194-2019 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứHai 26-8-2019
Yếu tố tiền bạc trong chỉ số
hạnh phúc
Những
chuyên gia xã
hội học đều
nhìn nhận
rằng những
người sống
hạnh phúc
đều
mang lại
nhiều giá trị
tốt đẹp cho
người xung
quanh, giúp
đất nước
phát triển
bền vững.
HỒNGMINH
A
nh Đặng Huy Thông,
một hướng dẫn viên du
lịch quốc tế, chia sẻ rất
nhiều du khách nước ngoài
thích tham quan miền Tây.
Họ nói với anh: “Tôi thích
nơi này vì người dân sống
hạnh phúc quá. Họ có thể
mời cơm bất cứ ai mà không
cần thân quen. Đi chợ mua
bán, bị cự nự họ vẫn cười
vui được”. Anh Huy Thông
nhận ra rằng tính cách cởi
mở, lối sống hạnh phúc của
người dân chính là “tài sản
quốc gia”. Anh đặt câu hỏi:
Các chuyên gia có giải pháp
nào để có thể làm người Việt
sống hạnh phúc hơn?
Câu hỏi của anh khiến
nhiều người dự khán thích
thú trong buổi ra mắt sách
Hạnh phúc của người Việt
Nam
của PGS-TS xã hội học
Lê Ngọc Văn.
Người Việt dễ hài lòng
Theo kết quả khảo sát trên
2.000 người thuộc các địa
phương, dân tộc, tôn giáo,
nghề nghiệp khác nhau trên
cả nước, TS Lê Ngọc Văn
nhận thấy rằng có đến gần
82% người dân cảm thấy hài
lòng về cuộc sống đang có ở
các mức độ rất hài lòng, hài
lòng và tương đối hài lòng.
Để cảm thấy hạnh phúc, đa
số người dânViệt chỉ cần đáp
ứng được các nhu cầu như
thu nhập ổn định, gia đình
hòa thuận và có sức khỏe tốt
là đủ để cảm thấy hạnh phúc.
Các vấn đề khác như sự thân
thiện của chính quyền, xã hội
tự do dân chủ, sự phát triển
văn hóa, sự tự chủ, tự quyết
của bản thân đều xếp sau khá
xa các nhu cầu vừa kể trên. 
TS Lê Ngọc Văn trả lời
anh Huy Thông: “Đúng như
bạn nhận xét, người Việt có
sẵn gen hạnh phúc. Họ dễ hài
lòng về các nhu cầu cơ bản
cá nhân”.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng gần một nửa số
dân cho biết họ vẫn chưa hài
lòng về yếu tố tiền bạc. Tiền
bạc dường như là yếu tố quan
trọng nhất quyết định sự hạnh
phúc của người Việt. 
Không phải giàu có
mới có thể hạnh phúc
Theo TS Văn, nỗi lo lắng
về tiền bạc khiến người dân
Việt dễ hạnh phúc khi đời sống
nâng lên nhưng cũng sẽ cảm
thấy bất hạnh nếu đời sống
bị sa sút. Đây cũng có thể là
nguyên nhân của nhiều tệ
nạn xã hội như tham nhũng,
hối lộ, buôn lậu, mại dâm,
trộm cắp...
Bà Phạm Phương Thảo,
cựu chủ tịchHĐNDTP.HCM,
chia sẻ người dân ở một số
quốc gia như Bhutan hoặc
Myanmar có thái độ sống
hạnh phúc đáng ngưỡng
mộ dù các quốc gia này còn
nghèo khó.
Bà cho biết trước đây nhiều
cơ quan ở TP.HCM có những
chỉ dẫn mang tính mệnh lệnh,
ví dụ như “Xuống xe, tắt máy,
xuất trình giấy tờ”. Sau đó họ
đã đổi thành những chỉ dẫn
thân thiện: “Vui lòng tắt máy
xe, vui lòng liên hệ tại trực
ban”. Sự thay đổi cách thức
giao tiếp đó khiến người dân
hài lòng hơn. Sự tử tế, thân
thiện đều có thể khiến mọi
người xung quanh gia tăng
hạnh phúc.
Hạnh phúc khiến con
người sống tử tế hơn
TS xã hội học Phạm Thị
Thúy cho biết bà đã mở nhiều
khóa học cho các giáo viên,
giúp họ có được suy nghĩ
tích cực, lạc quan và cân
bằng. Theo TS Thúy, một
giáo viên vui vẻ, hạnh phúc
sẽ giúp các học trò của mình
vui vẻ, hạnh phúc. Các mối
quan hệ xung quanh đều trở
nên tích cực hơn.
Một số doanh nghiệp cũng
đã mời bà tập huấn các khóa
“Học hạnh phúc” cho nhân
viên. Họ nhận ra rằng khi
nhân viên họ hạnh phúc, họ
làm việc sáng tạo và hiệu
quả hơn, mọi người đối xử
với nhau tốt đẹp hơn ngay
cả khi có bất đồng. 
TS Văn cho biết ông đã
từng đi thăm một khách sạn
năm sao ở Hà Lan xây dựng
trên nền của một nhà tù. Tỉ
lệ tội phạm của Hà Lan thấp
đến mức các nhà tù bị “ế”,
phải cho nước ngoài thuê
hoặc chuyển sang làm công
trình khác. Một trong các kinh
nghiệm của họ là xây dựng
xã hội mà người dân cảm
thấy vui vẻ, hạnh phúc. TS
Văn nói: “Người sống hạnh
phúc thì sẽ giảm bạo lực đi,
sống tử tế và lành mạnh hơn.
Môn học hạnh phúc thật sự
là một môn khoa học mang
rất nhiều lợi ích cho cá nhân
người học, cho xã hội và cho
quốc gia”.
TS Văn cho biết nhiều
trường đại học trên thế giới
đã đưa môn học này vào dạy
cho các sinh viên. Nhiều
trường học quốc tế, một
số tập đoàn có chức danh
“giám đốc hạnh phúc” để
giúp nhân viên có năng lực
sống hạnh phúc.•
Tiêu điểm
Cuốn sách
Hạnh phúc của
người Việt Nam
là thành quả
củamột công trìnhnghiên cứu
khoa học trong năm năm của
PGS-TS xã hội học LêNgọcVăn,
đã được Hội đồng nghiệm thu
Quốc gia đánh giá ở mức cao
nhất: Xuất sắc.
Gần một nửa số dân
cho biết họ vẫn chưa
hài lòng về yếu tố
tiền bạc. Tiền bạc
dường như là yếu
tố quan trọng nhất
quyết định sự hạnh
phúc của người Việt. 
PGS-TS Lê Ngọc Văn cùng độc giả tại buổi ramắt cuốn sách của ông. Ảnh: H.MINH
Mong muốn
sẽ có môn học
hạnh phúc trong
nhà trường
Mônhọchạnhphúcchưa
cómã ngành riêngđể đào
tạo nên trong trường đại
học, tôi dạy cho các em
sinh viên dưới hình thức
là những chuyên đề. Tôi
có tham vọng là môn học
này sẽ được đưa vào các
trường đại học, trường
phổ thông để dạy cho các
em. Con người cần giao
tiếp được với nội tâm của
mình, vượt quanhữnggiai
đoạnkhókhăn, sốnghạnh
phúc, tử tế.
PGS-TS
LÊ NGỌC VĂN
Nông dân Tây Nguyên chế tạo máy rửa chén công nghiệp
Ông
Trung bên
chiếcmáy
rửa chén
có thể
rửa được
400 chén
một giờ.
Ảnh:
H.TRƯỜNG
54 thí sinh tham gia hội thi
“Bàn tay vàng” cấp TP
Sáng 25-8, Liên đoàn Lao động TP phối hợp với
Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng tổ chức hội thi Bàn
tay vàng ngành điện công nghiệp cấp TP năm 2019 tại
cơ sở của trường (65 Huỳnh Thúc Kháng, quận 1).
Đây là hội thi trong khuôn khổ thưc hiên chương
trinh “Đao tao, đao tao lai, bôi dương nâng cao tay
nghê cho công nhân, ngươi lao đông trong doanh
nghiêp” nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - văn
hóa - xã hội của TP.
Phát biểu khai mạc hội thi, ông Kiều Ngọc Vũ,
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP, cho biết hội
thi “Bàn tay vàng” hướng đến việc tạo điều kiện cho
công nhân lao đông bồi dưỡng kiến thức, tay nghề và
trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ trong quá trình lao
động, sản xuất tại đơn vị. Từ đó biêu dương, khen
thưởng và tôn vinh những người thợ giỏi, bàn tay
vàng - những nhân tố điển hình trong phong trào ôn
ly thuyêt, luyên tay nghê “Thi thơ gioi”, có thành
tích tiêu biểu đóng góp tích cực, hiệu quả cho sự phát
triển của doanh nghiệp, nganh và TP.
THỦY TRÚC
Từ Hưng Yên vào Đắk Lắk lập nghiệp năm 1992 với
hai bàn tay trắng, ông Đỗ Thành Trung phải làm thuê đủ
nghề để kiếm sống. Một thời gian sau, tích lũy được ít
vốn, ông Trung thuê và mua lại được đất rừng để khai
hoang trồng cà phê nên cuộc sống dần dần ổn định.
Từ đây ông Trung bắt đầu có thời gian dành cho đam
mê sáng chế các loại máy móc. Ông Trung kể ban đầu ông
chế tạo máy vặt lông gà, tiếp đó là máy xay bột nghệ, rồi
đến máy rửa chén công nghiệp dùng để rửa chén tại các
đám cưới.
Chiếc máy rửa chén của ông Trung đang trong thời gian
hoạt động thử nghiệm. Tuy máy còn hơi cồng kềnh nhưng
theo như ông nói thì rửa chén khá nhanh và sạch với
khoảng 400 chén một giờ.
“Máy có 10 vòi nước từ dưới bắn lên, bốn vòi từ trên
bắn nước xuống, bộ dàn bên trong xoay tròn nên chén bát
được rửa rất sạch. Người dùng chỉ cần xếp chén vào máy,
bật nguồn, chọn chế độ phù hợp là được. Nước nóng rửa
chén được ông sử dụng từ bình nóng lạnh khá an toàn” -
ông Trung giới thiệu về chiếc máy của mình.
Ngoài máy rửa chén công nghiệp, ông Trung còn chế tạo
ròng rọc thoát hiểm dùng trong các tòa nhà cao tầng khi
chẳng may có sự cố cháy nổ. Điều đặc biệt là ông Trung
không được học về cơ khí nhưng với lòng đam mê nên ông
luôn tự mày mò để sáng tạo ra được những chiếc máy mà
theo như ông nói là “không đụng hàng”. “Tới đây tôi sẽ đăng
ký bản quyền các sản phẩm của mình trước khi sản xuất
nhiều để bán ra thị trường” - ông cho biết.
HUYTRƯỜNG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook