ rung do hoạt động
giao thông vận tải…và do khai
thác nước dưới đất quá mức.
Về yếu tố tự nhiên, ông Bẩy
nhận định: Khu vực TP.HCM
và ĐBSCL nằm trong đồng
bằng châu thổ, được tạo thành
từ trầm tích thuộc loại trẻ, chủ
yếu là các trầm tích hạt mịn,
bề dày lớn và vẫn đang trong
quá trình tự cố kết, nén chặt.
Vì vậy, ngoại trừ các vấn đề
do tác động của con người,
quá trình sụt lún bề mặt đất
đối với vùng này là xu hướng,
quy luật của tự nhiên và không
thể đảo ngược.
“Đối với những vấn đề thuộc
nguyên nhân con người, chúng
ta có thể từng bước can thiệp
để thay đổi, điều chỉnh. Mặt
khác, để giảm nguy cơ sụt lún
đất, sạt lở bờ sông, bờ biển thì
cần tập trung vào nhóm giải
pháp quản lý tài nguyên nước
và nhómgiải pháp ứng phó với
sụt lún (trữ nước mưa, nước
ngọt, hạn chế khai thác nước
ngầm…)” - ông Bẩy phân tích.
Về thực trạng trên,GS-TSKH
Lê Huy Bá, khoa Môi trường
và Biến đổi khí hậu, ĐHCông
nghiệp thực phẩm TP.HCM,
cho rằng TP.HCM lún là do
nền đất yếu và rất yếu, vì vậy
xây các công trình và đô thị
hóa ồ ạt và không kiểm soát
đương nhiên xảy ra sụt lún,
có thể thấy rõ nhất ở phía tây
nam TP, huyện Bình Chánh,
quận 7, huyện Nhà Bè…
“Sức chịu tải của đất là có
hạn, túi nước ngầm còn bị khai
thác thì sẽ không có sức nâng
nên lún là tất yếu. Giải pháp
đầu tiên là hạn chế, không để
khoan giếng vô tội vạ, kiểm
soát nguồn nước ngầm. Thứ
hai là không nên tập trung xây
dựng ở các khu vùng đất yếu
như quận 7, Nhà Bè, đường
Nguyễn Hữu Cảnh…Cứ nén
nhà cao tầng là đương nhiên
gây ra hậu quả về sụt lún” -
ông Bá nhận định.
Còn TS Võ Kim Cương,
nguyên Phó Kiến trúc sư
trưởng TP.HCM, thì khẳng
định TP.HCM khó thoát khỏi
chuyện lún vì về tự nhiên thì
TP lún từ từ và với áp lực phát
triển đô thị thì sẽ lún nhiều hơn.
“Cả một diện tích lớn thì rất
khó ngăn lún mà theo tôi thì
phải thích nghi, như đắp đê
ngăn triều là một giải pháp.
Ngoài ra, cần phát triển đô thị
trên nền đất cứng, với nền đất
yếu thì phải có giải pháp kỹ
thuật để gia cố nền đất” - ông
Cương góp ý.•
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án
nạo vét rạch Xuyên Tâm
UBND TP.HCM vừa yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện
dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng và khai
thác quỹ đất ven rạch Xuyên Tâm.
Cụ thể, Ủy ban giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
hạ tầng đô thị khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ đề xuất chủ
trương đầu tư công dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây
dựng hạ tầng và khai thác quỹ đất ven rạch Xuyên Tâm.
UBND TP cũng giao Sở KH&ĐT hướng dẫn Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị chuẩn bị đầy đủ thành
phần hồ sơ, thực hiện trình tự thủ tục theo đúng quy định để
sẵn sàng trình HĐND TP chủ trương đầu tư dự án trong kỳ
họp gần nhất.
Theo báo cáo mới đây của UBND quận Bình Thạnh,
dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm có chiều dài 6,21 km và ba
tuyến nhánh dài 1,94 km. Số căn hộ bị ảnh hưởng là 2.135
căn, trong đó 915 căn giải tỏa toàn phần, 1.220 căn giải tỏa
một phần. Nguồn vốn thực hiện cho bồi thường, hỗ trợ tái
định cư là ngân sách TP (dự kiến khoảng 3.751 tỉ đồng).
HUY VŨ
Mất trộm gần 60 trụ hàng rào cao tốc
Long Thành - Dầu Giây
Công ty CPDịch vụ kỹ thuật đường cao tốc (Công ty VEC
E) cho biết 59 trụ hàng rào kẽm gai trên tuyến đường cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vừa bị nhổ trộm.
Cụ thể, có 34 trụ tại lý trình Km 28+320 - Km 28+480 (phải
tuyến) thuộc địa phận xã LongAn, huyện Long Thành (Đồng
Nai) và 25 trụ tại lý trình Km 21+900 - Km 22+300 (trái tuyến)
thuộc địa bàn thị trấn Long Thành, huyện Long Thành đã bị nhổ
trộm.
Không những nhổ trộm trụ hàng rào, cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây gần đây cũng đã nhiều lần xảy ra tình trạng
mất tài sản. Điển hình mới đây, vào lúc 20 giờ 15 ngày 11-8,
trong quá trình tuần tra trên đường cao tốc, đội tuần tra, xử lý sự
cố của VEC E phát hiện tại lý trình Km 0+570 thuộc nhánh C1
- nút giao Vành đai 2, quận 9 (TP.HCM) bị mất tài sản gồm 24
m dây cáp điện ngầm, 24 m dây tiếp địa, 24 m dây điều khiển.
Tổng giá trị thiệt hại khoảng 7,5 triệu đồng.
Trước tình trạng tài sản đường cao tốc liên tục bị trộm cắp,
đơn vị quản lý tuyến cao tốc Long Thành - Dầu Giây đã báo cáo
các lực lượng chức năng để điều tra, xử lý nghiêm các trường
hợp trộm cắp theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo an ninh trật
tự, an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao
thông trên đường cao tốc.
KIÊN CƯỜNG
Báo cáomới nhất của Bộ TN&MT cùng nhiều nghiên cứu khác cho thấy TP.HCMđang ngày càng lún
trên diện rộng.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook