194-2019 - page 8

8
Tháng 9 sẽ khởi công dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết dự
kiến tháng 9 tới sẽ tiến hành khởi công dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh,
quận Bình Thạnh.
Về kế hoạch thực hiện, đại
diện Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình giao
thông cho hay đơn vị đang xây
dựng phương án phân luồng giao
thông. Sau đó sẽ trình các cấp
liên quan để xin giấy phép và
chuẩn bị khởi công dự án. Dự
kiến dự án sẽ hoàn thành trong
14 tháng thi công.
Trước đó, UBND TP.HCM
đã chấp thuận kế hoạch triển
khai dự án nâng cấp đường
Nguyễn Hữu Cảnh theo đề xuất
của Sở GTVT.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh dài
hơn 3,1 km sẽ được nâng cấp
trên mặt bằng hiện hữu kèm xây dựng hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh và
thảm cỏ. Tổng mức đầu tư dự án là 472,9 tỉ đồng, do Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư.
Trước đó, để đảm bảo an toàn giao thông và giảm ngập cho con đường Nguyễn
Hữu Cảnh, UBND TP đã ký hợp đồng phụ lục thuê máy bơm khủng với giá 14,2 tỉ
đồng/năm của Công ty cổ phần Tập đoàn công nghiệp Quang Trung.
ĐÀO TRANG
Đô thị -
ThứHai 26-8-2019
THUTRINH
T
heo ghi nhận của PV, khu
vực xây dựng dự án cầu
Bưng thường xuyên xảy ra
ùn tắc giao thông vào giờ cao
điểm. Mỗi ngày, lưu lượng ô
tô, xe máy đi từ hướng quốc lộ
1 về đường Tân Kỳ Tân Quý
(quận Tân Phú, TP.HCM) là
rất đông.
Trong khi đó, khu vực xây
cầu (thuộc đường Lê Trọng
Tấn) có lô cốt rào đường để
thi công dự án khiến tình trạng
ùn tắc giao thông ngày càng
nghiêm trọng. Vào các giờ tan
tầm, các phương tiện ô tô, xe
máy phải xếp hàng dài chờ
nhau để qua khu vực này.
Anh Minh Thành (người
dân quận Bình Tân) cho biết
do khu vực này gần Khu công
nghiệp Tân Bình nên vào các
giờ tan tầm, công nhân tan ca
cộng với lưu lượng xe từ quốc
lộ 1 đổ vào khiến giao thông
hỗn loạn. Đi qua khu vực này
vào giờ cao điểm thì đúng là
cực hình đối với người dân. 
Chị HoàngAnh (người dân
quận Bình Tân) than thở: Mỗi
lần đi đón con về, dù nhà cách
trường chỉ khoảng 2 kmmà có
khi tôi đi tới 20 phút. Trong khi
đó, chính quyền cứ rào đường
lại để làmmột cây cầu mà làm
mãi không xong”.
Đại diện Khu quản lý đô thị
Lô cốt rào chắn để thi công cầu Bưng trên đường Lê Trọng Tấn, quận Bình Tân. Ảnh: THUTRINH
Công trình xây dựng cầu Bưng được khởi công vào tháng
7-2017.Theo thiết kế, cầubắc qua kênhThamLương, tổng chiều
dài 560m.Trong đó, thân cầu dài 212m, phần đường dẫn và xây
dựng đường dân sinh ở hai bên cầu 630 m. Cầu được xây dựng
để giảm tải giao thông cho đường LêTrọngTấn. Do khu vực này
có nút thắt cổ chai nên thường xuyên kẹt xe nghiêm trọng vào
giờ cao điểm.
Theo kế hoạch, mặt đường Lê TrọngTấn phía quận BìnhTân sẽ
đượcmở rộng lên 30-40mvàmặt đườngphía quậnTân Phú rộng
từ30mđếnhơn35mvới sáu làn xe lưu thông. Dựán có tổngmức
đầutưhơn514tỉđồngvàdựkiếnhoànthànhsau20thángthicông.
Công trình gặp khó
khi vừa thi công để
đảm bảo an toàn
giao thông, vừa phải
phối hợp di dời công
trình kỹ thuật trong
điều kiện mặt bằng
chật hẹp.
TP.HCM:Sẽcóhàngchụcngàncamera
giámsát
ĐườngNguyễnHữu Cảnh thường xuyên ngập nặng
saumỗi cơnmưa lớn. Ảnh: N.THẮNG
Dân Bình Tân chật vật khi qua
nút thắt cầu Bưng
Sau hai nămkhởi công, dự án xây dựng cầu Bưng (phường BìnhHưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM)
vẫn chưa thể hoàn thành vì vướngmặt bằng.
Công trình thi công dự án cầu Bưng. Ảnh: THUTRINH
số 1 (Khu 1) thuộc Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình giao thôngTP.HCM,
chủ đầu tư dự án, cho biết dự
án xây dựng cầu Bưng chậm
tiến độ khoảng một năm nay.
Nguyên nhân là do phía quận
Tân Phú vẫn chưa giải tỏa
hai doanh nghiệp trong Khu
công nghiệp Tân Bình (Công
ty TNHH Hwata Việt Nam
và Công ty CP Bánh Givral).
Về hướng giải quyết, Khu 1
cho biết sẽ kiến nghị cấp thẩm
quyền sớmxemxét, hướng dẫn
giải quyết khókhăn, vướngmắc
về chính sách bồi thường đối
với hai doanh nghiệp nêu trên
để có cơ sở thực hiện các công
việc tiếp theo.
Song song đó, chủ đầu tư
đã phối hợp cùng với chính
quyền địa phương vận động,
thuyết phục người dân đồng
ý bàn giao mặt bằng. Đồng
thời, đơn vị thi công cũng
chuẩn bị thiết bị, nhân lực
để khi địa phương bàn giao
mặt bằng đến đâu là thi công
ngay nhằmnhanh chóng hoàn
thành dự án.
Nói thêm về khó khăn của
dự án, Khu 1 thông tin thêm
công trình đang phải vừa thi
công để đảm bảo an toàn giao
thông, vừa phải phối hợp di dời
công trình kỹ thuật trong điều
kiện mặt bằng chật hẹp. Trong
khi đó, lưu lượng phương tiện
lưu thông lớn nên cũng phần
nào ảnh hưởng đến tiến độ
thi công.
Theo tìm hiểu, công trình
thực hiện khoảng 20% khối
lượng, gồm một số hạng mục
chính như kè gia cố hai bờ kênh
Tham Lương trong phạm vi
dự án, móng cọc khoan nhồi
hai trụ T3, T4 nhánh cầu bên
trái tuyến (theo hướng từ quốc
lộ 1 về Tân Kỳ Tân Quý), hệ
thống thoát nước phía quận
Bình Tân...•
Sở TT&TT TP.HCM vừa có tờ trình
UBND TP về ban hành đề án xây dựng hệ
thống giám sát hình ảnh camera tập trung của
TP, giai đoạn 2019-2025.
Cụ thể, đề án có hai giai đoạn với tổng
kinh phí triển khai hơn 1.600 tỉ đồng bằng
nguồn ngân sách TP.
Giai đoạn 1 (2019-2021), triển khai xây
dựng hệ thống giám sát hình ảnh camera
tập trung như tiến hành xác định, lựa chọn
khoảng 300 camera hiện có và bổ sung 200
camera tại các vị trí trọng điểm (tổng cộng
500 camera).
Các camera này cần đảm bảo khả năng
điều khiển tập trung từ Trung tâm điều hành
đô thị thông minh và Trung tâm giám sát
thường trực cấp TP (Trung tâm thông tin chỉ
huy, Công an TP). Mục đích kết nối trực tiếp
vào hệ thống giám sát hình ảnh camera tập
trung. Đồng thời, TP sẽ triển khai tích hợp
khoảng 1.000 camera giám sát giao thông, an
ninh trật tự của Sở GTVT, Công an TP và các
quận, huyện.
Giai đoạn 2 (2021-2025), mở rộng số lượng
camera tại các khu vực trọng điểm để kết
nối trực tiếp đến hệ thống giám sát hình ảnh
camera tập trung của TP. Bao gồm cả các
camera giám sát an ninh trật tự của Công an
TP, dự kiến 1.000-3.000 camera. Cạnh đó,
mở rộng số lượng camera được tích hợp dữ
liệu tại hệ thống giám sát hình ảnh camera tập
trung cấp TP, dự kiến khoảng 10.000 camera.
Theo Sở TT&TT TP, hiện nay trên địa bàn
TP tuy đã có các hệ thống camera giám sát
của Sở GTVT, Công an TP và UBND các
cấp nhưng về tổng thể vẫn chưa có một quy
hoạch về mạng lưới camera giám sát nhằm
đảm bảo độ phủ, tầm quan sát và khai thác
tốt nguồn dữ liệu hình ảnh camera giữa các
ngành, các cấp.
Đa phần các hệ thống khi được thiết lập
nhằm phục vụ nhu cầu quản lý của các đơn
vị chủ quản nhưng chưa tính đến việc cùng
chia sẻ dữ liệu camera cho các đơn vị khác có
cùng mục tiêu, đối tượng cần giám sát trong
cùng khu vực được lắp đặt các thiết bị camera.
Do đó cần thiết phải triển khai quy hoạch tổng
thể về mạng lưới camera giám sát cho TP.HCM
trong giai đoạn đầu triển khai đề án này.
PHAN CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook