188-2019 - page 16

16
Góc nhìn
Quốc tế -
ThứHai 19-8-2019
Họ đã nói
Ông Tập
Cận Bình
(trái)
trong
chuyến
thăm
chính
thức đến
Philippines
vào tháng
11 năm
ngoái.
Ảnh: AFP
Từ ngày 13-8, TQ cho tàu Địa chất hải dương 8 cùng
đoàn tàu hộ tống khảo sát ngay tại địa điểm nằm trên
vùng bồn trũng Nam Côn Sơn, không phải thuộc bãi
Tư Chính mà TQ gọi là Vạn An Bắc 21.
Khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn hoàn toàn nằm
trong EEZ và thềm lục địa của Việt Nam, không có
tranh chấp với TQ. Tuy nhiên, theo ThS Hoàng Việt
(chuyên gia biển Đông, ĐH Luật TP.HCM), TQ muốn
biến các khu vực hoàn toàn của Việt Nam này thành
khu vực có tranh chấp với TQ. Và do đó, bên cạnh việc
dùng sức mạnh đe dọa, mặt khác TQ tung ra chiêu bài
“gác tranh chấp, cùng khai thác”. Nếu chấp thuận
“gác tranh chấp, cùng khai thác” với TQ sẽ tạo ra
tiền lệ vô cùng nguy hiểm cho các quốc gia ASEAN và
với luật pháp quốc tế. Câu hỏi đặt ra là trước sức ép
ngày càng nặng nề của (các đội tàu) TQ, Việt Nam nên
hành xử như thế nào?
Theo chuyên giaHoàng Việt, Việt Nam vẫn duy trì chính sách
giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình thông qua con đường
ngoại giao và kêu gọi sự lên tiếng của cộng đồng quốc tế. Thứ
nhất, giải quyết bằng biện pháp hòa bình phù hợp với yêu cầu
của luật pháp quốc tế bao gồm hiến chương cũng như các văn
bản pháp luật khác của Liên Hiệp Quốc. Điều này cũng phù
hợp với xu hướng chung của thế giới. Thứ hai, Việt Nam rất
cần duy trì nền hòa bình để phát triển đất nước, tránh để rơi
vào tình trạng chiến tranh. Tuy nhiên, tránh chiến tranh không
có nghĩa sẽ không tự vệ khi bị xâm lược. Chính vì sử dụng biện
pháp hòa bình như hiện nay, Việt Nam cần kiên trì thực hiện
biện pháp dân sự cần thiết để ngăn không cho TQ lặp lại như
trường hợp Scarborough năm 2012. Theo đó, Việt Nam cần
duy trì và tăng cường sự xuất hiện của lực lượng chấp pháp
biển bao gồm cảnh sát biển, kiểm ngư để ngăn chặn các hành
vi sai trái của các tàu TQ.
Mặt khác, Việt Nam cần tranh thủ sự lên tiếng của cộng đồng
quốc tế. Muốn vậy, công tác truyền thông về sự kiện này cần
được thực hiện mạnh mẽ, bài bản và liên tục. Mặt khác, Việt
Nam cần tìm nhiều kênh để trao đổi với các quốc gia khác như
Malaysia, Philippines, Brunei… để nhắc họ tránh rơi vào bẫy
“gác tranh chấp, cùng khai thác” của TQ. Nếu các quốc gia
ASEAN cùng thức tỉnh và hành động cùng nhau thì ý đồ của
TQ sẽ thất bại. Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét thực hiện biện
pháp khởi kiện TQ như Philippines đã làm trước đây. Mặc dù
phán quyết của Tòa Trọng tài 2016 không có cơ chế bắt buộc
thi hành nhưng sẽ gây tiếng vang và thể hiện chính nghĩa thuộc
về Việt Nam.
ĐỖ THIỆN
Ứngphó tròkhai thác chungkiểuTrungQuốc ở biểnĐông
Biển Đông: Khai thác chung với
Trung Quốc là tiền lệ nguy hiểm
Nếu Philippines chấp thuận “gác tranh chấp, cùng khai thác” theo kiểu chơi của Trung Quốc thì đó sẽ là
chiến thắng của Bắc Kinh.
ĐỖTHIỆN
N
gười phát ngônSalvador
Panelo của tổng thống
Philippines mới đây
nhận định việc Manila chia
sẻ nguồn tài nguyên trên biển
với Trung Quốc (TQ) theo tỉ
lệ 60-40 là hợp lý, theo đài
ABS-CBN
.
Tháng 11 năm ngoái, TQ
và Philippines đã ký bản ghi
nhớ (MOU) khai thác dầu khí
chung ở khu vực trong vùng
đặc quyền kinh tế (EEZ) của
Philippines. Theo ThSHoàng
Việt,chuyêngianghiêncứubiển
Đông, ĐHLuật TP.HCM, TQ
muốn biến biển của nước khác
thành tài sản chung.
“Khai thác chung”
kiểu Trung Quốc
rất vô lý
.
Phóng viên
:
Nội hàm của
khái niệm“khai thác chung” là
như thế nào theo luật quốc tế?
+ ThS
Hoàng Việt
: Khái
niệm “khai thác chung” trong
luật quốc tế thể hiện ý nghĩa là
khi hai quốcgiacómột khuvực
biển đang tranh chấp,mà tại đó
có các tài
nguyên
q u a n
t r ọ n g ,
trữ lượng
lớn.Ngoài
ra,trường
hợp thứ
hai là khi có một nguồn tài
nguyên nằm vắt ngang biên
giới trênbiểngiữa hai quốc gia.
Trong cả hai trường hợp nêu
trên, các quốc gia liên quan có
thể thỏa thuận cùng nhau khai
thác chung nguồn tài nguyên
Khaithácchunglàmộtphương
án khả thi nhưng chỉ cho hai
trường hợp. Thứ nhất, phải là
vùngbiểnđangtranhchấp.Thứ
hai, có nguồn tài nguyên vắt
ngang biên giới biển của hai
quốcgia.Trongtrườnghợp“gác
tranh chấp, cùng khai thác”của
TQ thì hoàn toàn khác. Không
có chuyện “khai thác chung”
với TQ trong EEZ và thềm lục
địa của quốc gia khác.
ThS
HOÀNG VIỆT
,
chuyên gia
nghiên cứu biển Đông,
ĐH Luật TP.HCM
TQ quan niệm là
“cái gì của tôi là của
tôi, còn cái gì của
anh là của chúng
ta”. Cách hiểu và
diễn giải “khai thác
chung” như vậy
không có trong luật
quốc tế.
đó, không ảnh hưởng đến vấn
đề chủ quyền hay biên giới của
mỗi quốc gia.
.
TQ có hiểu về khai thác
chung giống như luật pháp
quốc tế quy định?
+ Chính sách “gác tranh
chấp, cùng khai thác” của TQ
được cốTổngbí thưĐặngTiểu
Bình đưa ra lần đầu tại Tokyo
tháng 10-1982. Nó gồm bốn
nội dung, trong đó đáng chú ý
là khu vựcTQmuốn khai thác
chung mặc nhiên được nước
này xem là chủ quyền lãnh thổ
là thuộc TQ. Như vậy, ở biển
Đông, khai thác chung theo ý
muốn của TQ dưới cái gọi là
“chủ quyền thuộc ta, gác tranh
chấp, cùng khai thác” không
giống cách hiểu của luật quốc
tế.Theođó,TQkhẳngđịnhchủ
quyền tại vùng biển sẽ “khai
thác chung” này là của họ và
họ cùng với nước khác (ví dụ
như Philippines) sẽ tiến hành
khai thác. Họ buộc các nước
khai thác chung phải công
nhận chủ quyền của họ bất
chấp vùng biển đó không hề
thuộc EEZ hay thềm lục địa
của TQ dựa theo Công ước
Liên Hiệp Quốc về Luật Biển
(UNCLOS).
. TQ dựa vào cơ sở nào để
hiểu và thực hiện khái niệm
“khaithácchung”kiểuvôlýđó?
+TQdựatrêncáigọilà“đường
lưỡi bò” để yêu sách mậpmờ,
lúc thì quyền lịch sử, lúc thì chủ
quyềncủahọtrên80%biểnĐông.
Đường lưỡi bò này ăn sâu vào
EEZ và thềm lục địa của Việt
Nam, Malaysia, Philippines,
Indonesia, Brunei. Và TQ cho
rằng vì toàn bộ vùng biển nằm
trong đường lưỡi bò thuộc chủ
quyền của họ nên yêu cầu các
quốc gia trên “gác tranh chấp,
cùng khai thác” ngay trênEEZ
của các quốc gia này.
Hiểu và làm theo kiểu TQ
như đã nêu không thể gọi là
“khai thác chung”. Lý do là
vì không có chuyện “khai
thác chung” trên vùng biển
hoàn toàn thuộc quyền của
nước khác. Do đó, “khai thác
chung” kiểu của TQ không
thể chấp nhận được. TQ quan
niệm là “cái gì của tôi là của
tôi, còn cái gì của anh là của
chúng ta”. Cách hiểu và diễn
giải “khai thác chung” nhưvậy
không có trong luật quốc tế.
Và rất nguy hiểm
.
Theo quan sát của ông, chủ
trương khai thác chung của
Manila với Bắc Kinh đã được
triển khai đến đâu?
+ Chưa thể nói Philippines
đã đồng ý khai thác chung với
TQ. Chính quyền Duterte có
ký với TQ một số MOU liên
quan đến khai thác chung giữa
hai nước này nămngoái, trong
chuyến thăm của ôngTập đến
Manila. Tuy nhiên, nội dung
của MOU được chính quyền
Manila cung cấp cho đài
CNN
Philippines thì chỉ là những
cam kết chung chung, chưa
có những quy định cụ thể về
khai thácchung.Gầnđây,Tổng
thốngDuterte có tuyên bố cho
phép ngư dânTQvào đánh bắt
trongvùngScarborough, thuộc
EEZ của Philippines, nhưmột
sự thăm dò dư luận nước này
cho việc khai thác chung với
TQbằngviệc “đánhcá chung”.
Tuynhiên, quyết địnhnàycũng
vấp phải sự phản đối quyết liệt
từ nhánh tư pháp, cụ thể làTòa
ánTốicaoPhilippines,cũngnhư
từ các đảng chính trị đối lập.
. Nếu chính quyền Duterte
đồngývớiBắcKinhđểkhaithác
chungtrongEEZcủaPhilippines,
luật phápPhilippines quy định
như thế nào về quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên?
+ Đối với trường hợp
Philippines, theo hiến pháp
cũng như trong các văn bản
pháp luật, án lệ liên quan của
nước này thì việc khai thác tài
nguyên của Philippines phải
do người Philippines thực
hiện. Trong trường hợp bên
Philippines không thể tự khai
thác được do hạn chế về vốn
và công nghệ thì có thể thực
hiệndưới hình thức liêndoanh,
phía Philippines sẽ nắm 60%
cổ phần. Việc khai thác như
vậy phải đặt dưới sự giám sát
của nhánh lập pháp, tuân thủ
luật pháp Philippines. NếuTQ
và Philippines tiến hành khai
thác chung theo hình thức nói
trên tại EEZcủaPhilippines thì
không ảnh hưởng chủ quyền
của Philippines. Bởi vì theo
hình thức này, phía TQ phải
thừa nhận quyền chủ quyền và
quyền tài phán của Philippines
và hoạt động khai thác phân
chia lợi nhuận phải tuân thủ
luật pháp Philippines.
. Tuy nhiên, nhưôngđãphân
tích, TQ không hề có ý định
sẽ công nhận chủ quyền của
Philippines trongmối quan hệ
khai thác chung kiểu TQ này?
+
Với Philippines, tôi cho
rằng TQ muốn tạo thành tiền
lệ thực tế cho chủ trương “gác
tranh chấp, cùng khai thác”.
NếuPhilippines buộcTQchấp
thuận việc khai thác chung
dưới thỏa thuận liên doanh,
tuân thủ luật pháp Philippines,
bên Philippines nắm giữ 60%
cổ phần thì sẽ là thắng lợi của
Philippines. Vì như vậyTQđã
côngnhậnquyềnchủquyềncủa
Philippinestạikhuvựcbiểnnày.
Ngược lại, nếuPhilippineschấp
thuận “gác tranh chấp, cùng
khai thác” theo kiểu chơi của
TQ thì đó sẽ là chiến thắng của
Bắc kinh. Việc này sẽ là tiền
lệ nguy hiểm, tạo ảnh hưởng
rất xấu đến các quốc gia khác
ở biển Đông.
. Xin cám ơn ông.•
thực hiện
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook