192-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu23-8-2019
TẤNLỘC
S
áng 22-8, đại diện VKSND
tỉnh Khánh Hòa có cuộc làm
việc với ông Trần Bê (62 tuổi,
ngụ thôn Phong Phú, phường Ninh
Giang, thị xã NinhHòa, KhánhHòa)
để giải quyết đơn yêu cầu phục hồi
danh dự cho ông. Ông Bê là người
bị oan suốt 38 năm nhưng đến nay
cơ quan làm oan mới giải quyết.
Mới thương lượng
việc xin lỗi
Theo đó, ngày 19-10-1981, Công
an tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh
Khánh Hòa) bắt tạm giam ông Bê
cùng ba người khác để điều tra tội
giết người với cáo buộc có liên quan
đến vụ án chủ tịch UBND xã Ninh
Giang bị bắn chết. Gần ba năm sau
(ngày 25-9-1984), ông Bê được
trả tự do kèm theo quyết định đình
chỉ điều tra của VKSND tỉnh Phú
Khánh cũ ghi: “Xét thấy không có
đủ bằng chứng buộc tội Trần Bê về
tội giết người”.
Từ đó ông Trần Bê yêu cầu
VKSND tỉnh khôi phục danh dự
cho ông theo hình thức tổ chức xin
lỗi, cải chính công khai, trực tiếp
tại UBND phường Ninh Giang, thị
xã Ninh Hòa, nơi xảy ra vụ án và
là nơi cư trú của ông Bê. Ngoài ra,
phải đăng lời xin lỗi, cải chính công
khai trên ba kỳ báo
Khánh Hòa
một tờ báo trung ương, đăng lời xin
lỗi trên Cổng thông tin điện tử của
VKSND tỉnh.
Tại biên bản buổi làm việc ngày
22-8, ông Trần Đình Hồng, Phó
Viện trưởng VKSND tỉnh Khánh
Hòa, cho rằng căn cứ Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước,
VKSND tỉnh tổ chức phục hồi danh
dự, cải chính công khai đối với ông
Bê theo quy định.
Tại đây, ông Bê chỉ yêu cầu
VKSND tỉnh tổ chức xin lỗi, cải
chính công khai trực tiếp tại UBND
phường. Ông Bê rút các yêu cầu
khác với lý do cho rằng không
cần thiết. Kết thúc buổi làm việc,
VKSND tỉnh và ông Bê thống nhất
hướng giải quyết việc khôi phục
danh dự cho ông Bê theo yêu cầu,
nguyện vọng của ông.
Trao đổi với PVsau buổi làmviệc,
ông Trần Bê cho biết VKSND tỉnh
cho ông chọn một trong hai hình
thức khôi phục danh dự là xin lỗi
công khai tại nơi cư trú hoặc đăng
lời xin lỗi, cải chính công khai trên
báo. Cuối cùng, hai bên đã thống
nhất hình thức như trên.
Bồi thường oan ra sao?
Ông Trần Bê cũng cho biết tới
đây ông sẽ tiếp tục có đơn yêu cầu
buộc VKSND tỉnh phải bồi thường
những thiệt hại do tổn thất về sức
Ông Trần Bê đã được VKSND tỉnh KhánhHòa đồng ý xin lỗi. Ảnh: T.LỘC
khỏe, tinh thần và vật chất do bị bắt
giam oan gần ba năm.
Trước đây ông Bê đã nhiều lần
khiếu nại yêu cầu VKSND tỉnh xin
lỗi và bồi thường cho ông do bị bắt
giam oan nhưng cơ quan này từ chối
với lý do đã hết thời hiệu giải quyết.
Sau khi ông Bê khiếu nại, Cục Bồi
thường nhà nước (Bộ Tư pháp) có
công văn đề nghị VKSND Tối cao
xemxét, chỉ đạoVKSND tỉnhKhánh
Hòa giải quyết theo thẩmquyền. Ban
Nội chính Tỉnh ủy Khánh Hòa có
văn bản trả lời trường hợp của ông
Bê thuộc thẩm quyền giải quyết của
VKSND tỉnh này. NếuVKSND tỉnh
giải quyết không thỏa đáng thì ông
có quyền kiện ra tòa, yêu cầu VKS
phải xin lỗi, bồi thường.
Tháng 8-2017, Ủy ban Tư pháp
của Quốc hội cũng có công văn yêu
cầu VKSND tỉnh giải quyết theo
quy định pháp luật. Tuy nhiên, cho
đến nay VKSND tỉnh vẫn không tự
động giải quyết vấn đề bồi thường.
Trong khi đó, TAND thị xã Ninh
Hòa đã không thụ lý vụ kiện yêu
cầu bồi thường của ông Bê với lý
do chưa đủ điều kiện khởi kiện là
cơ quan làm oan chưa thực hiện thủ
tục thương lượng việc bồi thường.
Chiều 22-8,
Pháp Luật TP.HCM
liên lạc với ông Nguyễn Văn Minh,
Viện trưởng VKSND tỉnh Khánh
Hòa, để hỏi về việc bồi thường
oan cho ông Trần Bê nhưng ông
này không nghe máy. Liên lạc với
người trực tiếp thỏa thuận việc xin
lỗi với ông Bê là Phó Viện trưởng
VKSND tỉnh Trần Đình Hồng và đề
cập vấn đề bồi thường oan thì ông
Hồng cũng từ chối trả lời.•
Cục Bồi thường nhà
nước (Bộ Tư pháp)
có công văn đề nghị
VKSND Tối cao xem xét,
chỉ đạo VKSND tỉnh
Khánh Hòa giải quyết
theo thẩm quyền.
Người cùng cũng chỉ được... xin lỗi
Từ ngày 8 đến 10-8, VKSND tỉnh Khánh Hòa đăng thông tin“Nội dung
xin lỗi và cải chính công khai vụ ông Huỳnh Chiếm Phái bị oan sai trong
hoạt động tố tụng hình sự” trên báo
Khánh Hòa
trong ba kỳ liên tục.
ÔngHuỳnh ChiếmPhái (sinh năm1931, mất năm2015, ở phườngNinh
Giang, thị xã Ninh Hòa) cũng bị khởi tố, bắt giam oan trong cùng vụ án
mà ôngTrần Bê bị oan. Ngày 25-9-1984, VKSND tỉnh Phú Khánh có quyết
định đình chỉ điều tra đối với ông Phái do không đủ cơ sở kết luận ông
này phạm tội giết người.
Cùng với việc đăng lời cải chính, xin lỗi công khai trên báo
Khánh Hòa
,
VKSND tỉnh cũng gửi nội dung cải chính, xin lỗi đến niêm yết công khai
tại trụ sở UBND phường Ninh Giang, nơi ông Phái từng cư trú. Tuy nhiên,
đến nay ông Phái cũng chưa được bồi thường oan, nay do ôngđãmất nên
con trai ông đang làmđơn yêu cầuVKSND tỉnh bồi thường cho chamình.
Mang 1.000 tờ USD giả mệnh giá đến
ngân hàng đổi
TAND TP.HCM dự kiến sẽ đưa ra xét xử vụ lưu hành
tiền giả đối với hai bị cáo Nguyễn Văn Tâm Dũng và
Phạm Ngọc Du vào ngày 5-9 tới.
Đây là vụ án các cơ quan tố tụng có sự thay đổi tội danh
đối với các bị cáo theo thời gian. Ban đầu hai bị cáo bị
khởi tố, truy tố về tội lừa đảo, sau đổi thành tội lưu hành
tiền giả.
Theo cáo trạng, ngày 28-8-2017, Du đến ngân hàng yêu
cầu đổi 100.000 USD sang tiền Việt. Khi kiểm đếm tiền,
nhân viên ngân hàng phát hiện số USD trên là tiền giả.
Tại CQĐT, Du khai số ngoại tệ đó là của Dũng nhờ đi đổi
và cho tiền hoa hồng. Ngay sau đó công an tiến hành bắt
khẩn cấp Dũng.
Giải quyết vụ án, cơ quan tố tụng có trưng cầu giám
định đối với 1.000 tờ USD Du mang tới ngân hàng. Kết
quả cho thấy đây là những tờ tiền bị sửa mệnh giá từ 1
USD thành 100 USD.
Dũng không thừa nhận số USD giả mệnh giá nói trên là
của mình. Dũng khai rằng số tiền này của ông Phan Văn
Hoàng đưa cho Dũng đem thế chấp cho Phạm Kim Tiến
để vay 1 tỉ đồng. Dũng hưởng lợi 20 triệu đồng sau khi
xong việc.
Tuy nhiên, những người liên quan phủ nhận nội dung
Dũng khai. Còn Du khẳng định bản thân không hay biết
số ngoại tệ trên là tiền giả mệnh giá.
Theo VKS, Du và Dũng không thừa nhận hành vi phạm
tội. Nhưng hồ sơ vụ án đủ căn cứ xác định hai đối tượng
biết số ngoại tệ trên là giả nhưng vẫn đem lưu hành. Từ đó
cơ quan tố tụng đã đổi tội danh từ tội lừa đảo sang tội lưu
hành tiền giả.
HOÀNG YẾN
Điều tra bổ sung vụ chống hạn trên giấy
để tham ô
Chiều 22-8, TAND tỉnh Khánh Hòa công bố quyết định
trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án tham ô tài sản xảy ra
tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi
Nam Khánh Hòa (Công ty Nam Khánh Hòa). Đây là vụ
chống hạn… trên giấy để tham ô tài sản mà
Pháp Luật
TP.HCM
đã từng phản ánh.
HĐXX cho rằng nhiều bị cáo có dấu hiệu tội tham ô
tài sản với vai trò đồng phạm, giúp sức cho Đỗ Hồng Hải
(cựu chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty Nam Khánh
Hòa). Do đó, tòa trả hồ sơ cho VKSND tỉnh Khánh Hòa
để điều tra bổ sung đối với hành vi của các bị cáo có dấu
hiệu đồng phạm.
Tại phiên tòa, VKSND tỉnh Khánh Hòa công bố cáo
trạng truy tố 11 bị cáo trong vụ án trên. Trong đó, bốn bị
cáo bị truy tố tội tham ô tài sản, gồm ba cán bộ Công ty
Nam Khánh Hòa là cựu chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc
Đỗ Hồng Hải, cựu phó giám đốc Đoàn Phi Dũng, nguyên
kế toán trưởng Diệp Thụy Khánh Trân và Nguyễn Văn
Minh (giám đốc Công ty TNHH Thương mại xây dựng
Thành Khánh Quyên).
Sáu bị cáo khác đều là cán bộ, nhân viên Công ty Nam
Khánh Hòa, bị truy tố tội vi phạm quy định về đầu tư
công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, gồm Ngô
Mạnh (cựu phó giám đốc), Đặng Thanh Xuân, Đỗ Xuân
Đoan, Phan Tuấn Nam, Lương Thành Nam, Nguyễn Văn
Tiến. Một bị cáo bị truy tố tội vi phạm quy định về kế
toán gây hậu quả nghiêm trọng là Phạm Thị Ngọc Phi, kế
toán Công ty Thủy lợi Nam Khánh Hòa. Đây cũng là bảy
bị cáo có dấu hiệu đồng phạm, giúp sức cho chủ tịch Đỗ
Hồng Hải phạm tội tham ô tài sản được nêu trong quyết
định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Trước đó, toàn bộ 11 bị can trong vụ án này đều bị Cơ
quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố tội tham ô
tài sản. Sau đó, CQĐT ra bảy quyết định thay đổi tội danh
đối với bảy bị can như trên.
Trong quá trình chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, TAND tỉnh
cũng có quyết định trả hồ sơ cho VKSND tỉnh để điều tra
bổ sung. Theo TAND tỉnh, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho
thấy hành vi của bảy bị can này đã phạm tội khác, có dấu
hiệu đồng phạm với vai trò giúp sức cho Đỗ Hồng Hải. Tuy
nhiên, VKSND tỉnh sau đó có công văn giữ nguyên cáo
trạng, đề nghị TAND tỉnh đưa vụ án ra xét xử.
Theo cáo trạng, trong hai năm 2014-2015, lợi dụng chủ
trương bổ sung kinh phí khắc phục hậu quả hạn hán, phục
vụ tưới tiêu thủy lợi chống hạn của UBND tỉnh Khánh
Hòa, giám đốc Công ty Nam Khánh Hòa đã tham ô,
chiếm đoạt tổng cộng 6,1 tỉ đồng ngân sách nhà nước.
Cụ thể, Hải chỉ đạo cấp dưới câu kết với doanh nghiệp
lập khống hồ sơ 24 công trình nạo vét chống hạn, gây
thiệt hại đối với ngân sách nhà nước gần 5 tỉ đồng. Hải
còn chỉ đạo cấp dưới lập khống khối lượng dầu bơm
chống hạn với tổng kinh phí hơn 1,1 tỉ đồng, trong đó
thanh quyết toán khống gần 900 triệu đồng.
TẤN LỘC
Sau 38 nămbị bắt giamoan và liên tục khiếu nại, một công dân ở tỉnh KhánhHòamới được VKSND tỉnh
này đồng ý xin lỗi, chưa bồi thường.
Bị oan, 38 nămsaumới được xin lỗi
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook