194-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 26-8-2019
TP.HCMkêu gọi người dân không
trực tiếp cho tiền người ăn xin trên
đường phố.
Nhức nhối cảnh trẻ lê lết ăn
-N.YÊN- T.SANG
S
ởLĐ-TB&XHTP.HCM
vừa có văn bản gửi
UBND các quận, huyện
về việc quản lý người lang
thang, ăn xin; xử lý những
người chăn dắt, trẻ ăn xin trên
địa bàn. Văn bản ra đời khi
nạn đeo bám du khách, lao
ra các tuyến đường lớn đập
cửa ô tô ăn xin đang nhan
nhản khắp nơi…
Sống bám trên lưng
con nít
Cuối năm 2017, chúng tôi
bám theo hai nam thanh niên
có biểu hiện chăn dắt nhóm
khoảng năm bé trai ăn xin
ở khu vực vòng xoay Lăng
Cha Cả, cổng BV Phụ sản
Mê Kông và giao lộ Hoàng
Văn Thụ - Út Tịch, quận Tân
Bình, TP.HCM.
Hai thanh niên thay nhau
canh chừng, đưa đón nhóm
trẻ trên hai xe máy. Trong
khi các trẻ “làm việc” thì họ
chạy xe đảo chung quanh để
canh chừng.
Nhóm trẻ nàymangmột giỏ
nhựa đựng tăm bông nhưng
không hề bán, chỉ xin tiền bất
kể mưa hay nắng.
Theo tìm hiểu, nhóm trẻ
này ở với một cặp vợ chồng
tại quận Gò Vấp và hai thanh
niên chở các bé đi ăn xin luôn
có cách “cắt đuôi” khi chúng
tôi bám theo.
Đến tháng 6-2018, chúng tôi
phát hiện ở khu vực vòng xoay
Nguyễn Thái Sơn đoạn cuối
đường Bạch Đằng (phường
3, quận Gò Vấp), một phụ nữ
hơn 50 tuổi cùng hai đứa trẻ
(một bé gái, một bé trai) ngồi
vạ vật ở lề đường, chờ các
phương tiện dừng theo tín hiệu
đèn giao thông để tiếp cận xin
tiền. Có lúc bé trai nằm lăn ra
vỉa hè hoặc chơi với chiếc dép,
miếng bìa carton nhặt được…
Đêm5-6, khoảng 22 giờ 30,
cậu bé tới gần người phụ nữ
và bé gái, ngậm tay xem bà
này hút thuốc nhưng bà chỉ
tay ra hướng cột điện, cậu
lại lầm lũi bước ra nơi “hành
nghề” quen thuộc…
Tối 22-8, nhómnày bổ sung
thêm một bé gái và cách xin
tiền có khácmột chút là người
phụ nữ canh các trẻ có thêm
rổ nhựa đựng tăm bông, ngồi
cạnh hút thuốc canh chừng…
Cách đó không xa là chiếc
xe đẩy lỉnh kỉnh đồ đạc gồm
áomưa, đồ ăn thức uống. Đến
khoảng 22 giờ 30, người phụ
nữ cùng ba đứa trẻ bày thức
ăn ra ăn cùng. Theo quan sát,
một bé gái có vẻ là con ruột
của bà này vì cô bé hay bắt
nạt hai trẻ còn lại và bà này có
nhiều cử chỉ âu yếm với bé.
Nhóm này hành nghề đến
hơn 23 giờ thì đẩy chiếc xe
lỉnh kỉnh đồ đạc và mất hút
ở khu vực chợ gần đó.
Bám theo du khách ở
khu vực trung tâm
Tình trạng sử dụng trẻ em
để xin tiền cũng xuất hiện ở
khu vực trung tâm TP. Ở các
địa điểmxung quanh chợ Bến
Thành, khách du lịch cũng
thường xuyên bị người ăn
xin vây.
Trong ngày 23-8, tại khu
vực chợ Bến Thành, một
nhóm dùng các cháu bé chưa
đến năm tuổi để đi chèo kéo
xin tiền.
Nhiều lúc họ tụ lại làm vệ
sinh cho các cháu, pha sữa, nói
chuyện.Khuvựchoạt độngcủa
họ là dọc theo vỉa hè đường
LêThánhTôn, PhanBội Châu
đoạn sát chợ Bến Thành. Du
khách chỉ cần có vẻ quan tâm
đến các bé là ngay lập tức họ
sẽ bám theo, chèo kéo xin tiền
cho bằng được.
Theo quan sát của chúng
tôi, các bé bị những người
bồng đi ăn xin da ngăm đen,
mệt mỏi. Sau một thời gian
lòng vòng, nhóm này tụ tập
lại trước cổng một cửa hiệu
trên đường Lê Thánh Tôn,
đưa tiền cho một phụ nữ lớn
tuổi và người này đếm trước
khi nhét vào túi.
Nhómnày ăn xin lòng vòng
và khi phát hiện chúng tôi ghi
hình, chỉ trong mấy phút họ
nhanh chóng rời khỏi khu vực.
Tại khu vực đèn đỏ gần
cổng Khu công nghiệp Tân
Bình (quận Tân Phú) cũng
có một phụ nữ dắt theo nhóm
3-4 em nhỏ 5-7 tuổi tập trung
ăn xin cả ngày lẫn đêm. Khi
chúng tôi tiếp cận quay phim,
nhóm này dừng ra đường và
ít phút sau, một thanh niên
chạy chiếc xe Wave màu đỏ
tới đưa tất cả rời đi…
Gõ cửa ô tô xin tiền
trên đại lộ
Trên đường Mai Chí Thọ
(quận 2), một đoạn chưa tới
1 km đã có gần chục người
ăn xin, chủ yếu là những đứa
trẻ, họ đứng tại các ngã tư,
khi các phương tiện dừng đèn
đỏ là những đứa trẻ này ùa
ra xin tiền từng người đi xe
máy và cả ô tô.
Chiều 24-8, tại giao lộ Mai
Chí Thọ - Nguyễn Cơ Thạch
(phường Thủ Thiêm), ở làn
đường dành cho xe máy theo
“Cháy máy” các cuộc gọi báo có trẻ ăn xin
Chị Thanh, một người dân phường Phạm
Ngũ Lão, chobiết chị đã nhiều lần thấy bọn trẻ
ăn xin bị người trông coi chúng ngược đãi, bỏ
đói nên hễ thấy chỗ nào thường tập kết trẻ ăn
xin, chị đều gọi cho tổng đài 111 để báo tin.
Tuy nhiên, theo chịThanh, nạn trẻ emăn xin
chưa có biến chuyển nhiều: “Có thời gian chị
gặp bọn trẻ ở Công viên 23-9, chị đã gọi báo
cho tổngđài. Rồi mấy ngày không thấy, tưởng
chúng đã về nhà rồi thì hôm có công chuyện
chị đi qua quận khác lại gặp mấy em bé đó”.
Chị PhạmViệt Hồng, nhân viên tư vấn tổng
đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111,
cho biết hằng ngày chị nhận được rất nhiều
cuộc điện thoại báo có trẻ em ăn xin, trẻ lang
thang.Trongđó, các cuộcđiện thoại từTP.HCM
là nhiều nhất. Chị nói: “Khi nhận được điện
thoại, chúng tôi liên hệ ngay với địa phương
để họ kết hợp với lực lượng chức năng xác
minh, gom đưa trẻ về trung tâm bảo trợ xã
hội. Nhưng rồi cũng những người dân đó lại
gọi cho chúng tôi nhiều lần, cho biết bọn trẻ
lại quay lại nghề ăn xin nữa rồi”.
ChịViệtHồngcũngchobiếtcácphườngthường
phảnhồilàngườiănxinthườngxuyêndichuyển
giữacácđịaphươngnênrấtkhóđểgomvề.Gom
được các emđưa về trung tâmbảo trợ xãhội thì
người nhà đến bảo lãnh là phải cho về.
Quản lýngười ănxinởmột sốnước trên thế giới
Thái Lan: Từ phạt tiền đến đi tù
Từ năm 2016, chính quyền Thái Lan đã ban hành một
đạo luật mới nhằm kiểm soát tình trạng ăn xin. Tuy nhiên,
chỉ khi đến đầu năm 2019 nước này mới đưa ra những quy
định và hướng dẫn rõ ràng hơn để lực lượng hành pháp có
thể thực hiện công việc của mình.
Cụ thể, người ăn xin có thể sẽ phải đối mặt với án
tù một tháng cùng với/hoặc mức phạt từ 500 baht
(khoảng 17 USD) cho lần vi phạm đầu tiên và tối đa
10.000 baht (khoảng 312 USD) cho lần vi phạm thứ
ba trở đi. Những người ăn xin nếu bị bắt sẽ bị buộc
ngưng hoạt động ăn xin hoặc vào các trung tâm bảo
trợ xã hội.
Đối với những người tiếp tay hoặc kiếm lợi từ ăn xin,
sẽ bị phạt tối đa hai năm tù cùng với/hoặc 20.000 baht
(khoảng 660 USD). Còn những kẻ chăn dắt ăn xin có thể
đối mặt với án tù ba năm và/hoặc tiền phạt 30.000 baht
(khoảng 990 USD).
Singapore: Ăn xin hai lần trở lên bị phạt
3.000 USD
Đạo luật quản lý ăn xin ra đời năm 1989 và mới được
sửa đổi năm 2013 ở đảo quốc sư tử Singapore cũng cho
phép chính phủ nước này có những biện pháp chế tài đối
với ăn xin.
Bất kỳ người nào có hành vi ăn xin ở nơi công cộng từ
hai lần trở lên mà hành vi đó gây ra hoặc có thể gây phiền
toái cho những người khác ở đó có thể bị phạt tối đa 3.000
USD hoặc tối đa hai năm tù.
Thụy Điển: Phải đăng ký, nếu không bị phạt đẹp
Khác với các quốc gia Đông Nam Á trên, đất nước Bắc
Âu Thụy Điển có cách tiếp cận khác đối với việc quản
lý ăn xin. Mới đây, ngày 1-8, thị trấn Eskilstuna tại Thụy
Điển là nơi đầu tiên yêu cầu người ăn xin phải có giấy
phép mới được “hành nghề”.
Người ăn xin phải xin giấy phép với mức lệ phí 250
krona Thụy Điển (khoảng 26 USD) và giấy phép này có
hiệu lực trong ba tháng. Những người ăn xin đang “hành
nghề” và bị phát hiện không có giấy phép sẽ bị phạt tới
4.000 krona (khoảng 416 USD).
QUỲNH NHƯ
N.TÂN-H.MINH
Ảnh 1:
Các trẻ lao ra đường đập cửa ô tô xin tiền trên
đườngMai Chí Thọ ngày 24-8. Ảnh: TỰSANG
1
4
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook