194-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứHai 26-8-2019
Gỡ rối chuyện chọn nghề
cho sinh viên luật
Đặc thù của ngành luật là thị trường lao động có quá nhiều sự lựa chọn về ngành nghề
khiến sinh viên bối rối. Vậy đâumới chính là sự chọn lựa phù hợp nhất?
MINHTÂM- THỦY TRÚC
S
áng24-8, ngàyhội hướng
nghiệp trong lĩnh vực tư
pháp diễn ra tại Trường
ĐH Luật TP.HCM (Cơ sở
Bình Triệu), 123 quốc lộ 13,
phường Hiệp Bình Chánh,
quận Thủ Đức, thu hút 600
sinh viên trong ngành luật
tham gia.
Chương trình do ĐH Luật
TP.HCM phối hợp cùng báo
Pháp Luật TP.HCM
, Trung
tâmThông tin và tư vấn công
chứng, Trung tâmĐấu giá tài
sản, Trung tâmTrợ giúp pháp
lý Nhà nước và bảy phòng
công chứng tổ chức. Đây là
các đơn vị trong khối thi đua
số 9 trực thuộc Sở Tư pháp
TP.HCM.
Làm công việc gì
cũng cần sự yêu nghề
Tại buổi tọa đàm, ông
Phan Thanh Tùng, Trưởng
phòng Bổ trợ tư pháp, cho
biết nhiều sinh viên sau khi
ra trường vẫn còn có tâm lý
rụt rè, không mạnh dạn. Do
đó kết quả làm việc khó đạt
yêu cầu. Trong khi đó, công
việc hiện nay luôn đòi hỏi
các bạn phải nghiên cứu và
liên tục trau dồi kiến thức
luật mới có thể tiếp cận
nhanh và hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
“Nên hay không thể hiện
đúng bản chất con người thật
của mình khi mới vào làm
việc?” cũng là mối quan tâm
của nhiều sinh viên trong buổi
tọa đàm. Trước câu hỏi này,
ông Nguyễn Trí Hòa, Trưởng
phòng Công chứng số 1, cho
biết: “Theo tôi, khi thay đổi
môi trường, bản chất con
người không nên thay đổi
theo, các bạn như thế nào hãy
thể hiện như vậy. Hãy chính
là các bạn.
Chỉ cần bạn chịu khó, chăm
chỉ, có trách nhiệm trong công
việc thì những người đi trước
sẽ tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
các bạn.
Làm gì cũng cần sự yêu
nghề, dù làm công chứng
viên, luật sư hay nhà báo…
nếu các bạn yêu nghề thì nghề
sẽ không phụ, giỏi nghề sẽ
không lo về kinh tế.
Chia sẻ thêm về kinh
nghiệm khi bước vào nghề,
nhà báo Nguyễn Đức Hiển,
Phó Tổng biên tập báo
Pháp
Luật TP.HCM
, tâm sự: “Có
bạn hỏi khó khăn nào khi
mình không được đào tạo
về báo chí nhưng tôi lại
làm báo rất sớm. Tôi nghĩ
quan trọng nhất của chúng
ta vẫn là sự yêu nghề. Tôi
rất yêu nghề, tôi mê làm
báo và tôi nghĩ tôi khó có
thể yêu nghề nào hơn nghề
báo. Một điều nữa là tôi chịu
khó quan sát, cái gì tôi cũng
hỏi và tôi luôn học từ công
việc. Cái lớn nhất mà trường
luật trang bị cho sinh viên là
kiến thức luật cơ bản, đó là
một nền tảng rất tốt nhưng
Tiêu điểm
“Trước ngày diễn
ra chương trình,
em luôn cảm thấy
câu chuyện nghề
nghiệp “mông
lung như một trò
đùa” và chưa định
hướng được nghề
nghiệp cho mình ở
tương lai.”
11 suất học bổng
được trao
Bên cạnh gian hàng tư vấn
nghề nghiệp, các đơn vị thuộc
khối thi đua số 9 đã trao tặng
11 suất học bổng (trị giá 2 triệu
đồng/suất) chocác sinhviêncó
hoàn cảnh khó khăn, vượt khó
vươn lên trong học tập, góp
phần bồi dưỡng nguồn nhân
lực trẻ trong lĩnh vực pháp luật
tại TP.HCM. Cùng với đó, Văn
phòng công chứng Hồ Thị Tú
Trinh đồng hành hỗ trợ thêm
500.000 đồng/suất cho 11 sinh
viên này.
Đại diện các đơn vị trực thuộc Sở
Tư pháp TP.HCMtư vấn, giải đáp
thắcmắc cho sinh viên.
Rất đông sinh viên tập trung
tại gian hàng của báo
Pháp Luật
TP.HCM
để nghe tư vấn
về nghề báo. Ảnh: TÂM - TRÚC
nếu chúng ta chỉ dừng lại
ở đó thì sẽ không thể phát
triển được”.
Điều đầu tiên là
phải... tốt nghiệp
Đó là lời khuyên thiết thực
của bà Nguyễn Thị Lệ Thủy,
Trưởng phòng Công chứng
số 3, dành cho Như Quỳnh
(sinh viên năm tư, Trường
ĐH Luật TP.HCM). Theo bà
Thủy, sau khi tốt nghiệp ứng
viên phải trải qua nhiều giai
đoạn như học lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ công chứng, làm
công tác pháp luật, thi tuyển
công chứng viên. Vậy nên
điều quan trọng mà sinh viên
cần làm là tốt nghiệp ĐH, trau
dồi thêm các kỹ năng chuyên
môn để từng bước thực hiện
ước mơ của mình.
Nói thêm ngành nghề tư
vấn viên, bà Bùi Thị Công
Nương, Phó Giám đốc Trung
tâm Trợ giúp pháp lý Nhà
nước, khẳng định: “Kiến thức
pháp luật được học trong nhà
trường là điều tiên quyết bạn
cần trau dồi. Khi tuyển dụng
vào bất kỳ vị trí nào, nếu bạn
nắm được kiến thức thì chắc
chắn bạn sẽ tự tin làm việc.•
BạcLiêuphát hiệnhàngngàn thẻ bảohiểmy tế cấp trùng
Qua báo cáo rà soát dữ liệu trùng hộ gia đình của Bảo
hiểm xã hội (BHXH) huyện Hòa Bình (Bạc Liêu), theo
vietnamplus.vn
, hơn 4.230 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đã
được phát hiện cấp trùng cho người dân.
Có địa phương hiện còn giữ ở trong ngăn tủ trụ sở cơ
quan hàng trăm thẻ BHYT do không có người đến nhận,
gây lãng phí không nhỏ tiền ngân sách nhà nước.
Theo danh sách báo cáo thể hiện, qua rà soát đã phát
hiện nhiều xã, thị trấn có số thẻ BHYT bị trùng lên đến
gần 1.000 thẻ. Điển hình như xã Minh Diệu 972 thẻ, thị
trấn Hòa Bình 963 thẻ.
Theo cán bộ BHXH huyện Hòa Bình, nguyên nhân cấp
thẻ BHYT bị trùng là do người dân khai báo thông tin cá
nhân không chính xác. Người dân báo mất thẻ bảo hiểm,
xin cấp lại nhưng khai thông tin sai.
Đối tượng được hưởng nhiều chế độ chính sách; người
dân ở xã nghèo, xã bãi ngang ven biển đi làm ăn xa nhà,
được doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tham gia
đóng bảo hiểm nơi đó.
Cùng với đó, địa phương, cơ quan chức năng thống
kê, lập danh sách chưa chính xác, đồng thời qua áp dụng
chương trình phần mềm quản lý thẻ trên hệ thống của toàn
ngành đã phát hiện số thẻ bị trùng trước đây…
Theo BHXH huyện Hòa Bình, trước số thẻ BHYT cấp
trùng khá lớn, đơn vị đã phối hợp với địa phương rà soát,
đối chiếu lại nhằm cấp lại đúng, chính xác, bảo vệ quyền
lợi cho người dân. Theo đó, tính đến ngày 8-8-2019,
BHXH huyện Hòa Bình đã thu hồi, hủy gần 2.000 thẻ
BHYT cấp trùng.
Tuy nhiên, qua ghi nhận của phóng viên, riêng tại
xã bãi ngang Vĩnh Hậu, dù số thẻ BHYT được thu về
khoảng tám tháng qua nhưng đến nay vẫn còn hơn 500
thẻ BHYT được địa phương cất giữ khá “cẩn thận” trong
ngăn tủ cơ quan.
Lý giải điều này, lãnh đạo UBND xã Vĩnh Hậu cho biết
do người dân đi làm ăn, không có ở địa phương để nhận;
không xác nhận được người tại địa phương; người đứng
tên thẻ đã chết…
Liên quan đến số thẻ BHYT bị trùng tại huyện Hòa Bình,
ông Lê Danh Đấu, Giám đốc BHXH tỉnh Bạc Liêu, cho
rằng gần đây ngành có chương trình phần mềm quản lý
mới, không còn cấp trùng thẻ BHYT như trước kia.
Theo ông Đấu, những năm gần đây tỉnh cấp trùng vài
trăm thẻ/năm, đặc biệt khi chưa có phần mềm quản lý, có
năm số lượng thẻ cấp trùng lên đến khoảng 5.000 thẻ.
Về trường hợp hơn 500 thẻ BHYT còn giữ tại UBND xã
Vĩnh Hậu, ông Lê Minh Đầy, Trưởng phòng LĐ-TB&XH
huyện Hòa Bình, thừa nhận đã nắm vấn đề và đang phối
hợp với cơ quan chức năng, lãnh đạo xã cùng ngành bảo
hiểm huyện rà soát lại danh sách, nếu trùng thì hủy bỏ,
còn lại thì phải cấp cho người dân theo đúng quy định.
PV
Tại ngày hội, Lê Anh Thư (sinh viên năm ba, Trường ĐH
Luật TP.HCM) chia sẻ:“Đối với em, chương trình hômnay rất
bổ ích vì được gặp các khách mời trong buổi tọa đàm có
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư pháp. Ngoài kiến thức
chuyên môn, em còn được nghe rất nhiều câu chuyện thú
vị trong thực tế về nghề mà hiếm khi có cơ hội được nghe”.
Vui vẻ khi được“gỡ rối”nỗi lòng, Trần Huỳnh Như (sinh viên
TrườngĐHLuậtTP.HCM) nói:“Trước ngày diễn ra chương trình,
em luôn cảm thấy câu chuyện nghề nghiệp “mông lung như
một trò đùa”và chưa định hướng được nghề nghiệp chomình
ở tương lai. Đến với ngày hội, emnhư được“giải thoát”, đã cảm
thấy tự tin cho những lựa chọn sắp tới củamình”.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook