192-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu23-8-2019
Xe ôm, shipper:
Muốn hành nghề phải
đeo biển hiệu
PhóchủtịchTPchỉđạo
vềBếnxeMiềnĐôngmới
TRỌNGPHÚ
M
ới đây, Sở GTVT TP
Hà Nội đã gửi UBND
TPHà Nội dự thảo quy
định về quản lý sử dụng xe thô
sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai
bánh... để vận chuyển hành
khách, hàng hóa trên địa bàn
TP. Dự thảo này có quy định
các điều kiện hoạt động của
những người làm nghề vận
chuyển hành khách, hàng hóa
bằng xemáy (xe ômvà shipper).
“Quản lý như
doanh nghiệp”
Đáng chú ý nhất trong dự thảo
của Sở GTVTTPHà Nội là nội
dung: Những người muốn hành
nghề xe ôm, shipper phải cógiấy
chứngnhậnđăngkýkinhdoanh;
có hộ khẩu thường trú hoặc giấy
chứngnhậntạmtrútạiđịaphương
nơi đăng ký hành nghề. Đặc biệt
làphảicóbảnđăngkývậnchuyển
hành khách, hàng hóa theo mẫu
quy định và phải có biển hiệu
do chính quyền địa phương (xã,
phường cấp).
Biển hiệu nói trên được đóng
dấu giáp lai ảnh và đeo bên
ngực trái của người hành nghề
hoặc có trang phục do tổ chức
của người hành nghề (tổ đội tự
quản, nghiệp đoàn, hợp tác xã)
đăng ký với địa phương. Nếu
không hành nghề từ 30 ngày
trở lên thì người hành nghề
phải trả lại phù hiệu cho đơn
vị quản lý. Nếu mất phù hiệu
phải có công văn báo mất có
xác nhận của công an cấp xã,
phường, thị trấn và báo cáo cho
đơn vị quản lý biết để hướng
dẫn cấp lại biển hiệu…
Tuy nhiên,
nhiều ý kiến
cho rằng quy
định bắt buộc
trực tiếp như
trên đối với
từng người
làm nghề xe
ôm, shipper
thì khó hiệu
quả và tăng
thêm các thủ
tục mang tính hình thức. Đồng
thời, quy định này cũng mang
tính áp đặt và rất khó quản lý…
Anh Long Thành (một tài xế
chạy xe ômở Ba Đình, Hà Nội)
chia sẻ: Việc chạy xe ôm hay
giao hàng chẳng gây phiền hà
gì cho ai, cũng không làm mất
mỹ quan đô thị. “Tôi thấy đưa
quy định này vào thì khá rắc rối
trong khi chúng tôi kiếm tiền
chính đáng chứ có làm gì sai
trái đâu mà phải đăng ký, đeo
bảng hiệu. Cứ như quản lý như
một doanh nghiệp thực thụ ấy!”.
Tương tự, anh Minh Việt
(shipper khu vực Cầu Giấy)
cho biết: “Nhà
nước nên quản
lý những vấn đề
to tát hơn, còn
nghề giao hàng
như chúng tôi có
gì đâu phải áp
đặt tới mức đó
không? Trong
khi chúng tôi chỉ
là những cá nhân
bỏ công sức lao
động ra để kiếm sống chứ có
làm việc cho tổ chức, công ty
nào đâu. Tôi thấy nếu quy định
này được áp dụng thì phiền hà
quá mà cũng chẳng giải quyết
được vấn đề gì cả”.
Cần có chính sách
tổ chức
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, PGS-TS Doãn Minh
Tâm, nguyênViện trưởngViện
Khoa học côngnghệGTVT, cho
rằng về mục tiêu Hà Nội mong
muốn quản lý hoạt động xe
ôm, shipper là tốt. Vì hiện nay
buôn bán qua mạng hay người
lao động tham gia xe ôm công
nghệ đang phát triển bùng nổ.
“Về bản chất họ là những
người tham gia kinh doanh nhỏ
lẻ, manh mún bằng tài sản cá
nhân của mình là chiếc xe máy
đểkiếmthunhậpmột cáchchính
đáng. Đa phần họ chưa có việc
làm ổn định, vì thế để quản lý
cầncóchính sách tổchức, hướng
dẫn họ thamgia vào các hợp tác
xã, nghiệp đoàn… Chứ bắt họ
đăng ký, đeo biển hiệu thì vừa
tăng thủ tục hình thức, gây phiền
hà cho người dân và Nhà nước
cũng không quản lý nổi” - TS
Doãn Minh Tâm phân tích.
Theo ông Minh Tâm, Nhà
nước chỉ nên quản lý thông qua
tổ chức của người hành nghề
xe ôm, shipper chứ không phải
quản lý trực tiếp từng cá nhân
lao động trong lĩnh vực này. Từ
đó các tổ chức, nghiệpđoàn, hợp
tác xã…của người hànhnghề xe
ôm, shipper đưa ra quy chế, nội
quyápdụngđến từng thànhviên.
“Nhà nước cần phải nghiên
cứu kỹ, trước hết cần tiếp cận
trực tiếp với người hành nghề
xe ôm, shipper. Cần nắm bắt
đặc điểm, nguyện vọng của họ,
từ đómới xây dựng được thành
chính sách. Chứ ngồi một chỗ
tưởng tượng ra quản lý được
người ta thì đó là cách làm
quan liêu” - ông nói.•
Nếu dự thảo của SởGTVT TPHàNội được áp dụng thì các xe ôm, shipper phải đeo biển hiệu khi hành nghề. Ảnh: THUHÀ
Sở GTVTTP Hà Nội cho haymục đích ban hành quy định này
nhằm quản lý về số lượng, chất lượng xe thô sơ, gắn máy để
vận chuyển hành khách, hàng hóa. Qua đó kéo giảm ùn tắc và
ô nhiễmmôi trường trên địa bàn TP. Đồng thời, tạo nếp sống,
thói quen đi lại theo hướng vănminh, hiện đại, phù hợp với sự
phát triển đô thị của thủ đô.
Bên cạnh đó, quy định này cũng nhằm mục đích nâng cao
chất lượng cung ứng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu đi lại của người
dân đô thị. Giảm tai nạn giao thông và ô nhiễmmôi trường đô
thị. Đồng thời, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc quản
lý, điều hành giao thông củaTP; tạo lậpmôi trường kinh doanh
minh bạch, cạnh tranh lành mạnh…
“Bắt họ đăng ký, đeo
biển hiệu thì vừa tăng
thủ tục hình thức, gây
phiền hà cho người
dân và Nhà nước
cũng không quản lý
nổi” - PGS-TS Doãn
Minh Tâm.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã có
ý kiến chỉ đạo liên quan việc đưa Bến xe Miền Đông
(BXMĐ) mới vào hoạt động.
Theo đó, phó chủ tịch UBND TP giao Sở
TN&MT TP khẩn trương xem xét, thẩm định giá
đất để Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài
Gòn (Samco) hoàn tất thủ tục thuê đất xây dựng
BXMĐ mới, trình HĐND TP thẩm định giá đất TP
theo quy định.
Đồng thời, giao Sở Tài chính phối hợp với Sở
GTVT khẩn trương có ý kiến về giá dịch vụ xe ra
vào BXMĐ mới, đảm bảo tiến độ đưa bến xe vào
khai thác.
Ông Hoan cũng đồng ý chủ trương cho Samco
tổ chức đấu thầu theo quy định để lựa chọn đơn vị
chuyên nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm cung
cấp các dịch vụ tiện ích bên trong bến xe.
UBND quận 9 được giao chủ động hỗ trợ, thực
hiện ngay thủ tục cấp địa chỉ cho BXMĐ mới theo
quy định. Thực hiện thường xuyên công tác duy
tu, sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến
đường Hoàng Hữu Nam, đường số 400, đường số
13 trên địa bàn quản lý. Phối hợp, hỗ trợ Samco vận
dụng các quy định pháp luật để giải quyết dứt điểm
công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ
tái định cư phục vụ dự án BXMĐ mới.
Bên cạnh đó, ông Hoan giao Sở GTVT phối hợp
với Công an TP, UBND quận 9 làm việc với Samco
để xây dựng và triển khai thực hiện phương án phân
luồng, tổ chức giao thông khu vực bên ngoài bến xe,
tránh xung đột gây ùn tắc giao thông.
Cùng với đó, phối hợp với Sở KH&ĐT, các cơ
quan, đơn vị có liên quan làm việc cụ thể với Samco
và chủ đầu tư các dự án xung quanh khu vực bến để
đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành hệ thống
các công trình liên quan.
Mặt khác, nghiên cứu thực hiện phương án tổ chức
giao thông đồng bộ, liên hoàn giữa các hình thức vận
chuyển kết nối với BXMĐ (metro, xe buýt, các loại
hình trung chuyển khác…). Trước mắt, cho phép Sở
GTVT TP tổ chức lựa chọn, đặt hàng đơn vị vận tải
cung ứng dịch vụ tuyến xe buýt kết nối giữa BXMĐ
hiện hữu và BXMĐ mới; thời gian thực hiện đến
ngày 31-12-2019. Sau đó, căn cứ thực tiễn và các quy
định pháp luật có liên quan, giao Sở GTVT TP tham
mưu UBND TP lựa chọn đơn vị vận tải khai thác
tuyến xe buýt nêu trên đúng quy định.
THY NHUNG
Lập tiêu chí chọn chủ đầu tư
tuyến phà Cần Giờ - Vũng Tàu
Văn phòng UBND TP.HCM vừa cho biết liên quan
đến việc lựa chọn doanh nghiệp khai thác hoạt động
tuyến vận tải hành khách - hàng hóa bằng phà biển
Cần Giờ - Vũng Tàu, UBND TP đã chấp thuận và
giao Sở GTVT thành lập tổ công tác do Sở GTVT
làm tổ trưởng, các thành viên gồm Sở KH&ĐT, Sở
Tài chính, UBND huyện Cần Giờ và đơn vị liên quan.
Theo đó, tổ công tác có trách nhiệm xây dựng tiêu
chí, thẩm định, đánh giá hồ sơ và tổ chức lựa chọn
doanh nghiệp khai thác bảo đảm tính công khai,
minh bạch.
Sở GTVT cho biết việc chấp thuận xây dựng
tuyến vận tải nói trên nhằm đáp ứng nhu cầu vận
chuyển hàng hóa, hành khách, tăng cường kết nối từ
huyện Cần Giờ đi các tỉnh bằng đường thủy. Qua đó
tạo điều kiện đột phá phát triển kinh tế-xã hội và du
lịch của huyện Cần Giờ.
Theo Sở GTVT TP, việc khai thác tuyến phà biển
chở ô tô, hành khách, hàng hóa và xe máy từ huyện
Cần Giờ đi TP Vũng Tàu và ngược lại là rất cần
thiết. Mặt khác, việc khai thác tuyến phát triển vận
tải hành khách, hàng hóa giảm áp lực tuyến đường
bộ, giảm ùn tắc giao thông.
Sở này cũng thông tin thêm hiện có năm doanh
nghiệp đề xuất tham gia đầu tư tuyến này. Do các
doanh nghiệp đề xuất nhiều hình thức khai thác
khác nhau nên cần phải xây dựng tiêu chí để lựa
chọn doanh nghiệp đảm bảo năng lực. Dự kiến
tuyến vận tải này sẽ đưa vào hoạt động trước tết
Dương lịch 2020.
KIÊN CƯỜNG
Đó làmột trong những nội dung đáng chú ý trongmột dự thảo liên quan
mới đây của Sở GTVT TPHà Nội gửi UBNDTPHà Nội.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook